Kết quả công tác chỉ đạo điều hành

Một phần của tài liệu 02-duthaobaocao (Trang 45 - 48)

III. Lĩnh vực Ứng dụng công nghệ thông tin 1.Cục Tin học hóa

1.2. Kết quả công tác chỉ đạo điều hành

1.2.1. Kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2020: 2020:

- Thủ tướng ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia 2025, định hướng 2030.

- Thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển CPĐT (theo Nghị quyết số 17/NQ- CP): Đã gửi công văn đề nghị đơn vị chuyên trách CNTT, Sở TTTT cập nhật tiến độ thực hiện nhiệm vụ để xây dựng báo cáo định kỳ hàng tháng. Thúc đẩy, hướng dẫn các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; hỗ trợ, hướng dẫn triển khai các mô hình ứng dụng CNTT, chia sẻ dữ liệu, các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật đối với sản phẩm CNTT.

- Truyền thông, giải đáp vướng mắc, đánh giá, công bố, xếp hạng CPĐT:

+ Phát triển, vận hành Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai CPĐT: Tính đến 14/02/2020 có 63 câu hỏi được trả lời với 268.128 lượt truy cập vào Trung tâm.

+ Xây dựng báo cáo công bố xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT của các cơ quan Trung ương, địa phương năm 2019: đang tiến hành rà soát số liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tổ chức đào tạo chuyên gia về CPĐT ở các bộ, ngành, địa phương là lực lượng nòng cốt để dẫn dắt quá trình phát triển CPĐT (Chương trình đào tạo 100). Dự kiến đào tạo khóa 1 năm 2020 ngày 11-13/6/2020 tại Hà Nội.

- Đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020.

- Làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đất đai.

- Bộ TTTT đã phối hợp với Bộ Y tế và các doanh nghiệp công nghệ số để đẩy nhanh xây dựng và đưa vào sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin phòng, chống dịch Covid-19.

- Trình Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016-2020 (Công văn số 1626/BTTTT-THH ngày 05/5/2020).

1.2.2. Tình hình xây dựng cơ chế, chính sách:

- Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.

- Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020, phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Ý nghĩa/Giá trị mang lại: Chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

- Quyết định ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020 đã được ký ban hành (Công văn số 194/QĐ-UBQGCPĐT ngày 23/3/2020).

- Trình Thủ tướng chính phủ xem xét ban hành:

(1) Phương án phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Ý nghĩa/Giá trị mang lại: Kết nối tối đa các HTTT, CSDL của Chính phủ để tích hợp, chia sẻ dữ liệu, kiến tạo tài nguyên số nhằm tạo ra khả năng khai thác toàn bộ hệ thống dữ liệu quốc gia phục vụ chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân, doanh nghiệp theo hướng “Lấy người dùng làm trung tâm” trong phát triển CPĐT, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

(2) "Đề án tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng một số nền tảng dùng chung phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu cho Chính phủ điện tử.

sở kế thừa và khai thác tối đa hạ tầng kỹ thuật (đường truyền, trung tâm dữ liệu) hiện có nhằm từng bước tạo lập tạo hạ tầng số thống nhất, xuyên suốt, ổn định, linh hoạt, an toàn phục vụ xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; Kết nối tối đa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Chính phủ để tích hợp, chia sẻ dữ liệu, kiến tạo tài nguyên số nhằm tạo ra khả năng khai thác toàn bộ hệ thống dữ liệu quốc gia phục vụ chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân và doanh nghiệp và nhu cầu của tổ chức, cá nhân.

(3) "Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương" Ý nghĩa/Giá trị mang lại: Quy định về mã định danh điện tử bao phủ được tất cả các loại hình cơ quan, tổ chức, thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu của tất cả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, bảo đảm kế thừa, sử dụng lại được các mã định danh điện tử đã có quy định.

- Ban hành:

+ Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 về việc ban hành Thông tư quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Ý nghĩa/Giá trị mang lại: Bảo đảm kịp thời quy định chi tiết nội dung về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; Quy định đồng bộ, thống nhất với phạm vi hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; Cập nhật, khắc phục những nội dung chưa phù hợp của Thông tư số 21/2010/TT-BTTTT so với thực tế.

+ Thông tư số 04/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 về việc ban hành Thông tư quy định về lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

Ý nghĩa/Giá trị mang lại: Bảo đảm kịp thời quy định chi tiết nội dung về lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước; Cập nhật, khắc phục những nội dung chưa phù hợp của Thông tư số 06/2011/TT-BTTTT so với thực tế.

+ Thông tư số 12/2020/TT-BTTTT ngày 29/5/2020 về việc Hướng dẫn xác định chi phí thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phương pháp tính chi phí.

Ý nghĩa/giá trị mang lại: Bảo đảm kịp thời bổ sung quy định xác định chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin chưa có sẵn trên thị trường được chia thành

các kỳ thanh toán, có thể trả đầu kỳ hoặc cuối kỳ thanh toán, từ đó tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị linh hoạt trong việc xác định chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện thực tế nguồn lực tại cơ quan, đơn vị mình. Bên cạnh đó, Thông tư cũng có quy định hướng dẫn về phương pháp xác định chi phí quản trị, vận hành và bảo trì dịch vụ công nghệ thông tin trong thời gian thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

+ Ban hành văn bản hướng dẫn để hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP: Cùng với các văn bản đã ban hành (Thông tư số 18/2019/TT- BTTTT ngày 25/12/2019 ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia với Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành”; Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 quy định về tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh) ngày 23/3/2020, Bộ đã ban hành Quyết định số 395/QĐ-BTTTT Hướng dẫn về việc sử dụng mã định danh văn bản và Bộ tiêu chí về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (Phiên bản 1.0).

+ Chỉ thị số 16/CT-BTTTT ngày 25/3/2020 Chỉ thị phát động Cuộc vận động ứng dụng công nghệ Việt cho cuộc sống số.

+ Ban hành văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hướng dẫn mô hình tham chiếu và kết nối mạng cho bộ, ngành, địa phương (Công văn số 273/BTTTT-CBĐTW ngày 31/01/2020).

+ Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp; khuyến nghị về việc dạy học trên các nền tảng công nghệ số, trên truyền hình để phòng, chống dịch Covid-19.

1.3. Công tác xử lý các phản ánh/kiến nghị của đối tượng quản lý:

- Tổng số kiến nghị 24, đã giải quyết xong 24; trong đó: + Kiến nghị của cử tri: 08

- Kiến nghị của Hội, Hiệp hội: 05 (Tập đoàn Viettel: 02; Công ty Ahamove: 01; Công ty VNPT TECHNOLOGY: 02)

- Người dân: 04

Một phần của tài liệu 02-duthaobaocao (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)