Năm 2020 là năm có nhiều biến động đến tổng quan kinh tế không chỉ trong nước và cả thế giới do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu COVID-19. Sự kiện này đã tác động trực tiếp đến sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm và cách thức mua hàng, họ cũng trở nên khắt khe hơn đối với các chiến dịch buộc nhãn hàng phải thay đổi về chiến lược tiếp thị.
Social media x E- commerce
Những năm gần đây người tiêu dùng có xu hướng chuyển nhu cầu đến cửa hàng sang các nền tảng mua sắm trực tuyến vì những tiện ích cũng như mức độ thuận tiện của phương thức đó mang lại. Nhưng chỉ khi COVID-19 bùng phát và hầu hết các các hoạt động mua bán bên ngoài bị đóng băng hoàn toàn thì thương mại điện tử ở Việt Nam đã không còn là xu hướng mà trở thành kênh bán hàng quan trọng được doanh nghiệp lựa chọn
Giai đoạn đầu năm 2020 chứng kiến sự đi xuống ở hầu hết các thương hiệu, nhưng thương mại điện tử cho thấy nhiều doanh nghiệp đã thích ứng tốt với tình hình chung của thế giới. Để tiếp tục tạo ra doanh thu và bán hàng, các nhãn hàng liên tục phải giảm giá, bán hàng nhanh và tặng phiếu quá tặng cho người dùng trên trang thương mại điện tử.Vì vậy, mặc dù giá trị trung bình tổng thể của các sản phẩm thấp hơn bình thường, nhưng số lượng sản phẩm được bán ra thực tế đang tăng lên do online shopping là cách dễ dàng và duy nhất mà hầu hết mọi người dùng có thể mua sắm. Theo iprice top 10 kênh thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất trong năm 2020 là Shopee với 281,385,626 lượt truy cập. Một con số khổng lồ , cho thấy nếu các kênh bán hàng trực tiếp bị ảnh hưởng thì eCommerce vẫn có thể đảm bảo doanh số cho doanh nghiệp và trong tương lai có khả năng sẽ thay thế phương thức mua bán trực tiếp.
Theo thống kê của dưới đây của Hootsuite thì tổng số tiền chi tiêu cho các danh mục thương mại điện tử tiêu dùng vào năm 2020 cho ngành hàng thời trang đạt mức 1.44 tỉ đô la và so với năm 2019 lợi nhuận từ ngành hàng thời trang trong năm 2020 tăng 37,2% tại thị trường Việt Nam. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của Coolmate trong thời gian sắp tới.
Hình 2.1: tổng số tiền chi tiêu cho các danh mục thương mại điện tử tiêu dùng vào năm 2020 Thương mại điện tử mang lại sự tiện lợi cho cả nhãn hàng và ngưởi mua. Đối với nhãn hàng, các kênh thương mại điện tử hỗ trợ và cho phép quá trình xử lý đơn hàng trở nên nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các kênh social media giúp cho khách hàng có thêm thông tin về sản phẩm một cách rõ ràng hơn và mang lại trải nghiệm đa dạng cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, cá nhà tiếp thị đẩy mạnh đầu tư vào những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL/ Influencer), những người lượng người theo dõi phù hợp với khách hàng mục tiêu của nhãn hàng, như vậy họ có thể truyền thông đến tệp khách hàng cụ thể hơn.
CRS trở thành hoạt động marketing chủ lực
Theo thống kê, thời trang là ngành công nghiệp ô nhiễm đứng thứ hai thế giới. Đặc biệt thời tranh nhanh (fast fashion) đã thống trị và định hình lại ngành thời trang kể từ thập niên 1990. Mảng thời trang này là nguyên nhân chính gây ra rác
thải khổng lồ khí hiệu ứng nhà kính và các tác động tàn phá môi trường. Do đó các ông lớn trong ngành thời trang này như H&M, Zara đã ngay lập tức đưa ra những cam kết về “thời trang bền vững”
Xu hướng này ra đời như một lời cam kết của các thương hiệu thời trang về một kỉ nguyên mà con người có thể thỏa mãn nhu cầu về thời trang mà ít làm tổn hại tới môi trường. Đây được xem là môt xu hướng có lợi cho cả nhãn hàng và người tiêu dùng. Người tiêu dùng tin rằng họ trả một mức giá cao hơn cho sản phẩm được sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc giảm chất thải ra môi trường góp phần giảm thiểu tác động tới môi trường sống. Còn nhãn hàng xây dựng được hình ảnh tốt trong lòng người tiêu dùng không tốn quá nhiều chi phí mà còn bán được sản phẩm.
