VI. Lĩnh vực Báo chí, truyền thông 1 Cục Báo chí
4. Cục Thông tin đối ngoại:
4.1.3. Đánh giá thực thi pháp luật của các đối tượng quản lý: Không có 4.1.4 Đánh giá tình hình triển khai chỉ đạo điều hành của các Sở TTTT:
4.1.4. Đánh giá tình hình triển khai chỉ đạo điều hành của các Sở TTTT:
Công tác TTĐN nói riêng và hoạt động TTĐN nói chung của các địa phương trong 6 tháng đầu năm 2020 đã có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng văn bản quy phạm về TTĐN, xây dựng kế hoạch công tác TTĐN và bố trí kinh phí triển khai hoạt động TTĐN trên địa bàn tỉnh, thành phố. 51/63 tỉnh, thành phố điều chỉnh, bổ sung, xây dựng Quy chế căn cứ theo Nghị định số 72/2015/NĐ-CP và Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT, góp phần quan trọng xây dựng hành lang pháp lý tăng cường hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh, thành phố. 62/63 tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch TTĐN năm 2020.
Hoạt động TTĐN trên địa bàn các tỉnh, thành phố tiếp tục được các cấp, các ngành triển khai hiệu quả gắn với công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình". Công tác cung cấp thông tin giải thích, làm rõ tiếp tục được các địa phương quan tâm triển khai tích cực. Trong tháng 05/2020, Sở TTTT Lâm Đồng đã ngăn chặn kịp thời 262.354 thư rác; phát hiện, ngăn chặn 03 tin bài tuyên truyền, phát tán tài liệu chống Đảng, Nhà nước... Sở TTTT tỉnh Gia Lai đã tổ chức biên soạn, in ấn và phát hành 2.250 tờ rơi "Hướng dẫn một số nội dung thực hiện phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và Quy định về mẫu Thẻ Nhà báo hiện hành", qua đó, hướng dẫn cho các đơn vị, địa phương nắm bắt quy định về phát ngôn cho báo chí; hướng dẫn cơ quan báo chí triển khai các bước giải thích, làm rõ thông tin sai lệch theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT- BTTTT ngày 19/10/2016 của Bộ TTTT hướng dẫn quản lý hoạt động TTĐN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4.1.4. Thông tin mới của quốc tế có thể tham khảo/nghiên cứu học tập:
- Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia: Hàn Quốc, Thái Lan là hai quốc gia nằm trong số những quốc gia thành công tiêu biểu về mặt xây dựng thương hiệu quốc gia trong khu vực và là những hình mẫu lý tưởng để Việt Nam học tập cũng như tham khảo về phương pháp, chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong thời gian qua.
+ Hàn Quốc: Với tôn chỉ “Korea, A Loving Embrace” (“Hàn Quốc, một vòng ôm yêu thương”), Chính phủ Hàn Quốc hướng tới xây dựng hình ảnh một quốc gia với những công dân được tôn trọng, tập đoàn toàn cầu cùng xã hội gắn kết với mục tiêu chung cùng phát triển. Hàn Quốc truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua phương tiện truyền thông, điện ảnh và âm nhạc với giá trị cốt lõi là quảng bá văn hoá Hàn Quốc ra toàn cầu.
Chiến lược xây dựng hình ảnh quốc gia của Hàn Quốc tập trung vào 5 lĩnh vực chiến lược chính:
+ Đóng góp cho cộng đồng quốc tế;
+ Ủng hộ chủ nghĩa đa văn hóa và quan tâm đến người nước ngoài; + Phát triển công dân toàn cầu;
+ Quảng bá các sản phẩm và công nghệ hiện đại; + Quảng bá văn hoá và du lịch hấp dẫn.
+ Thái Lan: Thái Lan quảng bá hình ảnh đất nước thông qua du lịch và
chiến dịch quảng bá hình ảnh quốc gia luôn gắn liền với khẩu hiệu và biểu tượng du lịch “Amazing Thailand”.
Ngoài “Amazing Thailand”, dự án “Thailand 4.0” là một chính sách ngành nghề cụ thể nhằm thu hút đầu tư mới hướng vào chuyển đổi nền kinh tế. Với chính sách này, Chính phủ Thái Lan mong muốn chuyển dịch đất nước sang một kỷ nguyên mới bằng ngành chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ dựa trên công nghệ mang tính đổi mới sáng tạo để song hành cùng thế giới trong kỷ nguyên số. Chiến lược này giúp Thái Lan tạo ra sự khác biệt với các quốc gia láng giềng để cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Thailand 4.0 hướng tới chính người dân Thái Lan, vì để xây dựng được Thái Lan 4.0, đất nước cần người Thái 4.0. Đó là những người Thái toàn cầu, số hóa, có năng lực và được tôn trọng trong xã hội. Người Thái 4.0 sẽ có mục tiêu rõ ràng, có năng lực cải tiến, tháo vát và quan tâm.
