Môi trường ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI ĐỐI VỚI DỊCH VỤ INTERNET TRÊN TRUYỀN HÌNH CÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC CHI NHÁNH MIỀN TRUNG (Trang 58 - 67)

5 Kết cấu của đề tài

3.1.3 Môi trường ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối

3.1.3.1 Môi trường vĩ mô Yếu tố kinh tế

- Nền kinh tế thế giới và Việt Nam từ 2019– 2012 vẫn trên đà suy giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại. Khu vực eurozone đối mặt với tăng trưởng âm, siết chặt tài khóa, giảm lương... dẫn tới nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, sức mua thấp và gây khó khăn cho các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, kinh tế

Trung Quốc không còn tăng trưởng cao như trước, kinh tế Mỹ, Nhật chậm lại bởi ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid 19

- Lãi suất ngân hàng: Đây là yếu tố không kém phần quan trọng đối với các

doanh nghiệp. Lãi suất ngân hàng nó quyết định việc đầu tư của các doanh nghiệp. Lãi suất cao làm cho các doanh nghiệp không mạnh dạn trong việc đầu tư vào sản xuất. Lãi suất thấp sẽ làm cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng qui mô sản xuất. Với nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay đi cùng với chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Vì vậy mà trong những năm qua Ngân hàng Nhà Nước không ngừng điều chỉnh lãi suất cơ bản theo sự biến động của thị trường..

Thu nhập bình quân đầu người:

So với các quốc gia nằm trong khối ASEAN, mức lương trung bình của Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Singapore dẫn đầu khu vực khi trung bình 1 người lao động Singapore nhận 44.352,55 USD/năm tiền lương. Mức này rơi vào top đầu của thế giới, và cao hơn tổng lương trung bình năm của 10 nước còn lại trong khu vực. Nếu biết rằng số tiền đủ để đảm bảo cuộc sống tại Mỹ rơi vào 12.000 USD/năm thì việc mức lương trung bình chênh lệch lớn so với mức sống phần nào lý giải cho việc vì sao người ta vẫn thường nghĩ về quốc gia này như một nơi lý tưởng để tới sinh sống và làm việc.

Với mức lương 2.112 USD/năm, trung bình một người lao động tại Việt Nam hàng năm có thu nhập bằng 0,03% lương của CEO tại Mỹ, quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Con số này cũng gấp đôi thu nhập của một giáo viên Ethiopia, song chỉ tương đương 78% số tiền mà 1 lao công Thái Lan nhận được. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng lương trung bình của lao động Thái Lan là 4.421 USD/năm, gấp đôi Việt Nam. Trên bình diện toàn thế giới, mức lương trung bình mà một người lao động nhận được là khoảng 19.188 USD/năm. Ở Việt Nam, lương bình quân của người lao động là hơn 45 triệu đồng/năm, tương đương 2.112 USD, bằng khoảng 27% mức trung bình của thế giới.

Mức lương trung bình hàng tháng ở Việt Nam vào năm 2016 là 250 USD, so với mức 959 USD ở Malaysia và 613 USD ở Trung Quốc - theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Sự chênh lệch này đang nới rộng. Công ty nghiên

cứu The Economist Intelligence Unit dự báo vào năm 2019, chi phí lao động mỗi giờ trong ngành sản xuất ở Trung Quốc sẽ cao hơn 177% so với ở Việt Nam, từ mức chênh lệch 147% vào năm 2015.

Việt Nam là một nước đang phát triển nên thu thập bình quân đầu người chưa cao và đang có xu hướng tăng lên qua từng năm.

Nguồn đầu tư nước ngoài:

Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân tại Việt Nam đã tăng mạnh trong 14 năm qua, đạt mức 12,35 tỷ USD trong năm 2017, tăng 7,4% so với năm 2015, từ con số 2,4 tỷ USD vào năm 2000. Đi đầu và mạnh mẽ nhất trong số các đại gia công nghệ đầu tư vào Việt Nam, Samsung hiện đang có mặt tại 3 khu công nghiệp trên cả nước, với vốn đầu tư hàng tỷ USD.

