“Danh chính ngôn thuận” nghĩa là tên gọi thế nào thì lời nói mới thuận tiện. Gọi học sinh bằng chính tên của các em, cho các em những ý nghĩa đẹp của tên gọi, khuyên các em sống phù hợp với tên gọi của chúng.
Tên ở đây không chỉ là tên riêng của mỗi em, mà là tên (hay nhãn) mà người lớn gán cho chúng.
1. Đối Với Các Em Au Nhi (Dưới 3 Tuổi)
Tuổi này chưa biết tên gọi các em đẹp. Vậy cần gieo vào tiềm thức các em những hình ảnh đẹp bằng cách nói lời khích lệ, khen ngợi kèm theo cử chỉ như nét mặt vui, mỉm cười, vỗ tay...
15 Lm Phêrô Chu Quang Minh, SJ, Phương Pháp Giáo Dục Con, quyển II, Tủ sách Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, 1996
2. Đối Với Các Em Nhi Đồng (Từ 3 - 6 Tuổi)
Cần có những lời khen ngợi như: “con ngoan lắm”, cô cảm ơn con đã lấy giúp cô ly nước”, “cháu giỏi lắm tô màu rất đẹp”... kèm theo cử chỉ khâm phục. Điều đó làm cho các em cảm thấy mình là người có ích, có vai trò tốt đẹp trong mối liên hệ với người khác trong lớp học.
Cử chỉ rất cần để tạo sức mạnh nội tâm cho các em ở tuổi này. Do vậy cô giáo cần có nét mặt tươi vui, có cái nhìn hiền từ âu yếm.
3. Đối Với Các Em Thiếu Nhi (Từ 6 – 11 Tuổi)
Đây là lứa tuổi được nhiều ích lợi nhất nếu cha mẹ, thầy cô gọi tên các em bằng tên đẹp, khích lệ chúng bằng những lời hay, lời tích cực. Chẳng hạn: con là người tốt, con là người con trai can đảm, con là người con gái dịu dàng, là người biết giúp đỡ, là người biết xin lỗi...
Cần nhìn những khía cạnh tích cực nơi các em, giúp các em nhận ra những điểm tốt nơi bản thân chúng, thì học sinh sẽ dễ thành người tốt. Ngay cả khi chúng phạm lỗi, nếu nặng lời với chúngthì các em dễ sử dụng bản năng để tự vệ; nhưng nếu khích lệ các em, sẽ thức tĩnh lương tâm chúng, và chúng sẽ dễ nhận ra lỗi lầm để sửa đổi.
4. Đối Với Các Em Tuổi Thiếu Niên (Từ 11 – 15 Tuổi)
Tuổi thiếu niên là tuổi đi tìm thần tượng riêng biệt, muốn có cá tính để tự khẳng định. Thần tượng của các em là những nhân vật ngay trước mắt, thầy cô hay cha xứ, hay tài tử, siêu sao nào đang nổi danh.
Tuổi này mà gọi chúng bằng những tên xấu như “đồ lười như...”, “con ranh”, “đồ phá làng phá xóm”, “tụi phá phách”... thì chúng tự ái và làm liều vì lỡ mang tiếng thì cho mang tiếng luôn.
Nhưng nếu khen ngợi chúng, gọi chúng bằng những tên đẹp như lứa tuổi trước lại làm cho chúng có mặc cảm là còn trẻ con.
Cách thức nói tên đẹp với tuổi thiếu niên là lời nói phản ánh được cảm xúc của chúng ra sao chứ đừng xác định chúng là người thế nào. Nghĩa là nói gián tiếp về con người các em bằng cách nói trực tiếp đến hậu quả việc chúng làm.
Ví dụ: Thay vì khen: “em là một học sinh giỏi”, “em là con người đạo đức...”
Thì nên nói:
“Thầy hãnh diện vì em làm bài được nhiều điểm tốt”, “Cô nghĩ là em rất bình an khi đọc kinh và đi tham dự Thánh Lễ hàng ngày”
Năm 1998, tôi đi dạy giáo lý ở một họ đạo thuộc quận 4, tôi được trao dạy lớp Thêm Sức “guậy”, lớp có 12 em nam, trong đó 8 em thuộc loại có tên riêng do cha xứ, ban điều hành giáo xứ, giáo lý viên... gán cho. Tôi xin một chỗ tách rời hẳn khỏi khu vực các lớp giáo lý, và hoàn toàn như không biết gì về quá khứ các em. Thay vì “lớp guậy” tôi gọi với các em lớp chúng mình là “lớp lớn”. Gọi các em bằng chính tên của các em, nếu trong lớp có bạn nào buột miệng gọi biệt danh các em làng xóm đặt cho tôi đề nghị thay đổi cách gọi. Không gọi các em bằng biệt danh mà bằng chính tên của các em, các em trở nên dễ chịu hơn. Tất nhiên đó là một trong những phương cách khiến các em dễ nghe lời và chịu ngồi trong lớp học giáo lý.