Kết quả công tác giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo
Bảng 1.3 Kết quả giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020
hộ dân nghèo Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ% 1 2016 29.298 6.002 20,49 4.122 14,07 2 2017 30.187 4.348 14,40 3.980 13,18 3 2018 30.921 3.087 9,98 3.559 11,51 4 2019 29.211 2.029 6,95 2.927 10,02 5 2020 29.492 1.488 2,03 2,377 7,94
Nguồn: Phòng lao động thương binh – xã hội
Kết quả phát triển kinh tế - xội trong công tác giảm nghèo
Đến thời điểm đầu năm 2021 Bảo Thắng đã có 11/11 xã đạt chuẩn NTM. Hai xã Sơn Hà, Xuân Quang đã hoàn tất các thủ tục đề nghị tỉnh Lào Cai công nhận đạt xã Nông thôn mới nâng cao. Huyện Bảo Thắng đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện Nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người chung toàn huyện năm 2020 đạt 49,05 triệu đồng/người, tăng 34,5 triệu đồng/người so với năm 2011.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn huyện năm 2020 đạt 42,19 triệu đồng/người, tăng 30,9 triệu đồng/người so với năm 2011. Toàn huyện đã có hơn 200 ha đất canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và giá trị kinh tế thu về là những con số mơ ước với 230-350 triệu đồng/ ha:
Nổi bật trong số đó có vùng trồng đào cảnh tại xã Xuân Quang cho thu nhập từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha. Trong xây dựng NTM, Bảo Thắng đã phát huy quy chế dân chủ, công khai, minh bạch các nguồn lực để người dân tự làm,
tự quyết định, tự kiểm tra, giám sát…Nhờ đó đã huy động các nguồn lực đầu tư được trên 9.407 tỷ đồng gồm: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trên 1.406 tỷ đồng, chiếm 14,9%, trong đó: Ngân sách Trung ương gần 441 tỷ đồng chiếm 4,7%; Ngân sách tỉnh gần 624 tỷ đồng, chiếm 3,6%; Ngân sách huyện trên 338 tỷ đồng, chiếm 3,6%; Ngân sách xã gần 3 tỷ đồng, chiếm 0,03%; Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước trên 8.001 tỷ đồng, chiếm 85,1%. Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác 488 tỷ đồng, chiếm 5,2%; Vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư gần 1.489 tỷ đồng, chiếm 15,8 %. Nhân dân hiến trên 500 nghìn m2 đất và và hàng nghìn ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình công cộng, công trình phúc lợi xã hội. Đến thời điểm này tổng số tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn của toàn huyện là 209 tiêu chí, tăng 157 tiêu chí so với năm 2010; Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã là 19 tiêu chí tăng 14,67 tiêu chí so với năm 2010.
Trong hỗ trợ sản xuất. Chỉ tính riêng nguồn vốn 135, trong vòng 5 năm qua, Bảo Thắng đã dành trên 22 tỷ 243 triệu đồng để thực hiện 6 dự án hỗ trợ sản xuất chăn nuôi và trồng trọt.
Công tác giảm nghèo bền vững của huyện Bảo Thắng đã bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh, Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện cùng các lãnh đạo đã tập trung chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, đề ra mục tiêu cụ thể thông qua các cuộc họp giao ban, các buổi làm việc với từng xã, thị trấn nhằm tìm ra các giải pháp thực hiện cụ thể, có hiệu quả.
Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trực tiếp lãnh đạo, sự điều hành của chính quyền và sự phối hợp của các Ban ngành đoàn thể huyện, xã, thị trấn ngày càng được khẳng định đối với công tác giảm nghèo bền vững của toàn huyện và đạt được kết quả cụ thể: tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm qua từng năm, tỷ lệ người dân có việc làm ngày càng tăng, các chỉ số thiếu hụt về các dịch vụ xã hội đều giảm theo từng năm cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra.
Để đạt được những kết quả trên đó là nhờ sự quản lý của các cấp chính quyền với những mục tiêu cụ thể và chương trình, kế hoạch thực hiện đúng đắn: đó là.
Có sự phân công rõ ràng cho từng thành viên Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững của huyện phụ trách từng xã, thị trấn nhằm giúp đỡ chăm lo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, sử dụng nhiều phương tiện truyền thông như: đài phát thanh, truyền hình; qua báo chí, tin tức; bảng tin trên website, bảng tin huyện, xã, thị trấn; qua các lớp tập huấn; các buổi họp thôn, tổ dân phố, dân vận để tuyên truyền, vận động một cách sâu rộng đến người dân.
Công tác điều tra, khảo sát, cập nhật về biến động tăng, giảm hộ nghèo định kỳ hàng quý, năm theo chuẩn mới và quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện tốt, cụ thể từng địa bàn, rà soát từng nhóm đối tượng, để làm cơ sở cho việc xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo và đưa ra những biện pháp đồng bộ, phù hợp để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của huyện, góp phần thắng lợi trong công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội hiệu quả, nhanh chóng.
Các chính sách giảm nghèo được duy trì thực hiện đến nay tại huyện đã có ảnh hưởng tích cự đến công tác giảm nghèo bền vững của huyện. Trong số các chương trình hỗ trợ tín dụng, chương trình cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ dân và học sinh, xinh viên là chương trình hiệu quả nhất, hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận giáo dục và tạo nguồn vốn cho những hộ sản xuất nhỏ. Đồng thời kết hợp nguồn vốn Quỹ xóa đói giảm nghèo tập trung cho vay đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, mở rộng ra các hộ khá trên cơ sở hình thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc đầu tư vòa các dự án sản xuất kinh doanh thu hút lao động trên địa bàn.
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe; chính sách miễn giảm học phí theo hướng dẫn của Tỉnh ủy; chính sách ưu đãi tín dụng cho học sinh, sinh viên nghèo; các chính sách phổ cập các bậc học và xóa mù chữ nhằm nâng cao học vấn cho người nghèo, cận nghèo thiếu hụt về các chỉ số y tế, giá dục,…
Việc giám sát và kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách giảm nghèo hiện nay tại Huyện được thực hiện khá tốt và chặt chẽ, hạn chế các tiêu cực không đáng có trong quá trình quản lý, thực hiện chính sách.