PHƯƠNG PHÁP “KHUYẾN ĐỨC”

Một phần của tài liệu TAMLYSUPHAM(1) (Trang 90 - 93)

Khuyến đức là dạy cho trẻ em biết việc làm là tốt hay xấu và cùng đồng ý về một hành vi hay việc làm tốt. Khuyến đức liên quan đến luân lý và có giá trị giáo dục lương tâm.

1. Khuyến Đức Cho Các Em Au Nhi (Dưới 3 Tuổi)

Trẻ em tuổi này khả năng tư duy chưa cao, hiểu biết của các em cần thông qua những gì cụ thể.

Để dạy các em biết một việc làm tốt hay xấu, nên làm hay không nên làm cần hướng dẫn cụ thể, kèm theo những cảm xúc rõ rệt. Sau đó rút ra bài học luân lý.

Chỉ dẫn cụ thể (thông qua một việc làm/hành vi) về thời gian (làm lúc nào?), về con người (ai làm? Hay làm ai bị ?), về nơi chốn (ở đâu?), nói đến hậu quả (gây ra điều gì?) và cho các em xem thấy cụ thể, kèm theo giọng nói và nét mặt thể hiện thái độ.

Sau khi chứng minh cụ thể về hành vi thì rút ra cho các em bài học luân lý.

Chúng ta có thể xem lại ví dụ về dạy bài “Thiên Chúa tạo dựng” ở phương pháp “Đồng Luận”, thì ở đây chúng ta cần gợi ý cho các em rút thêm cho các em bài học luân lý: “Làm gì để tỏ lòng yêu mến Thiên Chúa.”

2. Khuyến Đức Cho Các Em Nhi Đồng (Từ 3 – 6 Tuổi)

Tuổi này các em sẽ thấy yên ổn khi tuân theo luật le, với điều kiện là luật (hay lệnh) phải cụ thể rõ ràng. Cần vận dụng tâm lý để dạy các em những nguyên tắc căn bản trong đời sống. Những thực hành trong giờ giáo lý cần thật cụ thể và khả thi để các em có thể làm và cần lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo thành một thói quen tốt.

Cần tập các em làm điều tốt để phát triển lương tâm, như dạy các em biết thương người bằng cách tập cho các em làm những việc bác ái, giúp đỡ bạn bè trong lớp.

Tuổi này mà để các em tự do sau này các em sẽ dễ dàng rơi vào con đường phạm pháp, hư hỏng... Hay bắt các em theo kỷ luật nghiêm khắc quá không còn hợp tâm lý trẻ em, không khuyến khích mà chỉ ngăm đe, doạ nạt sẽ làm các em chán nản, trở nên nhát đảm hay bỏ trốn, hay sinh tật nói dối, lươn lẹo.

3. Khuyến Đức Cho Các Em Thiếu Nhi (Từ 6 – 11 Tuổi)

Tuổi này các em tiếp tục cần có luật lệ, nhưng ham mê tìm hiểu nguyên nhân, “Khuyến Đức” cho các em, cùng với lệnh

cần phải cắt nghĩa cho các em tại sao, lý do gì mà thầy cô, cha mẹ bảo các em làm điều này, tránh làm điều kia, thì không có nghĩa là chỉ đòi hỏi các em vâng lời người lớn mà còn mục đích giáo dục lương tâm, giúp các em biết điều tốt phải làm và điều xấu phải tránh, biết bổn phận các em phải làm và phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

Tuy nhiên không cần giải thích cho các em thoả mãn mọi vấn đề, vì như thế có thể có hại hơn có lợi. Nhưng điều cần thiết là phải nói với các em đúng sự thật tuy không nói tất cả một lúc (sư phạm tiệm tiến).

4. Khuyến Đức Cho Các Em Thiếu Niên (Từ 11 - 15 Tuổi)

Tuổi này các em thay đổi cả thể xác lẫn tâm lý, chưa biết mình muốn gì, nhưng lại tỏ ra độc lập, riêng biệt, không chịu lệ thuộc, do vậy có khuynh hướng làm ngược lại những điều gì cha mẹ thầy cô dạy, đôi khi các những hành động xấc xược, thách thức. Đây là tuổi khó khăn cho chính các em và cho người lớn. Chính các em đôi khi cũng không thể đoán trước những phản ứng của chính bản thân mình.

Làm cha mẹ, thầy cô dạy dỗ các em tuổi này cần bình tĩnh và nhẫn nại vì tuổi này “Rồi sẽ qua”.

Ở tuổi này, các em dễ nghe theo thầy cô hơn cha mẹ, nếu thầy cô gây nên ấn tượng (trở nên thần tượng) nơi các em. Muốn các em nghe theo mình, thầy cô cần phải là người có năng lực và kiến thức vững chắc về mặt chuyên môn, khi đề nghị điều gì, hay trong việc trao đổi dạy – học cần gợi ý và đối xử với các em như bạn bè, khuyến khích, chứ đừng ra lệnh. Khi các em có những thắc mắc cần giải thích bằng cách trao đổi cách khách quan, đừng áp đặt ý kiến riêng, chủ quan để áp đảo các em, nhất là những vấn đề liên quan đến lương tâm, đạo đức.

Một phần của tài liệu TAMLYSUPHAM(1) (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)