Tận dụng các nền tảng mới
Cũng theo Hootsuite những nền tảng mạng xã hội được sự dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Dẫn đầu vẫn là nền tảng Youtube và Facebook với mức độ phủ sóng rộng lớn và lượng truy cập khổng lồ. Tuy nhiên sự xuất hiện của nền tảng mạng xã hội, kết hợp với âm nhạc đến từ Trung Quốc được ra mắt vào năm 2017 đã đe dọa vị trí của Facebook trong lĩnh vực mạng xã hội Tik Tok đang là nền tảng có nội dung phát triển nhất, và các nhãn hàng cũng không bỏ qua cơ hội tiếp cận đến các tệp khách hàng mới trên đó. TikTok có phạm vi tiếp cận tự nhiên cao. Nhãn hàng tạo ra các nội dung có khả năng lan tỏa sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu, với mức chi phi thấp hoặc miễn phí. Coolmate có thể xây dựng kênh quảng bá trên nền tảng mới này để tiết kiệm chi phí quảng cáo cũng như giúp khách hàng biết tới sản phẩm một cách rộng rãi hơn.
Hình 2.2: các nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam 2.1.2 Tình hình cung ứng trên thị trường
Trong những năm gần đây các thương hiệu thời trang quốc tế đã và đang mở rộng thị trường tại Việt Nam. Có thể kể đến các thương hiệu như Zara, H&M và gần đây nhất là Uniqlo
Những thương hiệu thời trang nước ngoài tại Việt Nam đều có tiềm lực tài chính hùng hậu, do đó có thể mở rộng hoặc giữ nguyên hệ thống phân phối trong bối cảnh nhu cầu thị trường sụt giảm. theo báo cáo tài chính của Zara Việt Nam, doanh thu của thươn hiệu này đã vượt 1.700 tỉ đồng chỉ với hai cửa hàng tại TPHCM và Hà Nội. Còn thương hiệu Uniqlo một thương hiệu đến từ Nhật Bản chỉ trong một tháng thương hiệu này đã mở hai chi nhánh lớn tại những địa điểm trung tâm thành phố như Uniqlo Vạn Hạnh ngày 5/3 và Uniqlo Phan Văn Trị 21/4. Dù không công bố doanh số tại Việt Nam nhưng nhiều chuyên gia nhận định tốc độ tăng trưởng của các cửa hàng của Uniqlo tại Việt Nam rất cao vượt ngoài mức mong đợi của thương hiệu,.
Dịch bệnh và sự lấn át của thương hiệu thời trang nước ngoài tại thị trường Việt Nam kiến cho các thương hiệu thời trang trong nước suy giảm về doanh số Trước . ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều nhà xuất khẩu chọn quay trở lại thị trường
trong nước, gia tăng bán hàng qua các kênh phân phối nội địa để giảm tồn kho. Tuy nhiên, việc cạnh tranh với các thương hiệu ngoại là điều không dễ dàng. Theo ông Nguyễn Ân - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn – nhận định: Việc thâm nhập thị trường nội địa, triển khai hệ thống bán lẻ sản phẩm như Uniqlo hay Zara, gặp nhiều khó khăn, phải mất một thời gian dài.
Dù các doanh nghiệp dệt may nội địa trong những năm qua đã không ngừng đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, đa dạng các dòng sản phẩm. Một số doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ với chất lượng ngày càng cao,giá thành hợp lý phù hợp với mức thu nhập của người tiêu dùng tại Việt Nam hiện tại, đồng thời phát triền đa kênh phân phối trên toàn quốc. Nhưng điểm yếu là chưa có sự đa dạng trong phân khúc thị trường và giá. Cùng với đó, các hình thức tiếp cận khách hàng của một số nhãn hàng nội địa không có sự sáng tạo và hiệu quả.