Qua cách xây dựng hình ảnh quốc gia của Thái Lan, chúng ta có thể thấy những hướng tiếp cận vừa truyền thống lại mới mẻ để phù hợp với sự thay đổi của thời đại cũng như vẫn nổi bật lên những giá trị lâu đời về du lịch mà đất nước này đã gây dựng được với bạn bè quốc tế.
- Báo cáo tổng hợp dư luận quốc tế và kinh nghiệm thế giới ứng phó với đại dịch Covid-19 hằng tuần, gửi báo chí trong nước để tham khảo kinh nghiệm, phương pháp đưa tin về dịch bệnh.
4.2. Kết quả công tác chỉ đạo điều hành:
4.2.1. Kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2020: 2020:
- Tổ chức nắm bắt dư luận trong và ngoài nước về tình hình Việt Nam, chú trọng theo dõi các ý kiến đánh giá, nhận định của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, giới học giả, chuyên gia nước ngoài, hằng tuần thực hiện báo cáo “Điểm dư luận báo chí nước ngoài về Việt Nam” làm tài liệu tham khảo cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nắm bắt sát thông tin để chỉ đạo báo chí trong việc giải thích, làm rõ, đấu tranh, bác bỏ các thông tin sai trái, xuyên tạc về tình hình Việt Nam. - Tổ chức theo dõi, đánh giá việc đăng, phát nội dung TTĐN trên báo chí Việt Nam để chỉ đạo thông tin trên báo chí góp phần tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới và đấu tranh, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch.
- Tổng hợp báo cáo tuyên truyền chủ quyền biển đảo hàng tháng gửi Thường trực Ủy ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; ban hành văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam đề nghị xử lý vụ việc bản đồ Việt Nam trên máy bay của Vietnam Airlines không có quần đảo Hoàng Sa.
- Tham gia cơ chế tham mưu chỉ đạo công tác tư tưởng và tuyên truyền về nhân quyền, biển đảo và TTĐN qua cơ chế Nhóm giúp việc thường trực Ban Chỉ đạo công tác TTĐN - Ban Tuyên giáo Trung ương; Nhóm tham mưu Biển Đông - Hải đảo thuộc Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo.
- Tổ chức tuyên truyền về thành tựu nhân quyền, thúc đẩy tiến bộ, tăng đồng thuận xã hội và tín nhiệm quốc gia; duy trì cơ chế Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và TTĐN định kỳ hằng tháng trong đó tập trung thông tin vào việc khẳng định nỗ lực, thành tựu của Chính phủ trong đảm bảo các quyền của người dân trong dịch bệnh, lập luận phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc trên mạng xã hội; xây dựng và ban hành kế hoạch của Bộ TTTT thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người Chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và khuyến nghị của Ủy ban Công ước về các quyền dân sự và Chính trị của Liên hợp quốc. Tham gia Đối thoại nhân quyền thường niên Việt Nam - EU; trả lời thư của Trưởng đoàn Đối thoại Nhân quyền EU; làm việc với đoàn Ủy ban Nhân quyền Úc nhằm khảo sát, đánh giá cơ hội hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực nhân quyền; đề xuất phương án trả lời các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền đối với Báo cáo ICCPR của Việt Nam; đóng góp ý kiến đối với dự thảo 7 báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân việt chủng tộc (CERD). - Phối hợp với các cơ quan chức năng của Ban Tuyên giáo, Bộ Ngoại giao triển khai chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 dưới góc độ tuyên truyền đối ngoại thông qua cơ chế giao ban báo chí, giao ban Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo công tác TTĐN hằng tuần cũng như các văn bản hướng dẫn.
- Theo dõi thông tin tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hằng ngày trên báo chí đối ngoại; thực hiện Báo cáo tổng hợp dư luận quốc tế và kinh nghiệm thế giới ứng phó với đại dịch Covid-19 hằng tuần để cung cấp cho các cơ quan báo chí trong nước tham khảo thông qua Tiểu ban truyền thông - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
- Xây dựng báo cáo đánh giá tác động, hệ lụy của dịch Covid-19 đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ TTTT và đề xuất các biện pháp để tăng cường công tác TTĐN phục vụ hiệu quả phát triển đất nước gửi Ban Chỉ đạo công tác TTĐN.
