Cam kết quốc tế về phúc lợi động vật và bảo vệ động vật hoang dã

Một phần của tài liệu Tap chi moi truong so 8 (Trang 37)

bảo vệ động vật hoang dã

bảo vệ động vật hoang dã tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy công tác bảo vệ ĐVHD và tăng cường hợp tác liên quan đến đối xử nhân đạo với vật nuôi và động vật nói chung. Nhân sự kiện này, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với với bà Thẩm Hồng Phượng - Giám đốc quốc gia Humane Society International (HSI) Việt Nam về vấn đề này.

VBà Thẩm Hồng Phượng - Giám đốc quốc gia Humane Society International (HSI) Việt Nam

9Thưa bà, bà có thể cho biết những nội dung liên

quan đến phúc lợi động vật và bảo vệ ĐVHD được thể hiện trong Hiệp định EVFTA?

Bà Thẩm Hồng Phượng: Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã ký Hiệp định EVFTA, Hiệp định Bảo hộ Đầu tư vào ngày 30/6/2019 sau nhiều vòng đàm phán từ trước năm 2015. Hội đồng EU đã phê chuẩn thông qua Hiệp định EVFTA vào ngày 30/3/2020 sau khi Nghị viện châu Âu ký ngày 12/2/2020. Sau đó, Hiệp định EVFTA đã được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 8/6/2020 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Mục tiêu chính của hai Hiệp định này nhằm tập trung vào hội nhập kinh tế của Việt Nam với khối EU và ngược lại, trong đó có nội dung “Bảo vệ ĐVHD và phúc lợi động vật”.

Nếu Bảo vệ động vật nằm trong Chương 13 về Thương mại và Phát triển bền vững, thì phần Phúc lợi động vật, hay đối xử nhân đạo với động vật nằm trong Chương 16 về Hợp tác và Nâng cao năng lực. Cụ thể, Chương “Thương mại và Phát triển bền vững” của Hiệp định tập trung vào các cam kết thực thi và thực hiện đúng các thỏa thuận môi trường đa phương, cũng như các điều khoản nhằm bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) và giảm buôn bán ĐVHD trái pháp luật, thông qua trao đổi thông tin về chiến lược, sáng kiến chính sách, chương trình, kế hoạch

hành động và chiến dịch nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, cùng với cam kết tăng cường hợp tác để gia tăng số loài được bảo vệ, bằng việc đề xuất loài trong danh mục loài được bảo vệ tại Công ước Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật nguy cấp quý hiếm (CITES).

Tại Mục d, khoản 3 của Điều 13.7 về ĐDSH có đề cập: “thông qua và thực thi biện pháp hiệu quả, phù hợp với cam kết của hiệp ước quốc tế mà các bên tham gia, hướng tới giảm thiểu việc buôn bán trái phép các loài ĐVHD, như chiến dịch nâng cao nhận thức và biện pháp giám sát, áp đặt”; Hoặc mục j, khoản 1 của Điều 13.14 về Hợp tác thương mại và phát triển bền vững có nêu “các biện pháp liên quan đến thương mại để thúc đẩy việc bảo tồn, sử dụng bền vững ĐDSH, bao gồm các bản đồ, đánh giá, định giá hệ sinh thái và dịch vụ liên quan, đấu tranh chống buôn bán quốc tế bất hợp pháp ĐVHD”.

Sự cam kết hợp tác trong lĩnh vực mới liên quan đến đối

xử nhân đạo với động vật được hai bên tuyên bố về mong muốn đồng ý hợp tác khi cần thiết, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực để phát triển các tiêu chuẩn phúc lợi động vật. Cụ thể tại Điều 16.3 về Phúc lợi động vật đã nêu: “Các Bên nhất trí hợp tác về phúc lợi động vật khi cần thiết, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực đối với sự phát triển các tiêu chuẩn phúc lợi động vật. Vì mục đích của Điều này, các Bên sẽ tham vấn Ủy ban biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật thành lập theo Điều 17.2 (các Ủy ban chuyên trách)”.

Trên thực tế, EU và Việt Nam đã có những hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn ĐVHD. Năm 2019, EU và Việt Nam đã cùng nhau đệ trình các đề xuất và thành công trong việc bổ sung thêm một số loài bò sát, lưỡng cư khác vào Phụ lục II của Công ước CITES.

9Việc Quốc hội Việt Nam phê

chuẩn Hiệp định này có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo vệ ĐVHD nói riêng và ĐDSH nói chung, thưa bà?

Một phần của tài liệu Tap chi moi truong so 8 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)