2.2 GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG HIỆU COOLMATE
2.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triền của thương hiệu 2.2.1.1 Giới thiệu chung 2.2.1.1 Giới thiệu chung
Thành lập trong thời đại công nghiệp 4.0, Coolmate áp dụng sức mạnh của cộng nghệ vào thời trang để đưa ra giải pháp mua sắm đồ cơ bản cho nam giới với mô hình tiện lợi, tiết kiệm hơn- khách hàng có thể mua cả tủ đồ đảm bảo chất lượng, giá tốt, giao hàng nhanh chóng và dịch vụ chăm sóc vượt trội. Sau hơn một năm hoạt động, Coolmate đã có 30 ngàn khách hàng, đạt doanh số hơn 15 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 15%-20%/ 1 tháng và điều đặc biệt đó là 90% khách hàng hài lòng với việc mua sắm tại Coolmate.me.
Tại Coolmate chất lượng được ưu tiên hàng đầu. Họ cộng tác với những xưởng sản xuất tốt nhất Việt Nam, đạt chuẩn xuất khẩu để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ở mức tốt nhất. Coolmate tập trung vào chất liệu nhằm mang tới cảm giác thoải mái nhất cho nam giới.
Coolmate sử dụng mô hình (D2C Ecommerce) bán hàng trực tiếp tới tay khách hàng, không qua khâu trung gian, vì thế giá bán sản phẩm sẽ tốt hơn 25-40% so với mô hình bán hàng truyền thống. Ngoài ra trải nghiệm mua sắm online tại Coolmate được khách hàng đánh giá cao: Đóng gói đẹp, giao hàng nhanh, đổi trả tận nơi…
2.2.1.2 Quá trình phát triển
Thành lập vào tháng 3 năm 2019, sau hơn 1 năm hoạt động, Coolmate đã có hơn 30 ngàn khách hàng, doanh số đạt hơn 15 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 15-20%/1 tháng và đặc biệt đó là 90% khách hàng hài lòng với việc mua sắm tại Coolmate.me.
Thực tế, tính đến Tháng 7/2020, gần 1 triệu lượt truy cập website Coolmate.me, hơn 30,000 khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm Coolmate, 90% khách hàng hài lòng với việc mua sắm tại Coolmate.
2.2.2 Tầm nhìn và sứ mạng
Sứ mệnh của Coolmate là giúp nam giới mua sắm dễ dàng hơn bởi Coolmate tin rằng các đấng mày râu xứng đáng có được điều đó. Bằng chính những trải nghiệm lâu dài và nghiên cứu tâm huyết, Coolmate tin rằng bằng cách đưa đến sự đơn giản, tiện lợi và giá cả hợp lý sẽ là con đường giúp chúng tôi thực hiện sứ mệnh của mình.
Ở Coolmate, mọi chiến lược đều bắt đầu và tập trung cho sản phẩm. Các sản phẩm của Coolmate từ khâu thiết kế, dệt vải, nhuộm vải, cắt may, hoàn thiện đều được thực hiện trong những nhà máy sản xuất địa phương đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và bởi những bàn tay khéo léo với cái tâm mang đến những sản phẩm được gắn tag “Tự hào sản xuất tại Việt Nam”.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức hành chính nhân sự
Thương hiệu thời trang Coolmate thuộc công ty TNHH FASTECH ASIA được thành lập năm 2019 gồm 2 trụ sở chính:
HUB Hà Nội: Số 103, Đường Vạn Phúc, Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội; HUB Tp HCM: Lầu 1, Số 163 Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Coolmate có một đội ngũ Sáng lập viên nhiều kinh nghiệm trong các mảng khác nhau, cụ thể là:
Phạm Chí Nhu, CEO. Anh ấy đã có kinh nghiệm làm kiểm toán viên tại
Big4, Deloitte Việt nam, cũng như quản lý vùng tại công ty bán lẻ mỹ phẩm và tự mở một thương hiệu thời trang cơ bản cho nam 3 năm trước. Sau đó anh Nhu đã từ
bỏ thương hiệu cũ mà thành lập một thương hiệu mới có tên Coolmate như hiện nay
Nguyễn Văn Hiệp, CTO, là cựu CTO tại Ecomobi công ty hàng đầu về giải
pháp bán hàng TMĐT tại khu vực ĐNA.
