Xây dựng thương hiệu một cách tự nhiên

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty hàng không việt nam (Trang 40)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.2.6. Xây dựng thương hiệu một cách tự nhiên

Với tư cách nhà vận chuyển chính thức, VNA tài trợ cho các sự kiện quốc gia, văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao và giúp đỡ cộng đồng. Với các sự kiện quốc gia, VNA tham gia tài trợ hầu hết các sự kiện lớn c a quốc gia như sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ, những ngày văn hóa Việt Nam tại nước ngoài như Nhật Bản, Malaysia, Anh, Bỉ, Hàn Quốc, Luxembourg…, hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…

Kể từ khi dịch bùng phát đến nay, Vietnam Airlines đã chở hơn 76.000 công dân về nước, chở miễn cước hơn 130 tấn hàng hóa y tế phục vụ chống dịch. Hãng hàng không quốc gia đã thực hiện hàng chục chuyến bay chở miễn phí hơn 2 triệu liều vắc-xin, vận chuyển miễn phí y bác sĩ đi các tỉnh thành nội địa trên cả nước chống dịch.

Ngoài ra thì Vietnam Airlines cũng đã phối hợp với tổng cục du lịch để giới thiệu những nét đặc trưng c a văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Đây là một bước đi đúng đắn c a Vietnam Airlines vì nó giúp tăng độ nhận diện thương hiệu với bạn bè quốc tế thích du lịch, thích văn hóa Việt Nam. Có thể thấy, chiến lược marketing c a Vietnam Airlines đã thực hiện truyền thông vô cùng tốt, từ đó mang lại số lượng khách hàng trung thành lớn.

Trước những nỗ lực hoàn thiện và nâng cao thương hiệu Vietnam Airlines, cộng đồng trong nước và quốc tế tiếp tục đánh giá cao hãng hàng không Quốc gia Việt Nam với hàng loạt giải thưởng danh giá. 2018 là năm thứ ba liên tiếp tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Skytrax công nhận Vietnam Airlines đạt tiêu chuẩn hãng hàng không quốc tế 4 sao. Với giá trị thương hiệu đạt 416 triệu USD theo đánh giá c a Brand Finance. Thương hiệu Vietnam Airlines tiếp tục tiến thêm một bậc trong bảng xếp hạng Top10 thương hiệu mạnh nhất và giá trị nhất Việt Nam.

Hợp tác với Singapore Technologies Aerospace Ltd (STA): Trong năm 2018, Vietnam Airlines đã ký Thỏa thuận hợp tác với đối tác Singapore Technologies Aerospace Ltd. Việc hợp tác tham gia “trò chơi” kinh tế với STA sẽ giúp Vietnam Airlines thực hiện bảo dưỡng; sửa chữa các trang thiết bị máy bay ngay tại Việt Nam. Rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc phải gửi sang nước ngoài. Qua đó giúp mang lại hiệu quả khai thác cao hơn.

Cắt giảm chi phí dịch vụ ăn uống: Lấy chất lượng dịch vụ làm cốt lõi phát triển; xác định các mức tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến. Vietnam Airlines luôn ưu tiên đưa các yếu tố văn hóa truyền thống vào hệ thống sản phẩm dịch vụ c a hãng. Vietnam Airlines đã lựa chọn Bếp trưởng nổi tiếng: Luke Nguyễn trở thành Đại sứ ẩm thực toàn cầu c a hãng. Bên cạnh đó, các chuyến bay Vietnam Airlines đã đưa các sản vật đặc sản địa phương phục vụ như: nhãn lồng Hưng Yên; vải thiều Thanh Hà; cam Cao Phong; xoài cát Hòa Lộc,… Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả thương mại đôi bên (các doanh nghiệp Việt và hãng).

