Dự báo những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến phòngngừa tìnhhình tộiphạm trong

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. (Trang 81 - 87)

4.1.1.Cơ sở của dự báo

- Để góp phần tăng cường chất lượng dự báo tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cần có sự nhận thức đúng đắn về những cơ sở, căn cứ của dự báo phải đảm bảo tính khoa học, số liệu tin cậy, cần có sự nhìn nhận vận dụng kiến thức đa ngành trong quá trình phân tích các nội dung dự báo. Cụ thể là từ cơ sở lý luận ở Chương 2 và sự phân tích, tổng hợp những số liệu phản ánh từ thực tế thu được từ Chương 3 của luận án, NCS xác định cơ sở dự báo về tình hình tội phạm và phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Để dự báo về khả năng phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới, tác giả đã dựa trên những căn cứ sau đây:

- - Những tài liệu phản ánh về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước ở hiện tại và thời gian tới.

- Những tài liệu phản ánh về tình hình tội phạm kinh tế, cũng như tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng trong thời gian qua.

- + Tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam có xu hướng gia tăng cả về số vụ và số đối tượng, trị giá tiền bị chiếm đoạt.

- + Phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sẽ diễn biến ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.

- Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Đảng và Chính Phủ, mục tiêu phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Ngoài ra còn có sự tham khảo từ tài liệu liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng các cơ quan chức năng. Cụ thể:

- -Về tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Tăng trưởng kinh tế giảm, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh Covid19 lan rộng ở cả lục địa. Bên cạnh đó, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế lan rộng sang nhiều nước và gây rủi ro đối với hệ thống tài chính khu vực và toàn cầu, trong khi nhiều quốc gia đang phát triển lại đang bước vào giai đoạn tăng trưởngkinh tế với áp lực lạm phát cao, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Thêm vào đó, sự xuất hiện và phát triển của các công ty công nghệ tài chính (fintech) và công nghệ (big tech) trong cung cấp dịch vụ tài chính đang tạo ra những áp lực cho các ngân hàng trong nước cần phải thay đổi và hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ ngày càng khó khăn nếu không nhanh chóng bắt kịp xu hướng công nghệ. Có thể thấy, giai đoạn 2017-2019 vừa qua đã gây hoang mang cho nhiều người sử dụng dịch vụ tài chính với 21,1% các cuộc tấn công nhắm vào các ngân hàng, 8,17% vào các cửa hàng trực tuyến và 6,43% vào hệ thống thanh toán - chiếm hơn 1/3 tổng số các cuộc tấn công. Brazil là nước chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số người dùng bị tấn công bởi những kẻ lừa đảo trong quý II năm 2018 (15,51%); tiếp đến là Trung Quốc (14,44%), Georgia (14,4%), Kirghizstan (13,6%) và Nga (13,27%). Cùng với quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, tình hình tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam dự báo sẽ còn diễn biến khó lường với hành vi ngày càng phức tạp hơn, bởi Châu Á có lĩnh vực tài chính phát triển nhanh nhưng cũng nằm trong những khu vực nóng bỏng về tội phạm công nghệ cao. Theo Symantec (Công ty phần mềm của Mỹ), Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về các hoạt động đe dọa tấn công mạng. Theo Hiệp hội An toàn thông tin số Việt Nam, mặc dù chỉ số An toàn thông tin của Việt Nam đã cải thiện qua các năm nhưng vẫn được dự báo là nước có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại, mã độc ở mức cao. Trong khi đó chúng ta lại đang trên đà áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực của đời sống. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời mở ra dự báo rằng, ngân hàng số sẽ là tương lai của ngành Ngân hàng và là mảnh đất mầu mỡ để tội phạm công nghệ cao khai thác phi pháp theo phương thức và công cụ tinh vi...

nhằm tranh thủ tối đa ngoại lực, hợp tác phát triển cùng với những lợi thế, tiềm năng sẵn có ở trong nước để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động lên hệ thống tài chính ngân hàng một cách toàn diện, không chỉ ở cách thức thực hiện giao dịch, các kênh cung cấp, phân phối sản phẩm, dịch vụ mà trong cả cách thức quản trị ngân hàng, mối quan hệ tương tác với khách hàng và với đối thủ cạnh tranh. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh, nhiều ngân hàng ở Việt Nam đã và đang nghiên cứu và thực hiện chuyển dịch mô hình ngân hàng truyền thống phụ thuộc vào mạng lưới chi nhánh sang mô hình ngân hàng số.

