Ở mẫu giáo lớn trẻ tiếp tục học so sánh, nhận biết mối quan hệ số lượng giữa các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng cách đếm, thêm bớt, tạo sự bằng nhau về số lượng. Trong quá trình so sánh số lượng các nhóm vật, sự xem xét các mối quan hệ” Nhiều hơn., ít hơn là cơ sở để trẻ hiểu được các mối quan hệ thuận nghịch “ lớn hơn, nhỏ hơn”, giữa các số liền kề trong dãy số tự nhiên. Mặt khác, bằng các ví dụ cụ thể trẻ sẽ thấy được tính tương đối của các khái niệm “ nhiều hơn, ít hơn”, về số lượng giữa các nhóm đồ vật và các khái niệm” lớn hơn, nhỏ hơn”, giữa các con số, từ đó ở trẻ hình thành biểu tượng về trình tự của các số trong dãy số tự nhiên
Ví dụ: Khi dạy trẻ mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9 Chủ đề thực vật
Cô cho trẻ xếp 9 quả xoài và 8 quả cam sau đó cho trẻ so sánh số quả cam và số quả xoài số nào nhiều hơn? nhiều hơn là mấy?, số nào ít hơn? Ít hơn là mấy? Tiếp tục các cách thêm bớt sao cho có số lượng
khác nhau để trẻ đếm và gắn số tương ứng phù hợp và làm quen với cách thêm bớt số lượng
Hoặc cô có 9 quả xoài bớt 1 quả còn mấy quả? trẻ bớt và đếm gắn số tương ứng với số lượng quả còn lại cứ như vậy trong các lần tiếp theo. Khi dạy trẻ so sánh thêm bớt, tôi đã tham khảo trên nhiều phương diện để vận dụng vào bài sao cho phù hợp với trẻ, phù hợp với nội dung tính chất của bài dạy.
Dạy trẻ so sánh, thêm bớt cần phải có sự chuẩn bị về đồ dùng đẹp, hấp dẫn phù hợp với bài dạy.
Để lối cuốn trẻ vào hoạt động tôi đã tạo ra nhiều các đồ dùng tự tạo gần gũi với trẻ như con giống, con dối, tranh ảnh, hay áp dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy chọn hình ảnh động phù hợp gây sự thích thú cho trẻ ... để trẻ kết hợp vận động vào tiết học. Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động thì các hình thức cô và trẻ hoạt động cùng cần phải sáng tạo phong phú.