Gần đây nhất, Samsung đã mở một tổ hợp công nghiệp ở Thái Nguyên, với mức vốn đầu tư lên tới hơn 2 tỷ USD. Thậm chí lãnh đạo Samsung còn đang bàn thảo với lãnh đạo Thái Nguyên để mở rộng thêm một nhà máy, nâng tổng mức đăng ký lên 3,2 tỷ USD. Nhà máy của Samsung ở Thái Nguyên dự kiến sẽ tạo công ăn việc làm cho hơn 80.000 lao động địa phương. Quy mô hoạt động của Samsung tại Việt Nam đã lớn đến nỗi được Chính phủ cấp phép cho sử dụng một nhà ga riêng tại sân bay quốc tế Nội Bài.

Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc, LGE đã ký thỏa thuận hợp đồng thuê lại đất với diện tích hơn 40 ha tại Khu Tràng Duệ, Hải Phòng. Khu công nghiệp Tràng Duệ do Kinh Bắc đầu tư đang thu hút khá nhiều doanh nghiệp công nghệ cao. Trong vòng 4 năm qua, Canon đã xây dựng 4 nhà máy ở Việt Nam. Canon cũng tích cực hợp tác với các doanh nghiệp nội để nâng tỷ lệ nội địa hóa tại thị trường nước ta. Theo Canon, tỷ lệ nội địa hóa đạt được lên tới 64%. Năm 2018, Canon Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 30% so với năm trước, chỉ đứng sau Canon Ấn Độ.

Làn sóng đầu tư vào sản xuất thiết bị điện tử – công nghệ cao tại Việt Nam cho thấy nước ta đang trở thành một trung tâm dịch chuyển của sản xuất điện tử.

Các công ty lớn đã lần lượt đặt nhà máy sản xuất ở Việt Nam, các công ty ở Việt Nam đang chịu áp lực rất lớn, nếu không thể phát triển mạnh mẽ sẽ bị phá sản.

Tóm lại, nền kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi phát triển, mức thu

nhập trung bình của người dân không cao, sức mua của người tiêu dùng thấp đồng thời giá bán cũng không ổn định, các công ty nước ngoài lần lượt xâm nhập vào Việt Nam gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty.

Yếu tố chính trị – pháp luật

Môi trường pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và CNTT trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến sâu sắc, từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được Chính phủ và Bộ TT- TT ban hành theo hướng tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, từng bước mở cửa thị trường, đẩy mạnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Môi trường pháp lý về viễn thông đã tạo được một hành lang pháp lý đồng bộ, rõ ràng, minh bạch cho các hoạt động viễn thông, Internet theo đúng quy định của các bộ luật chung trong nước; phù hợp với luật, thông lệ quốc tế về viễn thông. Môi trường pháp lý về viễn thông đã thể chế hóa được những chính sách, chủ trương quan trọng sau:

Phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế. Minh bạch hóa và cải cách các thủ tục hành chính trong cấp phép viễn thông, Internet.

Nhanh chóng phổ cập dịch vụ viễn thông và thực hiện nghĩa vụ công ích. Tăng cường bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông.

Tạo quyền chủ động của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

Yếu tố văn hóa – xã hội

Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế, phát triển kinh tế xã hội, tham gia quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đón nhận và du nhập nhiều xu hướng, trào lưu, phong cách sống và làm việc mới mẻ, phong phú và muôn hình muôn vẻ. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hóa/dịch vụ của dân chúng, của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng cao và có sự đòi hỏi khắt khe hơn, kỹ lưỡng hơn. Nhìn chung, người sử dụng ngày càng có xu hướng sử dụng những loại dịch vụ viễn thông chứa đựng trong đó công nghệ hiện đại, thuận tiện, nhanh chóng và mang lại nhiều giá trị và tiện ích. Chính vì vậy, các nhà khai thác và cung

cấp dịch vụ viễn thông cũng chịu tác động và ảnh hưởng của xu hướng mới này và cần phải hết sức nhạy bén, linh hoạt trong kinh doanh, đồng thời phải không ngừng phát triển, hoàn thiện và tạo ra những thay đổi sao cho phù hợp, bắt kịp và thỏa mãn nhu cầu của toàn xã hội đặc biệt là đối với giới trẻ.