3.2.8. Vietnam Airlines – hãng hàng không đảm bảo nhất

Nhiều sự cố về hàng không trong nước và thế giới liên tiếp xảy ra. Vietnam Airlines đặc biệt chú trọng công tác an ninh, an toàn hàng không. Hãng tiếp tục đẩy mạnh chương trình Văn hóa – An toàn. Ứng dụng công nghệ vận hành hệ thống quản lý an toàn. Dựa vào dữ liệu an toàn để dự báo; xác định các nguy cơ. Từ đó xử lý, phòng ngừa r i ro kịp thời. Đồng thời tuân th nghiêm ngặt quy trình khai thác tiêu chuẩn đã được phê duyệt; bố trí hợp lý nguồn lực tàu bay, phi công, thợ kỹ thuật, trang thiết bị tại sân bay… Bên cạnh đó, mọi chuyến bay c a VNA trước khi cất cánh đều được kiểm tra, bảo dưỡng từ những chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo mang đến cho khách hàng sự an toàn tuyệt đối. Đội máy bay thường sử dụng là các loại máy bay lớn, các máy thường xuyên được bảo dưỡng, thay mới bay. Các máy bay thường chia làm nhiều khoang, nhiều hạng cung cấp đ những yêu cầu cao cấp c a hành khách. Công tác đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh, kỹ thuật khai thác luôn được triển khai chặt chẽ cho từng chuyến bay. Tỷ lệ máy bay sẵn sàng khai thác trung bình đạt 94%.

Vietnam Airlines và Jetstar Pacific được xếp hạng tuyệt đối 7/7 sao về an toàn hàng không, The Best Tourism Marketing Award 2018.

KẾT LUẬN

Công tác tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh c a VNA khá tốt. VNA không ngừng cải thiện để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu c a người tiêu dùng. Đặc biệt, VNA chú trọng cải thiện chất lượng dịch vụ bằng cách đào tạo lại đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp về khả năng xử lý tình huống, ngôn ngữ, quản lý đồng đều chất lượng dịch vụ để có thể bắt kịp được đối th cạnh tranh nước ngoài. Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO đã tạo thành thế kiềng ba chân, giúp VNA Group phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng, trên nhiều đường bay cũng như dành được nhiều ưu thế trong việc đạt được các mục tiêu cạnh tranh và thương mại khác nhau. Nhờ vào viê ›c vận hành cùng lúc 3 hãng hàng không, VNA Group đang là thương hiệu có hê › thống sản phẩm bao ph đa dạng phân khúc khách hàng. œ phân khúc chi phí thân thiện hơn, Vietnam Airlines tiếp tục phối hợp với Pacific Airlines thông qua sản phẩm là các chuyến bay liên danh nhằm mang đến nhiều sự lựa chọn và tiê ›n ích hơn cho khách hàng. Đối với phân khúc khách hàng trung và cao cấp, Vietnam Airlines vẫn có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối. Với dịch vụ chuẩn 4 sao, tiê›m câ ›n 5 sao, Vietnam Ailines từ lâu đã chứng tỏ vị thế dẫn đầu tại thị trường Việt Nam và đứng ngang hàng với các hãng hàng không lớn trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài ra, các yếu tố hạn chế về cơ sở hạ tầng là khó tránh khỏi, tuy nhiên đối với khu vực TP.HCM, hiện nay Nhà nước đã có kế hoạch cho dự án đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tang cao về vận tải hàng không khu vực TP.HCM, giải quyết được một số vấn đề về chất lượng dịch vụ và lãng phí chi phí máy bay khi không có diện tích hạ cánh. Bên cạnh đó, VNA vẫn cần tiếp tục phát huy ưu thế c a mình trong an toàn bay và chỉ số đúng giờ.

Việc tăng tỉ lệ phi công trong nước giúp tiết kiệm chi phí, đặc biệt khi hãng khai thác sang các thế hệ bay mới. VNA cần đẩy mạnh thêm các chính sách giá cả và ưu đãi cho nhãn hiệu Jetstart Pacific để cạnh tranh với các hãng khác.

Đồng thời, VNA cũng cần tổ chức triển khai theo dõi sát sao việc thực hiện các tiêu chuẩn dịch vụ vận tải hàng không đã được ban hành, nghiên cứu bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn cho phù hợp với yêu cầu thị trường. Tổ chức nghiên cứu và đề xuất các phương án triển khai các loại hình dịch vụ mới c a vận tải hàng không.

* Giải pháp trong tình hình dịch bệnh:

Vietnam Airlines tiếp tục tìm mọi giải pháp tăng thu và cắt giảm, tối ưu hóa chi phí (đặc biệt tái cơ cấu đội tàu bay, chi phí thuê tàu bay); kiện toàn tổ chức các khối theo hướng tinh gọn bộ máy, giảm tầng nấc trung gian, tinh giản số lượng lao động; đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ (vững chắc 4 sao và tiến đến 5 sao).