Nguyễn Hoài Xuân Lan, CMO, là cựu CEO của Marketing Agency trong
vòng 2 năm trước khi tham gia Coolmate.
Ngoài ra Coolmate còn có sự hỗ trợ của một chuyên gia cố vấn và cũng là nhà đầu tư là ông Nguyễn Xuân Đông, từng là sáng lập viên của Moore và đã thoái vốn thành công, hiện đang là sáng lập viên và phó chủ tịch của Ecomobi.
2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA THƯƠNG HIỆU COOLMATE COOLMATE
2.3.1 Môi trường vĩ mô 2.3.1.1Nhân khẩu học 2.3.1.1Nhân khẩu học
Theo tổng cục thống kê, dân số Việt Nam năm 2020 đã đạt ngưỡng trên 97 triệu người qua đó giữ vị trí thứ 15 trong danh sách dân số thế giới. Trong đó tỷ lệ nam giới chiếm 49,9% trong tổng dân số nước ta. Mức bình quân thu nhập đầu người trong năm 2019 tại thời điểm trước đại dịch COVID-19 ở mức khoảng 2.715 USD/người nhưng con số nay có thể biến động theo chiều hướng đi xuống do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh diễn ra trong nước và thế giới. Từ những yếu tố trên có thể thấy mức sống cũng như thu nhập của người Việt Nam đã và đang ngày càng được nâng cao. Từ đó nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng được tăng cao. Đây là cơ hội cho thương hiệu Coolmate nói riêng và thị các thương hiệu thời trang nam nói riêng vì đây là thị trường tiềm năng không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng có nhu cầu về các sản phẩm thời trang. Điều này làm thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với lĩnh vực tiêu dùng và bán lẻ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hình 2.3: Số liệu thống kê dân số Việt Nam tới năm 2021
2.3.1.2 Kinh tế
Năm 2020 được xem là một năm khó khăn và đầy thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP đạt khoảng 2,91%.
Giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn Việt Nam có được các thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội cao nhất và toàn diện nhất, với nền kinh tế cải thiện tích cực, quan hệ quốc tế mở rộng, vị thế được củng cố và nâng cao. Năm 2020, kinh tế Việt Nam có quy mô thứ 40 trên thế giới, thứ 4 trong ASEAN và bình quân GDP/người đứng thứ 6 trong ASEAN.
Nhờ vào mức sống ngày càng được tăng cao, nhu cầu chi tiêu cho tiêu dùng trong gia đình và đời sống tăng tạo nên thị trường tiềm năng cho ngành hàng thời trang tại Việt Nam. Điều này là một cơ hội lớn cho các thương hiệu thời trang trong và ngoài nước. Trong năm 2019, nền kinh tế Việt Nam duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ dựa trên nền tảng nhu cầu nội địa cao, các ngành công nghiệp đạt lợi nhuận đáng kể và tỉ lệ đầu tư từ nước ngoài tăng vọt, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng
giảm đáng kể đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng trong chín tháng đầu năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng 2,1%, dù thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn tượng khi mà dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu. Từ các con số trên có thể thấy sự phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch của Việt Nam rất tốt, có chiến lược kinh tế nhanh chóng ổn định nhờ nội lực và biết tận dụng tốt các khả năng đa dạng hóa, thích ứng linh hoạt của sự chỉ đạo từ nhà nước và từ các doanh nghiệp.
2.3.1.3 Tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. chính thế có thể thấy TPHCM có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệtt Từ đó có thấy đây là cơ hội cho Coolmate trong ngành hàng thời trang này. Việc cung cấp những sản phẩm mang tới sự thoải mái, thoáng mát cho người tiêu dùng trong khoảng thời gian nắng nóng với mức giá phải chăng sẽ vừa đáp ứng được nhu cầu vừa dễ dàng tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
2.3.1.4 Công nghệ
Timothy Seward của ROI Revolution nhấn mạnh: công nghệ và các xu hướng công nghệ sẽ định hình lại thế giới digital marketing trong tương lai, đồng thời ông cũng chỉ ra những sai lầm phổ biến mà các doanh nghiệp thường mắc phải khi tạo