Tuy nhiên, một thực tế là người Việt Nam đã rất quen thuộc với các phương tiện thông tin liên lạc truyền thống như thư, báo chí, truyền hình, điện thoại ... Rất khó có thể thay đổi thói quen tiêu dùng này. Mặt khác, hiểu biết của người dân về các dịch vụ viễn thông và Internet hiện đại cũng như các lợi ích lợi của nó chưa thật sự nhiều, nhất là ở lứa tuổi trung niên, sử dụng phức tạp trong khi trình độ văn hoá, trình độ về tin học và ngoại ngữ nói chung chưa cao. Dân cư khu vực nông thôn, miền núi gần như chưa biết nhiều về các dịch vụ này. Đối với Internet, ngay cả các cơ quan, công ty đã thấy sự cần thiết của Internet nhưng khai thác chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu sử dụng cho những mục đích đơn giản như gửi thư, chatting. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà khai thác trong việc đào tạo, định hướng người sử dụng. Vì vậy, để có thể tạo được sự chuyển biến trong phong cách tiêu dùng của người dân, việc tiến hành những chương trình quảng bá, hướng dẫn và tuyên truyền đến khách hàng là điều rất cần thiết.

Yếu tố kỹ thuật – công nghệ

Xu hướng hội tụ viễn thông – tin học – phát thanh truyền hình và truyền thông đa phương tiện sẽ tạo điều kiện cho mạng viễn thông phát triển nhanh chóng và trở thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ thông tin, đồng thời trở thành nền tảng hết sức quan trọng để “xã hội công nghiệp” chuyển sang thời kỳ “xã hội thông tin” cùng với sự xuất hiện các dịch vụ mới nhằm đáp ứng và thỏa mãn kịp thời nhu cầu ngày một tăng của người sử dụng. Xu hướng hội tụ này thể hiện ở loại hình thông tin được truyền đi trên mạng (thoại, số liệu, âm nhạc, hình ảnh) ở dạng truy nhập (PSTN, xDSL, FTTx, IP, cáp, vô tuyến, vệ tinh) và ở thiết bị đầu cuối (điện thoại, máy tính, máy di động, PDA, MP3 Player, Game Console). Mạng PSTN và mạng số liệu sẽ phát triển hội tụ về mạng NGN.

Công nghệ thông tin sẽ phát triển cực kỳ mạnh mẽ với công nghệ IP. Các dịch vụ Internet, đặc biệt lưu lượng VoIP sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng lưu

lượng điện thoại đường dài trong nước và quốc tế. Internet được mở rộng với các ứng dụng của công nghệ cơ bản như nhận dạng tần số vô tuyến RFID, cảm biến vô tuyến và công nghệ nano.

Yếu tố tự nhiên

Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết...

Công ty có vị trí thuận lợi nằm ngay trung tâm Thành phố Đà Nẵng. Nơi có mật độ doanh nghiệp dày đặc nên rất thuận lợi trong việc tiếp cận và tư vấn sản phẩm.

Thành phố Đà Nẵng đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng nên rất thuận lợi cho các đơn vị viễn thông trong việc kết hợp triển khai ngầm hóa cơ sở hạ tầng, giúp đảm bảo tính ổn định và hạn chế các sự cố trong quá trình vận hành khai thác dịch vụ.

3.1.3.2 Môi trường vi mô Đối thủ cạnh tranh

Hiện tại trên thị trường viễn thông và Internet Việt Nam, CMCTelecom có khá nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, theo đánh giá của BMI (Business Monitor International), so với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mức độ mở cửa cạnh tranh cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam còn ở mức thấp.

Hiện tại, Việt Nam có 11 ISP trong đó VNPT là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ kết nối Internet cho khách hàng từ năm 1997. Năm năm sau, Tổng công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng được cấp phép là IXP thứ hai và cũng đã chính thức cung cấp dịch vụ trong thời gian qua. Tiếp theo, là các đối thủ khác như công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội, công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ FPT, công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVNT), công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT). Riêng CMCTelecom là một trong hơn 50 ISP được cấp giấy phép.

Mục tiêu nhằm cung cấp các dịch vụ kết nối Internet chất lượng cao cho các ISP, ISP dùng riêng, OSP, Bộ Thông tin Truyền thông yêu cầu các IXP cung cấp hai loại hình dịch vụ là: Dịch vụ kết nối Internet quốc tế (IIG): cho phép các ISP, ISP dùng riêng, OSP khả năng kết nối hệ thống thiết bị của mình với Internet quốc tế. Dịch vụ này có giá cước tương đối cao bởi vì các IXP phải chi trả tiền thuê kênh viễn thông quốc tế, tiền thuê cổng truy nhập Internet quốc tế.

