1.5.6.1 Khái niệm
Marketing trực tiếp là phương thức truyền thông trực tiếp mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu, dưới các hình thức như thư chào hàng, phiếu đặt hàng, mua hàng, gửi phiếu góp ý, được gửi trực tiếp đến các đối tượng đã xác
định thông qua thư tín, phone, e-mail, fax....với mong muốn nhận được sự đáp ứng tức thời.
1.5.6.2 Xu hướng phát triển marketing trực tiếp
Ngày nay các doanh nghiệp có xu hướng phân bổ ngân sách cho hoạt động marketing trực tiếp nhiều hơn. Điều này xuất phát từ những lý do sau:
Doanh nghiệp muốn thiết lập mối quan hệ trực tiếp và giữ khách hàng hiện có.
Tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm cánhân hóa việc truyền thông. Cung cấp sự thuận tiện, thông tin chi tiết khi mua sắm
Sự bùng nổ và phát triển các phương tiện truyền thông điện tử và cá nhân và việc thiết lập cơ sở dữ liệu khách hàng ngày càng dễ dàng hơn.
Marketing trực tiếp giúp tăng cường khả năng cạnh tranh nhờ kết hợp hiệu quả với các công cụ khác của chiêu thị.
1.5.6.3 Hình thức của marketing trực tiếp
Quảng cáo đáp ứng trực tiếp: là một dạng quảng cáo nhưng có đối tượng xác định và đặt mục tiêu tạo những đáp ứng tức thời
Thư chào hàng: hình thức chào hàng qua các phương tiện truyền thông như fax mail, email, voice mail, tin nhắn trên điện thoại di động...
Direct mail: Ấn phẩm gửi trực tiếp đến khách hàng qua bưu điện như Catalogue, Brochure, leaflet..., hoặc bằng video, CD-ROM, DVD giới thiệu chi tiết về sản phẩm/doanh nghiệp. - Marketing trực tuyến (marketing on-line), E- Commerce, M- Commerce
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực truyền thông, marketing trực tiếp được ứng dụng ngày càng nhiều hơn trong hoạt động chiêu thị.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đề cập đến những vấn đề chung nhất cơ sở lý luận về Marketing bao gồm: khái niệm Marketing, vai trò của Marketing. Bên cạnh đó chương này cũng trình bày nội quy trình Marketing bao gồm: nghiên cứu thị trường, phân khúc thị
trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị, thực hiện và kiểm soát các chiến lược Marketing.
Đặc biệt ở chương này đã đề cập đến tổng quan về truyền thông và chiến truyền thông, mô hình truyền thông, các bước phát triển kế hoạch truyền thông marketing và cuối cùng là các công cụ truyền thông bao gồm: quảng cáo, quan hệ công chung và tuyên truyền, khuyến mãi, bán hàng cá nhân, cuối cùng là marketing trực tiếp. Những vấn đề được nêu ra ở chương 1 sẽ là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng hoạt động Marketing ở chương 2 và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của thương hiệu Coolmate ở chương 3.
2 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU COOLMATE TẠI VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỜI TRANG TẠI VIỆT NAM 2.1.1 Xu hướng phát triển của ngành