Đối với vận tải đường biển

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA COVID19 ĐỐI VỚI VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN, ĐƯỜNG SẮT (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THÍCH ỨNG CHO VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG SẮT

3.2.1 Đối với vận tải đường biển

Trong gần 2 năm vừa qua, đại dịch Covid-19 và những hệ lụy đi kèm đã tác động nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ngành logistic vẫn tăng trưởng mạnh mẽ; và hiện các doanh nghiệp logistic toàn cầu đang tận dụng nguồn tiền thu được để chuẩn bị cho thời kỳ hậu đại dịch.

Sự suy giảm kinh tế trong thời kỳ đại dịch không ảnh hưởng quá tiêu cực đến ngành logistics toàn cầu do mức tiêu thụ hàng hóa đi kèm với các dịch vụ logistics - vẫn gia tăng. Giá cước vận tải, đặc biệt là vận tải biển, tăng phi mã trong suốt 2 năm trở lại đây. Giá vận chuyển container tăng vọt do các nút cổ chai trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã làm giảm khoảng 15% công suất vận tải biển của thế giới. Với nền móng từ năm “hưởng lợi” như 2021, các doanh nghiệp vận tải biển được cho là vẫn tiếp tục một năm 2022 “lên ngôi”. Hiện nhiều hãng vận tải đang tích cực củng cố nội lực để tiếp tục duy trì vị thế.

Sau 2 năm thu lợi lớn, các doanh nghiệp vận tải lớn đang tích cực đầu tư để đa dạng hóa, tăng cường trong các lĩnh vực khác bên cạnh vận tải biển như vận tải hàng không, đường bộ và hậu cần với tham vọng lấn sâu vào lĩnh vực logistics cho thương mại điện tử và giải pháp logistics trọn gói.

Số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam công bố trong 11 tháng năm 2021 cho thấy, mặc dù một số cảng biển lớn khu vực phía Nam chịu tác động mạnh của dịch bệnh nhưng tổng khối lượng hàng container qua cảng biển cả nước vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực.

Dù giá cước container vẫn đang là rào cản với các doanh nghiệp, nhưng logistics vẫn là lĩnh vực đang thu hút đầu tư mạnh tại Việt Nam và dự báo sẽ tăng trưởng vượt trội nhờ các ngành công nghiệp phụ trợ, chế tạo ô tô, linh kiện điện tử và chính sách đầu tư của Nhà nước vào các vùng kinh tế trọng điểm.

Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng ngành logistics còn đến từ quá trình chuyển đổi số. Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, 100% số doanh nghiệp logistics đã gia tăng đầu tư cho chuyển đổi số trong một năm trở lại đây, trong đó, 86% số doanh nghiệp kỳ vọng việc ứng dụng công nghệ, số hóa và chuyển đổi số; 36% số doanh nghiệp tin rằng việc đưa công nghệ vào hành trình logistics sẽ nâng cao trải nghiệm của khách hàng toàn cầu.

Giải pháp cho doanh nghiệp dịch vụ logistics: Nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics ở Việt Nam đã ứng phó với Covid-19 bằng hàng loạt các biện pháp: cắt giảm

lương và/hoặc giờ làm việc của nhân viên; cắt giảm chi phí không cần thiết (44,5% DN); đàm phán điều khoản thanh toán cho chi phí đầu vào và chi phí khác (38,6% DN), thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh (37,3% DN).Cần chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, trình độ quản trị theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số để bắt kịp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin hầu hết trong các khâu của logistics. DN logistics cần nâng cao quy trình, công nghệ, nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực logistics. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ với những tiến bộ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được đa số DN kỳ vọng sẽ làm thay đổi ngành logistics nhiều nhất với những lợi ích hàng đầu như tăng năng suất lao động, cắt giảm chi phí, cải thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao hiệu quả theo dõi logistics và quản lý vòng đời sản phẩm và củng cố hệ thống vận hành.... áp dụng giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả cho dịch vụ logistics và giảm đáng kể chi phí liên quan như cảng điện tử (ePort), lệnh giao hàng điện tử (eDO), số hóa chứng từ vận tải (Invoicing and Payments), đầu tư vào ứng dụng giải pháp tổng thể trong dịch vụ logistics (Saas), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhà kho thông minh (Smart Warehousing)...Chủ động tìm kiếm, liên kết với các DN quốc tế có uy tín để cùng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.Các giải pháp trên vừa là ứng phó cấp bách; vừa mang tính căn cơ lâu dài, nhằm giúp nền kinh tế Việt Nam nói chung và DN dịch vụ logistics Việt Nam nói riêng sớm vượt qua khó khăn và quay trở lại “đường ray” phát triển, hướng đến mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng trong tương lai.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA COVID19 ĐỐI VỚI VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN, ĐƯỜNG SẮT (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w