Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XE Ô TÔ NISSAN SEDAN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP. ĐÀ NẴNG (Trang 43 - 44)

Kiểm định Cronbach's alpha, α (hoặc hệ số alpha ) có chức năng phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố, kiểm tra biến quan sát nào phù hợp và không phù hợp để đưa vào thang đo.

Cụ thể các tiêu chí trong kiểm định hệ số tin cậy như sau:  Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:

α >= 0.9: Thang đo nhân tố rất tốt 0.9 > α >= 0.8: Thang đo nhân tố tốt

0.8 > α >= 0.7: Thang đo nhân tố chấp nhận được

0.7 > α >= 0.6: Thang đo nhân tố chấp nhận được với các nghiên cứu mới 0.6 > α >= 0.5: Thang đo nhân tố là không phù hợp

0.5 > α: Thang đo nhân tố là không phù hợp

 Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation): cho biến mức độ tương quan giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Hệ số tương quan biến tổng phản ánh mức độ đóng góp của một biến quan sát cụ thể vào giá trị của nhân tố. Tiêu chuẩn hệ số tương quan biến tổng để đánh giá biến quan sát có đóng góp vào giá trị của nhân tố là ở mức >= 0.3. Nếu < 0.3 coi như không có đóng góp và cần loại bỏ biến quan sát đó ra khỏi nhân tố đánh giá.

 Hệ số Cronbach’s Alpha nếu bị loại biến (Cronbach’s Alpha if Item Deleted): nếu giá trị Cronbach’s Alpha If Item Deleted > Cronbach’s Alpha thì biến đó sẽ bị loại khỏi nhân tố đánh giá.

Cần phải đảm bảo số lượng tối thiểu hai biến quan sát cho một thang đo để có thể thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha. Thường trên thực tế, với những bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5, 7, 9… mức độ, số biến quan sát mỗi thang đo nên dao động từ 3 – 7 quan sát sẽ thuận tiện hơn cho việc khảo sát và xử lý.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XE Ô TÔ NISSAN SEDAN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP. ĐÀ NẴNG (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w