IV. Lĩnh vực An toàn, anninh mạng 1 Cục An toàn thông tin
1.1. Thông tin chung về lĩnh vực: 1 Sự kiện quan trọng: Không có
1.1.2. Đánh giá sự phát triển của lĩnh vực:
Mục tiêu Bảo đảm An toàn, an ninh mạng quốc gia.
Trong 06 tháng đầu năm, đơn vị chức năng thuộc Bộ TTTT (Cục An toàn thông tin) ghi nhận 2.017 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam (805 cuộc Phishing, 788 cuộc Deface, 296 cuộc Malware) giảm 26% so với 06 tháng cuối năm 2019, và giảm 27,1% so với cùng kỳ 06 tháng đầu năm 2019.Trong tháng 6, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet là 2.117.083 địa chỉ, giảm -4,5% so với tháng 5/2020 và tăng 54,5% so với cùng kỳ tháng 6 năm 2019.
Nguyên nhân, Bộ TTTT chỉ đạo đơn vị chức năng thuộc Bộ (Cục ATTT) tăng cường thực hiện việc ghi nhận, cảnh báo và tăng hướng dẫn xử lý để tăng khối lượng công việc xử lý hơn so với tháng trước. Mặc dù việc kiểm soát dịch COVID-19 rất tốt tại Việt Nam, song các đối tượng tấn công mạng vẫn lợi dụng sự quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề này tình hình để tăng cường phát tán, lây nhiễm mã độc có phần gia tăng so với tháng trước. Đồng thời, tháng vừa qua tại Việt Nam, vẫn có rất nhiều máy chủ, thiết bị có thể trở thành nguồn phát tán tấn công DRDoS và một số mạng botnet như Necurs, Avalanche, Iotbotnet, Wannacry vẫn hoạt động mạnh, khiến cho số lượng địa chỉ IP nằm trong các mạng botnet này chỉ giảm nhẹ so với tháng trước.
Bộ TTTT chỉ đạo đơn vị chức năng thuộc Bộ (Cục ATTT) chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh. Đồng thời, cũng tăng cường công tác giám sát, điều hành các nhà mạng phát hiện, ngăn chặn.
Mục tiêu Điều hòa tỷ lệ thông tin tiêu cực trên không gian mạng
Tỷ lệ thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam trong 06 tháng đầu năm là 8.36%. Tỷ lệ thông tin tiêu cực về các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà
0 50 100 150 200 250 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Số liệu tấn công mạng
nước trên không gian mạng trong 06 tháng đầu năm là 10.03%.
Trong đó, tỷ lệ trung bình thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam là 7,94%, giảm so với Quý I/2020 (8,77%) và tỷ lệ trung bình thông tin về các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước trên không gian mạng là 7,93%, giảm nhiều so với Quý trước (12,13%).
Nguyên nhân giảm là thời gian này do uy tín lãnh đạo đảng, nhà nước lên cao trong thời gian chống dịch Covid -19, không có sự kiện lớn tạo nhiều thông tin xấu độc, kết hợp hiệu quả hoạt động điều hòa thông tin trên mạng, báo chí chính thống vào cuộc tích cực.
- Thông tin mới của quốc tế có thể tham khảo/nghiên cứu học tập:
+ Đạo luật Điều phối viên Nhà nước về An ninh mạng do nhóm thượng nghị sĩ lưỡng Đảng Hoa Kỳ gần đây đã đưa ra yêu cầu mọi tiểu bang phải có một điều phối viên an ninh mạng, người sẽ làm việc với tất cả các cấp chính quyền để ngăn chặn và ứng phó với các cuộc tấn công mạng.
+ Trung tâm an ninh mạng quốc gia Vương quốc Anh (NCSC) đưa ra lời khuyên an toàn cho người sử dụng camera an ninh trên Internet. Tổ chức này công bố một danh sách các thiết bị kiểm tra an toàn cho bất cứ ai mua camera hỗ trợ Internet.
+ Đạo luật bảo vệ và quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em (COPPA) của Hoa Kỳ cấm các trang web, ứng dụng và các nhà khai thác trực tuyến khác thu thập dữ liệu và thông tin cá nhân từ trẻ em dưới 13 tuổi.
+ Châu Âu muốn Facebook, Twitter và Google cung cấp báo cáo hàng tháng về tin tức giả mạo! Các báo cáo hàng tháng này phải chứa thông tin chi tiết về các hành động của công ty để quảng bá nội dung đáng tin cậy và hạn chế thông tin sai lệch và quảng cáo liên quan.
+ Nga sử dụng hệ thống blockchain để phục vụ bỏ phiếu. Tòa án tối cao Nga lần đầu tiên đã sử dụng một hệ thống dựa trên blockchain để ghi lại các phiếu bầu trong phiên họp toàn thể, do Kaspersky hỗ trợ.