- Xây dựng Trang “Thông tin về dịch bệnh Covid 19” trên Mạng xã hội Facebook. Trang thông tin này đã chia sẻ với nhiều hội nhóm, nghiệp đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài như Trang cộng đồng người Việt Nam tại Cộng đồng người Việt Nam tại Đức, Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại
Cộng hoà Czech, Cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia… Trung bình một tháng Trang “Thông tin về dịch bệnh Covid - 19” đã thu hút gần 80.000 người tiếp cận, 14.000 lượt tương tác góp phần tích cực vào công tác thông tin tuyên truyền chung về đại dịch Covid - 19 tại Việt Nam.
- Vận hành và khai thác, xuất bản hàng nghìn tin bài, video trên các Trang thông tin điện tử đối ngoại, gồm: vietnam.vn; Cổng Thông tin aseanvietnam.vn; Chuyên trang Việt - Lào; Chuyên trang nhân quyền. Đặc biệt năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Năm ASEAN 2020, Bộ TTTT đã chú trọng và chủ động đầu tư nâng cấp Cổng Thông tin aseanvietnam.vn - Cổng Thông tin chính thống của Ban Chỉ đạo Thông tin tuyên truyền ASEAN với hạ tầng kỹ thuật, giao diện mới, kết nối đường link tới tất cả các nước ASEAN, các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm chuyển tải thông tin nhanh chóng, kịp thời về Năm ASEAN 2020 với khoảng 300 hoạt động, sự kiện lớn nhỏ diễn ra trong suốt cả năm 2020 cũng như góp phần tích cực vào việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó có các địa phương trong cả nước đến với bạn bè quốc tế.
- Đón và hướng dẫn hoạt động báo chí cho 02 đoàn phóng viên Nhật Bản vào Việt Nam tác nghiệp (không sử dụng ngân sách nhà nước).
4.2.2. Tình hình xây dựng cơ chế, chính sách:
- Trình TTgCP đề án Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài (Tờ trình số 19/TTr-BTTTT ngày 09/4/2020). Hiện đang theo dõi ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
* Ý nghĩa/Giá trị đem lại:
+ Tăng cường nhận thức tích cực cho nhân dân Việt Nam về đất nước, con người Việt Nam, làm cho thế giới ngày càng hiểu rõ thêm về đất nước, con người và sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
+ Đảm bảo các nhận thức sai lệch sẽ được cải thiện theo lộ trình đặt ra. Đổi mới mạnh mẽ nội dung và hình thức TTĐN; mở hướng TTĐN trong tình hình mới theo thông lệ quốc tế, theo hướng quan hệ công chúng, ngoại giao công chúng và sức mạnh mềm, thúc đẩy hiệu quả TTĐN.
+ Củng cố, bảo vệ sự tín nhiệm, hình ảnh quốc gia, trong đó tập trung ủng hộ các chính sách ưu tiên của Việt Nam. Đồng thời, thúc đẩy xây dựng giá trị thương hiệu quốc gia.
+ Thông qua việc xây dựng Bộ chỉ số thương hiệu quốc gia cho địa phương và Trung ương phù hợp thông lệ quốc tế sẽ tạo sự thống nhất trên toàn quốc về mục tiêu phấn đấu, từ đó nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Ban hành: Kế hoạch TTĐN của Bộ TTTT năm 2020, nhằm triển khai thực hiện kịp thời, thống nhất và hiệu quả Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 06/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch TTĐN của Chính phủ giai đoạn 2018 - 2020, góp phần hướng dẫn, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai công tác TTĐN. Kế hoạch của Bộ TTTT thực hiện các khuyến nghị của Liên hợp quốc theo các cơ chế nhân quyền UPR
và Công ước về các quyền dân sự và chính trị nhằm triển khai thực hiện các khuyến nghị mà Bộ TTTT được phân công một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đảm bảo tính khả thi về thời gian và các nguồn lực. Việc thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III và các khuyến nghị của Ủy ban Công ước ICCPR đảm bảo tính khả thi và được lồng ghép với các nhiệm vụ chuyên môn đang được các đơn vị thuộc Bộ thực hiện trên cơ sở có đánh giá, kế thừa kết quả của việc thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ II.
- Các văn bản quan trọng đang xây dựng:
+ Hoàn thiện Đề án "Đổi mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và TTĐN nhằm nâng cao ý thức quốc gia, quốc giới và trách nhiệm bảo vệ biên giới Tổ quốc".
+ Hoàn thiện Đề án đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam trên mạng xã hội giai đoạn 2019-2022.
+ Xây dựng Đề án phát triển, quản lý báo chí đối ngoại và Văn phòng thường trú báo chí Việt Nam ở nước ngoài (dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ tháng 11/2020).
(Chi tiết các đề án, Thông tư đang xây dựng tại Phụ lục I kèm theo).
4.3. Công tác xử lý các phản ánh/kiến nghị của đối tượng quản lý: Không có