Hạn chế
Công tác quản lý thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của huyện Bảo Thắng trong những năm qua tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục: công tác giảm nghèo đạt được kết quả cao nhưng chưa thực sự bền vững, còm một số xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo cao, tỷ lệ hộ thoát nghèo nằm sát chuẩn nghèo, dẫn đến nguy cơ tái nghèo cao.
Trong quá trình thực hiện, hoạt động của một số đơn vị và tổ chưa hiệu quả; một số xã còn chậm trễ và lúng túng trong việc đề ra phương pháp hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Nguồn vốn tín dụng cho vay còn thấp, chủ yếu các hộ chỉ vay được với mức là 50 triệu đồng, chỉ mang tính hỗ trợ cho hộ nghèo, nguồn vay này chỉ đủ cho đầu tư sản xuất nhỏ không tạo ra sản phẩm tiếp cận thị trường.
Các nguồn vốn vay cho học sinh, sinh viên gặp nhiều khó khăn. Tâm lý ngại vay, vì gây ra khó khăn cho việc thu hồi vốn khi ra trường sinh viên không có việc làm hoặc thời gian làm việc lâu với mức lương thấp dẫn đến khó có khả năng trả nợ.
Có nhiều trường hợp khó khăn, các hộ có người thân mắc các bệnh hiểm nghèo (thận, gan, ung thư, tim mạch,..) nguy cơ những hộ này tái nghèo rất cao. Chính sách hỗ trợ đối với họ chưa phù hợp, vì họ không có khả năng lao động, không thể tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân.
Cán bộ chuyên trách giảm nghèo tại các xã, thị trấn và huyện thường xuyên có sự thay đổi trong quá trình công tác, nên chưa được đào tạo bài bản và còn mang tính liên tục.
Đại bộ phận người dân hộ nghèo còn vướng mắc các vấn đề như: gia đình đông con, trình độ về nhiều mặt còn hạn chế, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu nhà ở, không có phương án sản xuất có hiệu quả, thiếu ý thức tự vươn lên, một số hộ còn ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội, ít chịu khó học hỏi kiến thức, tay nghề để nâng cao chất lượng và năng xuất lao động, vẫn còn có các tệ nạn xã hội,…Số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập còn nằm sát chuẩn nghèo, nguy cơ tái nghèo cao.
Các chỉ số đo thiếu hụt về trình độ giáo dục người lớn, trình độ nghề, bảo hiểm xã hội và nhà ở tương đối cao. Phần lớn các hộ nghèo có trình độ học vấn thấp, lao động chủ yếu bằng chân tay không có nghề cụ thể: buôn bán gia đình, làm công ăn lương, làm thời vụ,…nên khả năng đóng bảo hiểm xã hội thấp. Bản thân các hộ nghèo không nhiệt tình tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn.
Mặt bằng kinh tế - xã hội địa Phương chưa có sự phát triển đồng đều, việc thu hút đầu tư nhà ở, mặt bằng,… gặp nhiều khó khăn, khó giảm thiếu nhà ở các hộ nghèo.
Việc tuyên truyền về hỗ trợ xuất khẩu lao động nước ngoài cho người dân, đặt biệt là các hộ nghèo, cận nghèo chưa đạt hiệu quả cao. Vì điều kiện khó khăn, người nghèo ít tham gia học nghề, ngoại ngữ, cùng với đó là yêu cầu trình độ tay nghề cao từ nhà tuyển dụng.
Trong năm gần đây, ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đã làm cho nhiều hộ tái nghèo do người dân không thể và không muốn đi lao động xa, nhiều doanh nghiệp hạn chế nhân công dẫn đến người lao động bị mất việc làm. Chính quyền vừa phải triển khai chống dịch vừa phải thực hiện các chính sách giảm nghèo, làm cho hiệu quả giảm nghèo chưa thực sự cao.
