II. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Khái niệm về môi trường
c, nhiễm nguồn đất
Không chỉ có môi trường không khí và nước bị ô nhiễm nặng nề mà hiện nay, nguồn tài nguyên đất cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, Việt Nam có nhiều những dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất và ngày càng trầm trọng rộng khắp lãnh thổ từ ô nhiễm môi trường ở nông thôn đến các thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.
Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do hàm lượng kim loại nặng cao từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nổi bật ở một số khu công nghiệp đô thị và các làng nghề như Khu công nghiệp An Khánh, Khu đông mương nổi Tam Hiệp – Thanh Trì, Khu đô thị Nam Thăng Long, Làng nghề dệt vải Hà Đông,…
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Tp. Hồ Chí Minh cũng không mấy khả quan. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực
vật,… Ví dụ, ở Hóc Môn, bình quân một vụ rau được phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 – 25 lần. Trong 1 năm, lượng thuốc sử dụng cho 1ha có thể đạt tới 100 – 150 lít. Các khu công nghiệp Hồ Chí Minh mỗi ngày đã thải ra hơn 600 nghìn m3 nước thải.
2.2. Những nhân tố dẫn tới việc ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường phải kể đến đó là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân. Tình trạng xả thải bừa bãi đã thành một "thói quen" của nhiều người. Có người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ, không đủ để làm hại môi trường, có người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền, số khác lại nghĩ rằng môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng vô ích và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Chính những suy nghĩ như vậy ảnh hưởng đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường cho các thế hệ. Tất cả đều sai lầm, việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường không phải của riêng một ai mà là của tất cả mọi người.
Nguyên nhân thứ hai là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, phần lớn các doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường.Hầu hết nước thải ở các cơ sở sản xuất bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Một số trường hợp được dư luận quan tâm như trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền, gần đây là ô nhiễm dọc biển miền Trung do tập đoàn Formosa xả thải gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống, việc làm không chỉ cho người dân 4 tỉnh miền Trung mà ảnh hưởng đến kinh tế xã hội đất nước, ảnh hưởng lâu dài đến sinh học biển Việt Nam.
Bên cạnh đó là sự quan liêu và thiếu chặt chẽ trong các công tác quản lý về bảo vệ môi trường của Nhà nước cũng là nguyên nhân cho hành vi phá hoại môi trường. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường chưa đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường. Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra,công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến người dân chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
2.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường
Việc môi trường sinh thái bị hủy hoại và ngày càng ô nhiễm đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với giới tự nhiên, không chỉ ở riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới. Ta có thể thấy được mối quan hệ giữa tự nhiên với xã hội, khi con người đại diện cho xã hội tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Theo nguyên lý về 6 cặp phạm trù, các mặt đối lập luôn tồn tại tương đối và tác động ngược lại nhau. Tự nhiên sẽ có tác động ngược trở lại những tác động nhận được từ xã hội. Ta cùng xem xét hậu quả tiêu cực, phổ biến và có ảnh hưởng trực tiếp tới con người.
Thứ nhất, nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe dọa cả nước. Trên thực tế, mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Diện tích rừng suy giảm gây nhiều hậu quả như: lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, các loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, không gian sống của nhiều loài động thực vật rừng đang bị đe dọa, hệ sinh thái bị suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, mất rừng gây ra các hệ lụy chung như làm thất thoát lượng oxy cung cấp cho con người và các loài động thực vật, làm cho trái đất nóng lên, nước biển dâng, về lâu về dài chắc chắn sẽ gây nên những thảm hoạ không thể lường trước được.
