II. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Khái niệm về môi trường
a, nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.
Chất lượng môi trường không khí nói chung và tại các đô thị lớn nói riêng chịu tác động do phát sinh bụi, khí thải từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giao thông vận tải... Trong đó, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đặc biệt là xe ô tô, xe gắn máy chiếm tỉ lệ lớn nhất đồng thời cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị. Theo khảo sát và đánh giá của các tổ chức môi trường thì chất lượng không khí ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay đang diễn biến rất xấu. Nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng tăng lên, thậm chí có những giai đoạn tăng mạnh. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) của nhiều thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… luôn ở mức xấu từ 150 – 200, thậm chí là vượt quá 200 có nghĩa là chất lượng không khí rất xấu. Nguy hiểm nhất là hiện nay, tình trạng bụi mịn xuất hiện ngày càng nhiều với những hạt nhỏ có kích thước dưới 2.5 micromet bay lơ lửng trong không trung và có khả năng thẩm thấu qua đường hô hấp của con người cũng như các loài động vật khác.