Đặc Điểm Phát Triển Nhận Thức

Một phần của tài liệu TAMLYSUPHAM(1) (Trang 42 - 45)

1. Cảm Giác

Tuổi này, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác của trẻ phát triển. Nhất là thị giác và thính giác

Những liên hệ cảm giác vận động chính xác và tinh tế được hình thành, bảo đảm sự chính xác của hành động và sự kiểm tra bằng mắt các hành động

2. Tri Giác

Chưa có khả năng điều khiển tri giác, chưa có khả năng xem xét đối tượng cách tỉ mỉ và chi tiết. Do vậy dễ bỏ sót, lẫn lộn các chi tiết.

Quá trình tri giác dần dần biến đổi nhờ học được cách nhìn, cách nghe, cách phân biệt,... đến cuối lứa tuổi này tri giác mang tính định hướng, được điều khiển và có ý thức

Các Hoạt Động Thích Hợp

Chơi các trò chơi đòi hỏi vận dụng cảm giác. Trò chơi quan sát, phân biệt, tìm những chi tiết đồng dạng...

Trước những sai sót, e lệ cần kín đáo và tế nhị trong việc sửa sai, nên nhìn thấy mặt tích cực của trẻ và khuyến khích hơn là trách móc.

Các điểm thực hành giáo lý nên cho trẻ làm các việc thiện cách cụ thể

3. Sự Chú Ý

Đầu lứa tuổi trẻ thường bị lôi cuốn vào những gì mới lạ, có màu sắc sặc sỡ. Trí nhớ phát triển mạnh, nhớ dễ dàng nhưng thiếu xác tín, thường hành động theo thói quen.

Từ giữa tuổi này, trẻ hình thành khả năng chú ý chủ định. (Cần được rèn luyện mới hình thành)

4. Tư Duy

Qua hoạt động học tập, tư duy thiếu nhi phát triển mạnh. Khả năng tư duy hành động, tư duy trực quan hình ảnh, tư duy lý luận (ngôn ngữ lôgic), chúng còn có khả năng tư duy trừu tượng khái quát.

Tư duy hành động: Dùng hành động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ mà trẻ chưa giải quyết được bằng trí óc (trừu tượng).

Tư duy trực quan hình ảnh: Tư duy này ở tuổi nhi đồng còn lưu giữ lại. Những hình ảnh, biểu tượng thường được trẻ vận dụng để hình thành các khái niệm, tìm những ý nghĩa cơ bản giữa những chi tiết thứ yếu, giúp trẻ lý luận.

Tư duy ngôn ngữ: Biết thêm ngôn ngữ viết, ngôn ngữ phát triển mạnh về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ngữ nghĩa. Nếu được tham gia nhiều hoạt động phát triển khả năng nói và viết, vốn từ ngữ các em ngày càng phong phú, có tính logic, chính xác và giàu hình ảnh.

5. Tưởng Tượng

Khả năng tưởng tượng diễn ra trong nhiều hoạt động khác nhau, đi từ sự phản ánh không đầy đủ, không đúng đắn hiện thực khách quan đến việc phản ánh đúng đắn và đầy đủ.

Chia làm hai thời kỳ:

Thời kỳ 1: Hình ảnh được tưởng tưởng phản ánh đặc điểm đối tượng còn chung chung, còn nghèo chi tiết.

Thời kỳ 2: Trí tưởng tưởng bay bổng, phóng khoáng, xử lý sáng tạo các biểu tượng. Do vậy mà ở tuổi này, nhiều hình ảnh hay tình huống các em tưởng tượng ra là người lớn khó chấp nhận.

Các Hoạt Động Thích Hợp

Minh hoạ giáo lý bằng những câu chuyện có minh hoạ hình ảnh hoặc hình ảnh có màu sắc. Hoặc cho các em tô màu hình ảnh hay những trò chơi ghép hình.

Dùng những câu chuyện có hình ảnh, các trò chơi để giúp trẻ tìm ý nghĩa giáo lý. Kể chuyện hoặc cho trẻ kể chuyện; ghép hình ảnh tạo thành câu chuyện, cho trẻ dựa theo hình ảnh để kể chuyện – rút ra bài học.Những câu chuyên các em kể thường phóng đại, đừng la mắng, cũng đừng khuyến khích, hãy lắng nghe và hiệu chỉnh.

Từ những hình ảnh, những sự kiện cụ thể trong tự nhiên và xã hội giúp các em nhận ra Thiên Chúa. Qua các dấu chỉ nhận ra ý nghĩa của ân sủng.

Dùng những câu hỏi gợi ý để giúp các em suy nghĩ, viết ra và mời phát biểu. Nên phối hợp các trò chơi giáo dục để tạo hoạt động trong giờ học giùp các em khám phá nội dung một cách năng động và phát huy sáng tạo.

Một phần của tài liệu TAMLYSUPHAM(1) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)