Nguyên nhân
Dựa vào thực tiễn kinh tế - xã hội của Viêt Nam cũng như trên địa bàn huyện Bảo Thắng, có thể thấy một số những nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý thực hiện giảm nghèo bền vững như sau:
Sự tăng trưởng kinh tế tác động rất lớn đến mục tiêu giảm nghèo. Khi chuẩn nghèo trong cả nước tăng lên, theo đó nhiều hộ vừa thoát nghèo có khả năng tái nghèo cao. Những hộ nằm sát chuẩn nghèo lại rơi vào tình trạng nghèo theo chuẩn mới.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa dẫn đến hình thành nhiều chương trình, dự án, cơ sở hạ tầng được mở rộng vì thế nhiều hộ dân đã bị mất đất sản xuất do thu hồi để phục vụ các dự án. Thực trạng phát triển kinh tế xã của tỉnh Lào Cai nói chung, việc triển khai nhiều xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị nói riêng trong những năm gần đây đã làm cho nhiều hộ dân, người dân mất đất, mất nhà, phải di rời đến nơi ở mới với nguồn vốn đền bù nhưng không đáp ứng được các điều kiện phát triển kinh tế gia đình, không kịp chuyển đổi nghề nghiệp hoặc không có tay nghề, phải làm việc với mức thu nhập thấp, không ổn định, không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và phải
đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe, việc làm, tẹ nạn xã hội nên nguy cơ rơi vào tình trạng khó khăn, nghèo đói cao.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ các dự án đã và đang triển khai, các chợ tạm, chợ phát sinh, các khu công nghiệp, điểm công nghiệp là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức lao động, làm giảm thu nhập và kéo theo các chi phí phát sinh, khiến người lao động càng nghèo thêm.
Năng lực thực thi của một số cán bộ còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng lãng phí, thất thoát khi triển khai các dự án, tình trạng chưa quyết liệt khi giải quyết khúc mắc của người dân trong việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ công, dịch vụ vay vốn tín dụng,…tác động đến chất lượng, hiệu quả phát triển và còn tác động đến đời sống vật chất, niềm tin của nhân dân.
Nhiều trương chình triển khai dàn trải nên hiệu quả chưa cao. Tính chất và mức độ hành chính quan liêu của các cơ quan đã ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vấn đề giảm nghèo từ đó ảnh hưởng đến các mục tiêu giảm nghèo của huyện.
Tiểu kết chương 2
Hiện nay, tại địa bàn huyện Bảo Thắng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý thực hiện Chương trình giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn khá cao. Cùng với đó là sự quyết tâm của Đảng bộ, Huyện ủy, chính quyền địa phương và nhân dân, huyện đã từng bước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chỉnh trang đô thị, các khu công nghiệp, nâng cấp mở rộng các tuyến đường, hẻm, đường thôn, đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao
động, đặc biệt là lao động thuộc diện hộ nghèo góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Chính sách giản nghèo bền vững được Đản bộ, Huyện ủy triển khai thực hiện trên địa bàn huyện đã góp phần đẩy nhanh tăng thu nhập, giải quyết tốt vấn đề việc làm, các vấn đề an sinh xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội, sản xuất, kinh doanh, tự lực vượt qua khó khăn vươn lên thoát nghèo; từng bước nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Huyện đã tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững thông qua việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; điều chỉnh chính sách; theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổ chức đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách, vai trò, trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể huyện, xã, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, do đó công tác giảm nghèo bền vững của huyện giai đoạn 2016 – 2020 đã đạt những kết quả tốt, huyện đã thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trong năm 2020 và hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2030, bước đầu là giảm nghèo bền vững cho nhiệm kỳ mới giai đoạn 2021-2025.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để có hiệu quả tốt hơn trong công tác giảm nghèo bền vững như: số hộ vừa thoát nghèo nhưng thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn nhiều, nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn nhiều. Đòi hỏi Huyện Bảo Thắng phải tiếp tục duy trì thành quả đạt được và đề ra nhiều phương pháp tổ chức quản lý, thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện một cách có hiệu quả hơn trong giai đoạn mới.
CHƯƠNG 3