Nâng cao chất lượng nguồn lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên viên khách hàng cá nhân:

Một phần của tài liệu GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (Trang 60 - 62)

- Tài khoản thanh toán đăng ký trích nợ tự động của Bạn mở tại TPBank.

25. TÍNH CẠNH TRANH VỀ GIÁ [Lãi suất điều chỉnh theo đúng cam kết] 1 2 3 4

3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên viên khách hàng cá nhân:

công cộng (các phương tiện thông tin đại chúng,..). Ngoài ra, vấn đề bảo mật thông tin, cũng như tài sản cũng là vấn đề mà khách hàng quan tâm. Do đó, Ngân hàng cần tiến hành đánh giá lại tính bảo mật của các thiết bị, cũng như các công nghệ bảo mật mà ngân hàng đang áp dụng, đồng thời nghiên cứu áp dụng công nghệ mới vào quá trình bảo mật.

3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên viên khách hàngcá nhân: cá nhân:

- Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng trong đó sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Đà Nẵng.

TPBank cần dành một quỹ thời gian (mỗi quý một lần) để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ cho chuyên viên, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hóa kinh doanh; tổ chức các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh; thành lập các câu lạc bộ… Đồng thời, TPBank cũng phải thường xuyên kiểm tra về trình độ kết hợp với chất lượng xử lý công việc của đội ngủ chuyên viên là cơ sở bằng cách đưa ra các bài kiểm tra hoặc các tình huống thực tế để xử lý, kiểm tra nghiệp vụ, qua đó đánh giá, phân loại nhân viên, đồng thời xem xét và thuyên chuyển những nhân viên không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác. Bố trí các cán bộ có trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm cao vào cấc vị trí quan trọng để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người; phải thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ và kiên quyết loại bỏ những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Nhân viên của chi nhánh phải có thái độ niềm nở, hiểu được tâm lý của khách hàng đồng thời phải có phong cách làm việc nhanh nhẹn tạo niềm tin cậy nơi khách hàng. Với phương châm hoạt động của Ngân hàng TPBank là “Vì chúng tôi hiểu bạn”, việc hoàn thiện chính sách giao tiếp với khách hàng sẽ giúp một phần đáng kể vào việc làm hài lòng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách hàng, góp phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp về Ngân hàng trong lòng khách hàng, đây chính là phương thức quảng cáo tốt nhất cho Ngân hàng với một chi phí thấp nhất. Điều quan trọng nhất trong chính sách giao tiếp với khách hàng là thái độ phục vụ, tác phong của nhân viên Ngân hàng nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng. Dưới con mắt của khách hàng, nhân viên chính là hình ảnh của Ngân hàng. Do vậy, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, cùng với tác phong công nghiệp nhanh chóng, chính xác, nhân viên Ngân hàng sẽ tạo nên ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, góp phần xây dựng hình ảnh của Ngân hàng.

Một vấn đề mà luôn được xem là nhân tố quyết định đối với Ngân hàng đó là công tác cán bộ. Cán bộ được xem là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển của TPBank. Vì vậy người cán bộ tín dụng phải có được những phẩm chất và năng lực để thực hiện công việc. Ngân hàng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại cán bộ thông qua các Hội nghị chuyên đề, các lớp tập huấn trong nước, các khóa học ngắn

hạn cũng như dài hạn ở nước ngoài. Đặc biệt Ngân hàng còn thường xuyên tổ chức kiểm tra, sát hạch đánh giá trình độ của cán bộ trẻ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài để đưa vào quy hoạch đào tạo cán bộ kế cận. Điều đó tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng đối với ngân hàng TPBank nói chung cũng như sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng nói riêng.

Ngoài ra, với xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ về thẻ tín dung quốc tế của TPBank, khối lượng yêu cầu công việc ngày càng lớn, đội ngũ hiện tại khó đáp ứng được. Do đó, ban lanh đạo cần có những chiến lược cụ thể nhằm bổ sung nguồn lực, có thế thuyên chuyển chuyên viên KHDN sang hoặc cũng có thể tuyển dụng mới…

- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp:

+ Xây dựng văn hóa làm việc “Tất cả vì khách hàng” trong nhận thức của tập thể Ngân hàng.

+ Chú trọng về chất lượng hoàn thành công việc “hết việc chứ không phải hết giờ”.

+ Đề cao tính độc lập trong giải quyết vấn đề.

+ Tăng cường sự hợp tác, giúp đỡ giữa các phòng, ban với nhau.

+ Nuôi dưỡng tinh thần làm việc hăng say và ý thức nâng cao trình độ của nhân viên.

Một phần của tài liệu GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w