Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI (Trang 86 - 89)

Vấn đề bảo hiểm xã hội: đa phần thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, có trình độ giáo dục thấp, lao động phổ thông, thu nhập thấp nên thường không tham gia mua bảo hiểm xã hội và được nơi làm việc đóng bảo hiểm xã hội. Việc tham gia mua bảo hiểm xã hội không được họ quan tâm vì ảnh hưởng đến thu nhập, bên cạnh đó là chính sách lương hưu từ bảo hiểm xã hội chưa thực sự thu hút được người dân.

Cần xem xét lại các tiêu chí của các dịch vụ xã hội cơ bản: Bảo hiểm xã hội, nhà ở cho nhân dân, trình độ giáo dục và trình độ nghề nghiệp vẫn còn chưa phù hợp với tình hình thực tế để đánh giá các hộ nghèo, hộ cận nghèo,…

Ban giảm nghèo – các cán bộ làm công tác tuyên truyền phải thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, vận động các hộ nghèo, hộ cận nghèo tích cực tham gia học tập tại các lớp tập huấn, trung tâm giáo dục thường xuyên. Giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo ý thức được tầm quan trọng của học tập, tích cực cho con em đi học theo đúng độ tuổi theo quy định của nhà nước, ít nhất con em đảm bảo 100% tốt nghiệp THCS để đảm bảo đào tạo nghề được.

Về vấn đề nhà ở: đa số các hộ nghèo, hộ cận nghèo có diện tích nhà ở nhỏ, vị trí nhà ở không thuận lợi cho đi lại và lao động sản xuất, nhà ở thiếu kiên cố, nên khó đạt đến tiêu chuẩn nhà ở theo quy định của pháp luật.

Tiểu kết chương 3

Trong những năm qua, huyện Bảo Thắng là huyện có nền kinh tế phát triển với tốc độ tương đối nhanh và đạt được nhiều thành tựu to lớn, tuy nhiên bên cạnh đó huyện vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, trong đó có công tác giảm nghèo bền vững. Để hướng tới giảm nghèo toàn diện, khách quan, đòi hỏi cần phải có sự chung tay tích cực và có hiệu quả của các cấp ủy Đảng,

chính quyền các địa phương và cả hệ thống chính trị trong đó có sự chủ động tích cực tham gia của chính người nghèo nhằm giảm nghèo bền vững.

Dựa trên cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và phân tích ưu điểm, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bảo Thắng.

Chương 3 luận văn đã tập trung vào việc trình bày định hướng, mục tiêu giảm nghèo của huyện Bảo Thắng nhằm có hướng đi vững chắc, đồng thời xây dựng hệ thống các nhóm giải pháp phù hợp với những điều kiệncủa huyện Bảo Thắng nhằm giúp cho công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn đạt được kết quả cao hơn, bền vững hơn đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo bền vững của huyện và đạt nhiều kết quả tốt, huyện đã hoàn thành mục tiêu giảm nghèo từ hai con số xuống một con số (chỉ còn 2,03% đầu năm 2021). Các chính sách giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện đã góp phần đẩy nhanh tăng thu nhập, tăng việc làm, góp phần đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận dịch vụ phúc lợi xã hội, sản xuất, kinh doanh, tự cố gắng vươn lên thoát nghèo; từng bước nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Thực hiện đề tài khóa luận về nội dung “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai” đã góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Lòa Cai nói chung và huyện Bảo Thắng nói riêng. Thông qua việc phân tích quá trình thực hiện, những kết quả

đạt được cũng như những khó khăn hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện trong giai đoạn 2016 – 2020 và hướng tới giai đoạn tiếp theo, khóa luận đã tập trung phân tích chính sách hiện hành về giảm nghèo để làm rõ các vấn đề chính sách, giải pháp thực hiện, quản lý và công cụ chính sách, chủ thể, khách thể và các yếu tố tác động trực tiếp đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại tỉnh Lào Cai. Kết quả phân tích đã chỉ rõ những thành tựu đạt được và những hạn chế, khó khăn. Đồng thời, khóa luận đã đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện tốt chính sách sách cho giai đoạn tiếp theo.

Đến nay thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2020 đạt 49,05 triệu đồng/người, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện khu vực nông thôn đạt 42,19 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo tuàn huyện giảm còn 2,03%. Toàn huyện có hơn 200ha đất canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và giá trị thu về đạt 230 – 350 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn thử thách. Nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt các chỉ số về an sinh xã hội như: vấn đề nhà ở cho người dân vẫn chưa đảm bảo về diện tích, độ kiên cố, vệ sinh; bảo hiểm xã hội cũng là một vấn đề quan trọng vì chỉ có số ít người lao động làm việc tại các công ty lớn mới được công ty, doanh nghiệp mua bảo hiểm xã hội còn các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ thì phần lớn là không mua bảo hiểm xã hội cho người lao động ới một số lý do: mua bảo hiểm xã hội cho người lao động đồng nghĩa với việc đóng thêm thuế, mua bảo hiểm y tế cho người lao động, và trên 5 lao động thì phải thành lập tổ chức công đoàn, nên đa phần các doanh nghiệp nhỏ cơ sở nhỏ sử dụng người lao động ngắn hạn. Hiện tượng tái nghèo sau khi thoát nghèo và tái nghèo sau mỗi giai đoạn khi áp dụng chuẩn nghèo mới tại địa phương còn khá cao. Việc này đòi hỏi Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện, và Ban chỉ đạo tỉnh có sự xem xét và điều chỉnh giải pháp thực hiện giảm nghèo trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w