Xác định đối tượng chính trong hệ thống

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phần mềm học viện nông nghiệp việt nam (Trang 134 - 136)

D) CÁC CÁCH BIỂU DIỄN CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH

d. Xác định đối tượng chính trong hệ thống

Trong giai đoạn này của tiến trình, nên có một vài ý tưởng về các đối tượng chính trong hệ thống đang được thiết kế. Trong hệ thống trạm khí tượng, các thiết bị sẽ là các đối tượng, ta cần ít nhất một đối tượng tại mỗi mức kiến trúc. Điều này phản ánh những nét cơ bản mà các đối tượng hướng tới trong quá trình thiết kế. Tuy nhiên, cũng thường xuyên phải tìm kiếm và tài liệu hoá các đối tượng có thể có liên quan.

Mặc dù phần này có tiêu đề là xác định đối tượng, trong thực tế, tiến trình này liên quan đến việc xác định các lớp đối tượng. Việc thiết kế được mô tả trong các thuật ngữ của các lớp này. Hiển nhiên, ta cần phải làm mịn các lớp đối tượng đã xác định từ giai đoạn khởi đầu và xem xét lại ở giai đoạn này để hiểu sâu hơn việc thiết kế.

Các cách tiếp cận để xác định đối tượng

Có bốn cách tiếp cận để xác định các đối tượng của hệ thống:

1. Sử dụng một phân tích ngữ pháp của ngôn ngữ tự nhiên mô tả hệ thống. Các đối tượng và những thuộc tính của nó phải là danh từ, các phương thức hoặc các dịch vụ phải là động từ. Cách tiếp cận này được đưa vào phương pháp HOOD - cho thiết kế hướng đối tượng (Robinson, 1992) đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp ở Châu Âu.

2. Sử dụng các vật thể hữu hình trong lĩnh vực ứng dụng, chẳng hạn như máy bay, các vai trò như người quản lý, các sự kiện như yêu cầu, các tương tác như gặp gỡ, các vị trí như văn phòng, tổ chức như công ty... Hỗ trợ bằng cách xác định các cấu trúc lưu trữ trong giải pháp của lĩnh vực có thể được yêu cầu để hỗ trợ các đối tượng này.

3. Sử dụng cách tiếp cận hành vi, trong đó người thiết kế đầu tiên hiểu qua cách xử lý của hệ thống. Những cách thực hiện khác nhau được phân công cho những phần khác nhau của hệ thống và sự hiểu biết được bắt nguồn từ việc ai khởi động và tham gia vào những công việc này. Những người tham gia đóng vai trò có ý nghĩa được xem như các đối tượng.

4. Sử dụng phân tích dựa trên kịch bản. Khi một kịch bản được phân tích, đội chịu trách nhiệm phân tích phải xác định những đối tượng được yêu cầu, các thuộc tính và phương thức. Một phương thức của việc phân tích được gọi là thẻ CRC, nơi những người làm phân tích dựa vào vai trò của các đối tượng được hỗ trợ có hiệu quả trong phương pháp tiếp cận dựa trên kịch bản này.

Những cách tiếp cận này sẽ giúp ta bắt đầu xác định đối tượng. Trong thực tế, phải sử dụng vào nhiều nguồn kiến thức cơ bản khác nhau để khám phá ra các lớp đối tượng. Các lớp đối tượng, thuộc tính và các phương thức được xác định ban đầu thông qua các mô tả không chính thức về hệ thống có thể là điểm bắt đầu của việc thiết kế. Thông tin bổ xung từ những hiểu biết về lĩnh vực ứng dụng hoặc phân tích kịch bản sau đó sẽ được sử dụng để làm mịn và mở rộng các đối tượng ban đầu. Những thông tin này có thể được thu thập từ các tài liệu yêu cầu, từ việc thảo luận với người sử dụng và từ việc phân tích các hệ thống đang tồn tại.

Bằng cách tiếp cận lai, chúng ta có thể nhận thấy hệ thống trạm khí tượng có năm lớp đối tượng chínhđược thể hiện trong hình vẽ 6.20.

Hình 6.20. Các lớp đối tượng của hệ thống trạm khí tượng

1. Lớp đối tượng WeatherStation cung cấp giao diện cơ bản của trạm dự báo thời tiết với môi trường của nó. Tuy nhiên, các phương thức phản ánh những tương tác này được chỉ ra trong hình 6.20. Trong trường hợp này, sử dụng một lớp đối tượng đơn để che dấu tất cả những tương tác, nhưng trong các bản thiết kế khác, bạn có thể lựa chọn để thiết kế giao diện của hệ thống như là các lớp khác nhau.

2. Lớp đối tượng WeatherData che dấu dữ liệu thu được từ các thiết bị trong trạm dự báo thời tiết. Các phương thức của đối tượng này liên quan đến việc thu thập và tóm lược dữ liệu được yêu cầu.

3. Các lớp đối tượng Ground thermometer, Anemometer và Barometerliên quan trực tiếp tới các thiết bị trong hệ thống. Chúng phản ánh những thực thể phần cứng hữu hình trong hệ thống và các phương thức liên quan đến việc điều khiển phần cứng.

Làm mịn đối tượng

Trong giai đoạn tiếp theo của tiến trình thiết kế, cần phải sử dụng những kiến thức của lĩnh vực ứng dụng để xác định các đối tượng và các dịch vụ. Chúng ta biết rằng, các trạm khí tượng thường để ở những nơi xa và có một số thiết bị mà thỉnh thoảng chúng có thể bị hỏng. Các thiết bị nếu bị lỗi thì cần phải có thông báo lỗi tự động. Điều này đòi hỏi phải có những thuộc tính và những phương thức để kiểm tra xem các thiết bị có hoạt động theo đúng chức năng mong muốn hay không. Như bạn thấy, có rất nhiều trạm khí tượng từ xa nên phải xác định dữ liệu được thu thập từ mỗi trạm, vì thế cũng cần phải đánh số cho các trạm.

WeatherStation identifier reportWeather() celibrate (instruments) test() startup(instruments) shutdown(instruments) WeatherData airTempratures groundTempratures winSpeeds windDirections pressures rainfall collect() summarise() Ground thermometer temperature test() celibrate () Anemometer windSpeed windDirection test() Barometer pressure height test() celibrate ()

các lớp đối tượng mới phải được đưa ra. Bằng việc tạo ra các đối tượng thiết bị đọc yêu cầu, bất kỳ sự thay đổi nào trong chiến lược thu thập dữ liệu đều có thể thực hiện một cách dễ dàng mà không cần thay đổi các đối tượng kết nối với các thiết bị.

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phần mềm học viện nông nghiệp việt nam (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)