Dịch vụ kết nối Internet trong nước (NIX): cho phép các ISP, ISP dùng riêng

và OSP khả năng kết nối và trao đổi lưu lượng với nhau. Lưu lượng trao đổi qua dịch vụ bị giới hạn trong phạm vi ở Việt Nam. Tuy nhiên dịch vụ này có giá cước tương đối thấp nhằm khuyến khích xây dựng, phát triển hệ thống mạng đường trục trong nước.

Sự cạnh tranh cũng thể hiện trong vấn đề kết nối giữa các IXP. Thời gian qua có nhiều lưu lượng Internet trong nước (giữa các ISP Việt Nam) phải quá cảnh ra quốc tế rồi lại quay về Việt Nam, làm lãng phí băng thông quốc tế, rất tốn kém và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Nhiều IXP (ngoài VNPT) đã đề nghị Bộ chỉ đạo các IXP kết nối ngang cấp để tiết kiệm băng thông quốc tế và cải thiện tốc độ truy nhập trong nước.

Các ISP đã sử dụng nhiều biện pháp để cạnh tranh giành giật và chiếm lĩnh thị phần. Các thế mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp đều được khai thác và tận dụng triệt để. Có thể đánh giá chung về các đối thủ là thường sử dụng các biện pháp khuyến mại làm công cụ chính để thu hút người sử dụng, hợp tác với các ISP nước ngoài mở dịch vụ chuyển vùng quốc tế cho phép các thuê bao Internet tại Việt Nam khi ra nước ngoài vẫn có thể truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet và ngược lại.

Khách hàng

Do đặc thù không phải là hàng hóa tiêu dùng mà là sản phẩm dịch vụ phục vụ công tác liên lạc, tìm kiếm và nắm bắt thông tin nên số lượng khách hàng không nhiều, giá cả sản phẩm không phụ thuộc vào sở thích cá nhân tiêu dung mà phụ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp lớn nhỏ mà có các sản phẩm dịch vụ khác nhau.

* Đối tượng khách hàng

- Chung cư, khu cao ốc, tòa nhà văn phòng.

- Công ty đa quốc gia, nhà máy văn phòng đại diện.

- Các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, café shop, cửa hàng bán lẻ… - Cửa hàng game.

- Cơ quan nhà nước Bộ, Sở, Ban, Ngành. - Tổ chức phi chính phủ.

- Cá nhân có thu nhập.

* Đối tượng loại trừ

- Đối tượng sinh viên.

- Khách hàng nằm trong vùng lỗi hoặc ngoài hạ tầng.

Khách hàng luôn mong muốn được thoả mãn các nhu cầu của mình một cách tối đa với chi phí hợp lý nhất. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nên luôn gây những áp lực đối với nhà cung cấp. Tìm hiểu áp lực từ phía khách hàng cũng chính là trả lời câu hỏi khách hàng muốn gì, họ yêu cầu đòi hỏi gì từ nhà cung cấp khi họ mua dịch vụ.

Chất lượng dịch vụ: Đối với các dịch vụ viễn thông và Internet, chất lượng cơ

bản được thể hiện là việc thực hiện thành công các cuộc gọi, độ rõ của âm thanh truyền tải, sự sẵn có của vùng phủ sóng đối với dịch vụ thoại (cố định, di động, VoIP, điện thoại Internet) hay tốc độ đường truyền nhanh hay chậm, tình trạng nghẽn mạch hay thông suốt (đối với dịch vụ truy nhập Internet, di động, nhắn tin,..), tình trạng bị rớt cuộc gọi hay gián đoạn cuộc gọi có thường xuyên hay không...

Chất lượng phục vụ: Trong bối cảnh thị trường, khách hàng cũng ngày càng

chú ý đến chất lượng phục vụ mà ở đây thể hiện ở thái độ phục vụ, giải quyết khiếu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI ĐỐI VỚI DỊCH VỤ INTERNET TRÊN TRUYỀN HÌNH CÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC CHI NHÁNH MIỀN TRUNG (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w