Giải pháp dành cho chính phủ nước ngoà

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA COVID19 ĐỐI VỚI VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN, ĐƯỜNG SẮT (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THÍCH ỨNG CHO VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG SẮT

3.1.2 Giải pháp dành cho chính phủ nước ngoà

a. Đối với vận tải đường biển

Trước những ảnh hưởng do dịch Covid gây ra đối với nền kinh tế nói chung và ngành vận tải biển đường sắt nói riêng, Chính phủ mỗi quốc gia nên xem đây vừa là thử thách cũng vừa là cơ hội để có thể vượt qua khó khăn và vươn mình lên một cách

mạnh mẽ để tồn tại trong ngành logistics. Cụ thể, chính phủ các nước có thể xem xét một số biện pháp sau đây đối với ngành vận tải biển quốc tế:

- Nhằm ứng phó với vấn đề thiếu hụt nguồn cung container để có thể chở hàng, thực hiện hoạt động mua bán qua lại với các quốc gia, chính phủ các nước có thể xem xét tối ưu container bằng cách tập hợp hàng hóa, giảm thiểu các lô hàng gồm các container chứa được chất đầy bằng cách tập hợp các sản phẩm đến từ cùng một khu vực lại với nhau. Vận chuyển một container duy nhất sẽ ít tốn kém hơn, còn nếu không thể hợp nhất hàng hóa vào một thùng thì hãy biến chúng thành các lô hàng lớn hơn để giảm chi phí.

- Chính phủ các nước nên có chính sách bình ổn giá cước vận tải biển, tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp đối tác có thể thoải mái hơn trong việc di chuyển và làm ăn buôn bán. Trong nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại cảng biển vấn đề được cho là nóng nhất trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp là giá cước vận tải biển tăng cao. Đối với các doanh nghiệp đặc thù thường xuyên mua bán trao đổi với nước sở tại, chính phủ nên trực tiếp làm việc và tạo điều kiện với các doanh nghiệp, cam kết không tăng giá. Đây được cho là động lực để doanh nghiệp tiếp tục làm việc với nước ngoài.

b. Đối với vận tải đường sắt

Riêng đối với ngành đường sắt mang tính đặc thù về chính trị và có tính lâu đời, chính phủ mỗi quốc gia nên có chính sách phù hợp để đảm bảo hoạt động vận tải đường sắt có thể phát huy được hết chức năng của ngành, đóng góp vào nền kinh tế. có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

- Tập trung vào việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyên tuyến, tăng tỷ trọng vận tải hóa bằng container và đẩy mạnh vận chuyển hàng liên vận quốc tế giữa các nước và quá cảnh đi thị trường châu Âu.

- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid hoành hành, ngành đường sắt phải hoàn toàn đổi mới tư duy, đổi mới sáng tạo cách làm việc bởi đây là ngành truyền thống lâu đời có từ hàng trăm năm nên đổi mới để thích ứng với hoàn cảnh là việc làm vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, chính phủ các nước cần đầu tư lượng ngân sách xứng đáng nhằm đổi mới cơ sở hạ tầng, phục vụ cho các hoạt động kinh tế của ngành vì đây là một ngành cốt lõi của của một quốc gia.

- Xây dựng mạng lưới đường sắt hiện đại, kết nối

+ Để đưa đường sắt vượt qua thách thức, trở thành một chuyên ngành vận tải chủ đạo, phải xem xét lại từng tuyến đường sắt. Xây dựng mọi tuyến đường sắt theo một khổ tiêu chuẩn chung. Làm vậy để không chỉ đáp ứng nhu cầu nội bộ nền kinh tế mà còn có thể kết nối với các thị trường quốc tế. Tất cả các cảng, trước hết là các cảng nước sâu phải có đường sắt song song và áp sát cầu tàu mới đáp ứng được yêu cầu tiết giảm chi phí bốc xếp, góp phần tích cực vào việc kéo giảm chi phí logistics.

+ Ưu tiên phát triển đường sắt điện khí hóa, đường đôi khổ tiêu chuẩn 1.435mm lưỡng dụng; vận tốc khai thác trung bình khoảng 150 km/h đối với vận tải hàng hóa, vận tốc khai thác trung bình khoảng 100 km/h đối với vận

tải hàng hóa và vận chuyển container. Đồng thời, cần dự phòng đất để phát triển tàu cao tốc hoặc siêu cao tốc khi có nhu cầu và có khả năng cạnh tranh với vận tải hành khách đường bộ và hàng không. Mặt khác, cần có các tuyến chuyên dụng tàu hàng nối với các cảng biển quốc tế, kết nối với các chân hàng hóa container để giảm tải cho đường bộ, giảm tắc nghẽn đô thị, giảm tai nạn giao thông.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA COVID19 ĐỐI VỚI VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN, ĐƯỜNG SẮT (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w