- Trước tiềm năng phát triển của việc ứng dụng công nghệ số, cùng với nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ có yếu tố công nghệ ngày càng cao của khách hàng,đặc biệt là thế hệ trẻ ưa chuộng công nghệ, việc phát triển ngân hàng số là một xu thế tất yếu liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh sâu sắc về công nghệ và áp dụng tiến bộ công nghệ hiện nay. Đó là những xu hướng quan trọng có tiềm năng tác động đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng ở Việt Nam xu hướng “ngân hàng không giấy”, “ngân hàng số” sẽ trở nên phổ biến dẫn đến giảm dần vai trò của các chi nhánh cùng với đó, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay thế hoàn toàn kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống bằng việc ứng dụng nhiều hơn công nghệ thông tin, ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số, các sản phẩm của ngân hàng có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợ để làm hài lòng khách hàng.

- Như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghệ 4.0 và những tiện ích mà cuộc cách mạng này mang lại thì, các hình thức phạm tội mới có sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng, lợi dụng công nghệ thông tin và viễn thông để phạm tội cũng ngày một diễn biến phức tạp. Về phương tiện phạm tội, tội phạm sử dụng công nghệ cao làm phương tiện thực hiện tội phạm, là những hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin (CNTT) hoặc phương tiện điện tử truy cập dữ liệu cá nhân của người dùng (dữ liệu thẻ thanh toán, thông tin đăng nhập…), bí mật của ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại (NHTM), các công ty tài chính… nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc phục vụ cho các mục đích sai trái khác.

- Do ảnh hưởng từ kinh tế thế giới, kinh tế trong nước cũng tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Tăng trưởng kinh tế trong nước chậm lại, lạm phát cao, lãi suất duy trì ở mức cao, thị trường chứng khoán sụt giảm.

- Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

-

- Mặt khác, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đang bùng phát, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước, cho nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có nhu cầu vay vốn mới dù mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh so với trước khi có dịch. Nhu cầu tín dụng giảm là một trong tháchthức với ngành Ngân hàng, nó kéo theo nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, trong đó việc áp lực tăng vốn điều lệ sau năm 2019, năm 2020 vẫn tương đối lớn, đòi hỏi nhiều ngân hàng phải có vốn chủ sở hữu cao hơn nhiều so với trước đây để đảm bảo quản trị rủi ro hiệu quả theo tiêu chuẩn Basel II, đặc biệt là các ngân hàng có vốn nhà nước, lợi nhuận của một số ngân hàng sút giảm trong bối cảnh rủi ro nợ xấu gia tăng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến an toàn vốn của ngân hàng làm tăng thêm áp lực tăng vốn điều lệ với ngân hàng, thêm một áp lực mang tính hệ thống hết sức đáng lo ngại của ngành ngân hàng đó là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Chìa khóa tạo nên thành công đột phá của mỗi ngân hàng chính là yếu tố nhân sự và công nghệ.

và đạo đức nghề nghiệp, như vậy, cuộc cách mạng số trong ngành Ngân hàng cũng yêu cầu cán bộ, nhân viên ngân hàng phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ, thường xuyên cập nhật thông tin, sáng tạo và thích ứng với những yêu cầu mới. Mặc dù, chuyên ngành tài chính - ngân hàng đã và đang thu hút một số lượng lớn sinh viên theo học nhưng theo đánh giá của các ngân hàng hiện nay vẫn đang thiếu hụt nguồn nhân lực tài chính, ngân hàng chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập, và đây là thách thức lớn đối với các ngân hàng. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các tổ chức về việc làm, nhu cầu đào tạo mới nhân lực ngành tài chính giai đoạn 2016 – 2020 của Việt Nam là trên 1,6 triệu người và đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong ngành ngân hàng khoảng 300.000 người. Số liệu khảo sát của Tập đoàn HayGroup và Viện Nhân lực ngân hàng – tài chính cho thấy, lượng sinh viên tài chính - ngân hàng ra trường đang ngày càng tăng: năm 2012 khoảng 29.000 người, năm 2013 khoảng 32.000 người và năm 2016 khoảng 61.000 người dự báo đến năm 2020 con số này có thể tăng lên 65.000 người. Tuy nhiên, số sinh viên được các tổ chức tín dụng tuyển chọn chỉ vào khoảng 17.000

– 22.000 người. Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước, đến năm 2020, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính ngân hàng sẽ là 120.900 người, tăng gấp đôi so với năm 2016. Trên thực tế, nguồn nhân lực tài chính - ngân hàng đang "thừa thì vẫn thừa, thiếu thì vẫn thiếu". Cụ thể, số lượng giao dịch viên, cán bộ, chuyên viên bán hàng trong ngành này đang rất lớn, ngược lại, đội ngũ chuyên gia, lãnh đạo cấp trung và cấp cao thì lại rất hiếm.