Thứ hai, ô nhiễm nguồn nước, không những gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên mà còn tác động trực tiếp tới con người. Nước dùng cho sinh hoạt ngày càng cạn kiệt, phải sử dụng nguồn nước ngầm gây tiêu tốn tiền bạc và của cải vật chất. Các sông, hồ, ao, suối bị ô nhiễm gây mất mỹ quan đô thị và mất vệ sinh, đặc biệt là không khí xung quanh. Hơn thế nữa, tỷ lệ mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư, v.v. ngày càng tăng nhanh. Đặc biệt ở vùng biển, ô nhiễm làm cho tài nguyên biển, tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ bị suy giảm đáng kể, môi trường biển bị ô nhiễm, gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy, hải sản.
Bên cạnh đó, không khí bị ô nhiễm cũng gây nên các căn bệnh về đường hô hấp, các loại bệnh ung thư cho con người. Chi phí chữa bệnh và giải quyết ô nhiễm
11
làm thiệt hại lớn đối với nền kinh tế của đất nước. Đối với hệ sinh thái, ô nhiễm không khí có thể gây mưa axit, hiệu ứng nhà kính, ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, vì thế giảm lượng khí thải rất cần thiết cho các loài động thực vật. Đặc biệt, việc khí thải CO2 tăng lên do sinh ra từ các nhà máy và phương tiện giao thông mỗi ngày làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.
Ngoài ra còn tồn tại vô vàn những hậu quả khác do ô nhiễm môi trường sinh thái gây nên. Có những ảnh hưởng thấy được ngay trước mắt nhưng cũng có những ảnh hưởng không dễ dàng để nhận thấy. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nếu xã hội loài người không thay đổi, cải thiện vấn đề môi trường thì việc trái đất cạn kiệt tài nguyên và không còn là môi trường sống phù hợp cho các loài sinh vật là chuyện có thể lường trước.
2.4. Biện pháp khắc phục
Để ngăn chặn, khắc phục và xử lý có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây.
Trước hết phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lý hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Luôn chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung, quản lý môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động
12
xử lý nước thải, rác thải tại đó.
Chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
13
PHẦN KẾT
Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội là một mối quan hệ phổ biến. Sự tác động qua lại giữa chúng luôn đi liền với lợi ích của con người. Bên cạnh đó, vài trò của con người cũng rất quan trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ trên. Vì vậy, con người cần ý thức chặt chẽ vai trò của mình và tuân theo những quy luật tự nhiên và xã hội nhằm tránh tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Môi trường thuộc về tự nhiên, và mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội thể hiện rất rõ qua điều kiện của môi trường sinh thái. Song, việc ô nhiễm môi trường đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất, trong đó có xã hội loài người. Vì vậy, việc ngăn chặn và khắc hiểm họa này phụ thuộc vào con người và nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chính chúng ta. Điều quan trọng là con người phải nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội rồi biến những nhận thức đó thành hành động thực tế. Việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của chúng ta.
Nhìn chung, đề tài “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề môi trường bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài giàu tính thực tế. Nó phản ánh được mối quan hệ biện chứng phổ biến của lịch sử tự nhiên, xã hội đồng thời gắn liền với nhận thức và hành động thực tế của con người trong việc bảo vệ tự nhiên và xã hội, đó cũng chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
2.PGS.TS Đoàn Văn Khái, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học.
3.Bộ công thương Việt Nam
http://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/bao-ve-moi-truong-gan-voi-phat-trien-kin h-te-xa-hoi.html
4. Công Đoàn Công Thương Việt Nam
https://congdoancongthuong.org.vn/tin-tuc/t3315/o-nhiem-moi-truong-hiem-ho a-cua-con-nguoi.html
5. Wikipedia , Bách khoa toàn thư mở tiếng việt
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng 6. Báo Tài Nguyên và Môi Trường
7. Ngân hàng thế giới Việt Nam
8. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nguyen-nhan-g iai-phap-khac-phuc-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-594443.html
9. Sở tài nguyên và môi trường các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nam và Phú Thọ 10. Khoa Kinh tế Đại học Sao Đỏ, ảnh hưởng của phát triển kinh tế-xã hội đến môi trường tự nhiên, 2017
15