Điều khiểu tập trung

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phần mềm học viện nông nghiệp việt nam (Trang 121 - 123)

D) CÁC CÁCH BIỂU DIỄN CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH

a. Điều khiểu tập trung

Trong mô hình điều khiển tập trung, một hệ thống con được thiết kế như một hệ thống điều khiển chịu trách nhiệm quản lý việc thực thi của các hệ thống con khác. Các mô hình điều khiển tập trung có thể chia thành hai lớp, phụ thuộc vào các hệ thống con được điều khiển một cách tuần tự hoặc song song.

Mô hình gọi –trả lời

Mô hình này tương tự như mô hình thủ tục con top-down, điều khiển bắt đầu ở trên đỉnh của một cây thứ bậc và thông qua việc gọi các thủ tục con để đi xuống mức thấp hơn trong cây. Mô hình thủ tục con này chỉ được ứng dụng trong các hệ thống tuần tự.

Mô hình gọi-trả lời được minh họa qua hình vẽ 6.9. Chương trình chính có thể gọi các thủ

tục routines 1, 2 và 3, routine 1 có thể gọi các thủ tục 1.2 hoặc 1.1; routine 3 có thể gọi routine 3.1 hoặc 3.2…

Mô hình tương tự này được nhúng trong các ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn như ngôn ngữ C, Ada và Pascal. Điều khiển chuyển từ thủ tục ở mức cao trong cây xuống các thủ tục ở mức thấp. Sau đó nó trả lại con trỏ tại điểm mà thủ tục được gọi. Thủ tục đang được thực thi có trách

nhiệm điều khiển và cũng có thể gọi các thủ tục con khác hoặc trả lại điều khiển cho cha của nó. Nó là một kiểu lập trình đơn giản trả về một vài điểm khác trong chương trình.

Mô hình gọi-trả lời có thể được sử dụng tại mức module để quản lý các chức năng hoặc các đối tượng. Các thủ tục con trong một ngôn ngữ lập trình được gọi bởi các thủ tục con khác là chức năng tự nhiên.

Tính chất cứng nhắc và bị giới hạn của mô hình này vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của nó. Nó là điểm mạnh vì nó tương đối đơn giản để phân tích các luồng điều khiển và công việc, là một điểm yếu vì ngoài trừ các thao tác thông thường, nó rất khó để điều khiển.

Mô hình quản lý

Mô hình này được ứng dụng trong các hệ thống song song. Một thành phần hệ thống được thiết kế như một hệ thống quản lý, điều khiển việc bắt đầu, kết thúc và kết hợp các tiến trình của các hệ thống khác. Một tiến trình là một hệ thống con hay một module có thể thực thi song song với các tiến trình khác. Một dạng của mô hình này có thể được ứng dụng trong các hệ thống tuần tự mà việc quản lý các cuộc gọi thông thường tới các hệ thống phụ thuộc vào giá trị của một số biến trạng thái.

Hình 6.10. Mô hình quản lý tập trung cho hệ thống thời gian thực

Hình 6.10 là một ví dụ cho mô hình quản lý tập trung trong việc điều khiển các hệ thống song song. Mô hình này thường được sử dụng trong các hệ thống thời gian thực “mềm”, không có những ràng buộc quá chặt chẽ về mặt thời gian. Điều khiển trung tâm quản lý việc thực thi

một tập hợp các tiến trình kết hợp với các bộ cảm biến và bộ tác động.

Tiến trình điều khiển hệ thống quyết định khi nào tiến trình được bắt đầu và kết thúc phụ thuộc vào các biến trạng thái. Nó kiểm tra xem các tiến trình khác có sinh ra các thông tin được xử lý hoặc chuyển thông tin tới chúng để xử lý. Điều khiển thông thường lặp liên tục, thu các bộ cảm biến và các tiến trình khác cho các sự kiện hoặc những thay đổi trạng thái. Với lý do này, mô hình này còn được gọi là mô hình lặp sự kiện (event-loop).

Xử lý

cảm biến Thao tác Xử lý

Hệ thống điều khiển

Giao diện

người dùng Quản llỗi ý Xử lý tính

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phần mềm học viện nông nghiệp việt nam (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)