Tổng công ty ch động tìm kiếm sự chia sẻ, hỗ trợ từ đối tác để đàm phán giảm giá, giãn, hoãn thanh toán, cắt giảm và triệt để tiết kiệm các khoản chi để giảm thiểu mức lỗ trong kinh doanh. Dự kiến tổng chi phí cắt giảm, tiết kiệm bằng các giải pháp tự thân năm 2021 đạt được trên 6.800 tỷ đồng. Ngoài ra, các tàu bay ATR-72 cũ đến 12 năm tuổi sẽ được bán và thay thế bằng các tàu bay phản lực khu vực để tăng cường cạnh tranh tại thị trường ngách hoặc các sân bay không khai thác được bằng đội tàu bay Airbus A320, A321 trở lên.

Đối với kế hoạch bay quốc tế và nội địa, Vietnam Airlines điều hành linh hoạt, tận dụng các cơ hội phục hồi đến từ kiểm soát dịch bệnh, tiêm ch ng vắc- xin và hộ chiếu sức khỏe điện tử. Tổng công ty sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay quốc tế chở công dân về nước, chở chuyên gia, phối hợp thí điểm hộ chiếu sức khỏe điện tử. Trên thị trường nội địa, Vietnam Airlines xây dựng lộ trình khôi phục hoàn toàn mạng đường bay cho giai đoạn sau dịch bệnh; tìm các cơ hội mở thêm các đường bay địa phương mới. Đồng thời, mục tiêu đạt 51% thị phần vận chuyển hành khách nội địa năm 2021 c a Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) được ban lãnh đạo xác định trên cơ sở điều hành tải cung ứng và mở bán linh hoạt.

Trong bối cảnh các chuyến bay chở khách giảm, Vietnam Airlines đã đẩy mạnh vận tải hàng hóa để bù đắp doanh thu, đồng thời thực hiện sứ mệnh Hãng hàng không quốc gia trong việc đảm bảo kết nối giao thương. Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hãng đã tiến hành hoán cải nhiều tàu bay Boeing 787, Airbus A350, Airbus A321 để chở hàng trên khoang hành khách, làm tăng năng lực chuyên chở hàng hóa trên mỗi loại máy bay lên gấp 1,8 - 2 lần so với chở hàng tại khoang bụng. Vietnam Airlines đã xây dựng lịch bay thường lệ chở hàng quốc tế với 30 đường bay và tổ chức hơn 3.500 chuyến bay chở hàng.

Vietnam Airlines định hướng tái cơ cấu các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nằm trong chiến lược và chương trình nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bù đắp và nâng cao năng lực tài chính c a Công ty Mẹ do ảnh hưởng nghiêm trọng c a dịch COVID-19. Công tác tái cơ cấu sẽ bao gồm cả việc thoái vốn, cổ phần hóa, bán một số danh mục đầu tư. Về phương án tổng quát, sẽ cơ cấu lại toàn diện các DN thành viên để Vietnam Airlines có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ. Theo đó, Vietnam Airlines sẽ thoái toàn bộ vốn nhóm công ty đa ngành nghề, ít liên quan trực tiếp đến vận tải hàng không để thu hồi vốn, giảm thiểu r i ro và tối đa hóa hiệu quả đầu tư.

Bên cạnh giữ vững sản xuất kinh doanh, Vietnam Airlines đã thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ tham gia phòng, chống dịch bệnh. Tổng công ty luôn ưu tiên mức độ cao nhất cho việc phòng ngừa dịch bệnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại, gần 100% nhân viên tuyến đầu c a Vietnam Airlines với gần 14.500 phi công, tiếp viên và nhân viên mặt đất đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Strategic Management and Business Policy Globalization, Innovation and Sustainability

2. Báo cáo tài chính hợp nhất quý II năm 2021 Công ty cổ phần Hàng không Vietjet.

3. Báo cáo tài chính hợp nhất quý II năm 2021 Tổng công ty hàng không Việt Nam - Vietnma Airline.

4. ThS. Bùi Nhất Vương - Giáo trình quản trị chiến lược

5. PGS.TS.Ngô Kim Thành - Giáo trình quản trị chiến lược đại học kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty hàng không việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)