Tiến trình kiểm thử phần mềm

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phần mềm học viện nông nghiệp việt nam (Trang 145 - 147)

D) CÁC CÁCH BIỂU DIỄN CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH

f. Đặc tả giao diện đối tượng

7.1.2. Tiến trình kiểm thử phần mềm

Một mô hình kiểm thử nói chung được mô tả trong hình 7.2. Các trường hợp kiểm thử là các bản đặc tả về đầu vào để kiểm thử và đầu ra được mong đợi từ hệ thống đối với mỗi chức năng của hệ thống. Dữ liệu kiểm thử là dữ liệu mà ta có thể đưa ra nhằm kiểm thử hệ thống. Dữ liệu kiểm thử đôi khi được sinh ra một cách tự động. Tuy nhiên, việc sinh ra các trường hợp kiểm

Hình 7.2. Tiến trình kiểm thử phần mềm

Việc kiểm thử toàn diện, hay nói cách khác, các câu lệnh trong chương trình tiến hành tuần tự đều được kiểm thử là điều không thể. Tuy nhiên, kiểm thử dựa trên một tập con các trường hợp kiểm thử là có thể. Một cách lý tưởng, các công ty phần mềm nên có những chiến lược để lựa chọn tập dữ liệu kiểm thử hơn là để cho nhóm phát triển. Những chiến lược này có thể dựa trên các chiến lược kiểm thử chung (ví dụ, một chiến lược kiểm thử mà tất cả các câu lệnh của chương trình cần phải được thực thi ít nhất một lần). Các chiến lược có thể dựa trên kinh nghiệm sử dụng hệ thống và có thể tập trung vào những tính năng của hệ thống, chẳng hạn như:

- Tất cả các chức năng của hệ thống được truy cập thông qua menu phải được kiểm thử. - Việc kết hợp các chức năng (ví dụ như chức năng định dạng văn bản) được truy cập qua cùng một menu phải được kiểm thử.

- Với dữ liệu được người dùng cung cấp, tất cả các chức năng phải được kiểm thử đối với cả trường hợp dữ liệu đúng và dữ liệu sai.

Khi các tính năng của phần mềm được sử dụng tách biệt, thường thì chúng hoạt động tốt.

Vấn đề sẽ nảy sinh khi các tính năng tích hợp không được kiểm thử cùng nhau.

Một phần của tiến trình lập kế hoạch kiểm thử, người quản lý phải quyết định ai là người chịu trách nhiệm trong các giai đoạn khác nhau của tiến trình kiểm thử. Đối với hầu hết các hệ thống, người lập trình chịu trách nhiệm kiểm thử thành phần của đoạn mã nguồn mà họ đã tạo ra. Ngay khi nó hoàn thành, công việc được chuyển qua nhóm tích hợp, nhóm này chịu trách nhiệm tích hợp các tính năng được phát triển từ các nhóm khác nhau, hình thành nên phần mềm và kiểm thử toàn hệ thống. Đối với các hệ thống quan trọng, nhiều tiến trình hình thức được sử dụng khi những kỹ sư kiểm thử chịu trách nhiệm đối với tất cả các giai đoạn của tiến trình kiểm thử. Khi kiểm thử các hệ thống quan trọng, kịch bản kiểm thử được phát triển riêng rẽ và việc ghi lại các chi tiết được duy trì trong kết quả kiểm thử.

Kiểm thử thành phần bởi người phát triển thường dựa trên việc hiểu cặn kẽ về chức năng của thành phần. Tuy nhiên, kiểm thử hệ thống lại phải dựa trên một bản đặc tả hệ thống. Nó có thể là một bản đặc tả yêu cầu chi tiết của hệ thống.

Trong thực tiễn, khi tiến hành kiểm thử người ta thường bắt đầu kiểm thử thành phần, sau đó mới chuyển sang giai đoạn kiểm thử hệ thống. Tuy nhiên, trong phần này hai nội dung lại được giới thiệu đảo ngược bởi ngày càng nhiều hệ thống được xây dựng bằng cách tích hợp các thành phần tái sử dụng và cấu hình lại hệ thống đang tồn tại để nó đáp ứng được yêu cầu của người dùng.

Thiết kế các trường hợp kiểm

thử

Chuẩn bị dữ liệu

kiểm thử với dữ liệu kiểm thửChạy chương trình với các testSo sánh kết quả -case Trường hợp

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phần mềm học viện nông nghiệp việt nam (Trang 145 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)