- Trong khi đó, công tác cán bộ còn nhiều yếu kém chậm được khắc phục sẽ là trở ngại lớn đối với công tác phòng, chống tội phạm. Trong công tác cán bộ, dư luận về tiêu cực, tham nhũng vẫn còn nặng nề, nhất là trong các khâu tuyển dụng, đề bạt,bổ nhiệm. Hiệu quả trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước còn thấp; bộ máy quản lý còn cồng kềnh, đội ngũ công chức nhà nước đông nhưng chất lượng phục vụ chưa tương xứng.

- Nắm bắt được những khó khăn mà ngành ngân hàng phải đối mặt trong thời gian tới, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng diễn biến phức tạp, thủ đoạn phạm tội thường tinh vi, đối tượng phạm tội là đối tượng trong nội bộ ngành ngân hàng có khả năng chủ động che giấu hành vi phạm tội, tiêu hủy chứng cứ, tìm cách đối phó với các cơ quan chức năng qua việc tiếp cận công nghệ... một cách tinh vi hơn. Đặc biệt, trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng (nhất là đấu tranh với các hành vi phạm tội tham nhũng, rửa tiền) của các cơ quan chức năng, các đối tượng phạm tội thường lợi dụng mối quan hệ phức tạp để nhờ vả, tác động “chạy tội”, “chạy án”, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, xử lý tội phạm. Do đó, song song với việc cần phải xác định rõ các nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng là cần phải tăng cường hoàn thiện các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới, trên cơ sở dự báo có tính khoa học, khách quan, toàn diện.

4.1.2.Nội dung dự báo

- Xuất phát từ thực trạng nghiên cứu thu được, kết hợp cùng với các cơ sở dự báo là các yếu tố ảnh hưởng từ trong và ngoài nước như đã trình bày ở trên, nghiên cứu sinh sẽ đưa ra những dự báo về diễn biến của tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thời gian tới, cũng là những nguy cơ mà ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt, từ đây góp phần định hướng tìm ra giải pháp cho từng nguy cơ đó.

- Xuất phát từ các cơ sở đánh giá và nhìn nhận về những yếu tố tác động cả trong và ngoài nước, cũng như lĩnh vực hoạt động đặc thù của ngành ngân hàng trên đây, nội dung của dự báo tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ta trong thời gian tới sẽ ngày càng gia tăng và phức tạp, thể hiện trên một số điểm cụ thể sau:

- Thứ nhất: Chủ thể phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng

- Trước đây, đối tượng phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn là người Việt Nam, nhưng những năm trở lại đây đối tượng phạm tội của loại tội này ngày càng đa dạng hơn, bao gồm cả người Việt Nam và cả người nước ngoài. Điển hình như tội phạm công nghệ cao diễn ra gần đây luôn có sự tham gia của các đối tượng là các cá nhân có quốc tịch nước ngoài.

- Thực tế, qua thực tiễn trong giải quyết các vụ án gần đây cho thấy, nhiều vụ án làm thất thoát tài sản lớn đều có sự tham gia của cán bộ ngân hàng và tính chất vụviệc luôn mang tính đồng phạm cao. Cụ thể, cán bộ ngân hàng

trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội hoặc giúp sức, tiếp tay, tạo điều kiện cho đối tượng ngoài ngân hàng thực hiện hành vi phạm tội.

- Cùng với sự tác động của những yếu tố trong và ngoài nước như phân tích ở trên (mục 1.1.), trong thời gian tới đối tượng phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng có sự thay đổi rõ rệt, về độ tuổi sẽ được trẻ hóa hơn rất nhiều và trình độ chuyên môn cũng được nâng cao, có gắn với tội phạm công nghệ cao do ngành ngân hàng ứng dụng công nghệ trong quản trị, điều hành và số hóa qui trình, nghiệp vụ. Với độ tuổi ngày càng trẻ hóa thì những đặc điểm về quan điểm sống và nhu cầu, thói quen, sở thích cũng có sự thay đổi. Theo đó, trong thời gian tới các vụ án trong lĩnh vực ngân hàng dự báo sẽ có sự thay đổi về phương thức và thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội.

- Thứ hai: Thủ đoạn phạm tội

- Trước đây, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thường sử dụng các thủ đoạn như giả mạo tài liệu để vay vốn (giả mạo giấy tờ, tài liệu của các cơ quan, tổ chức để làm thủ tục vay vốn như giả mạo sổ đỏ, giả mạo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giả điều lệ, báo cáo tài chính của doanh nghiệp...), nhân viên ngân hàng tiếp tay tội phạm vay vốn sử dụng vốn vay trái mục đích, làm giả chứng minh nhân dân, giá chữ ký, con dấu, giả sổ tiết kiệm nhằm chiếm đoạt tiền của chủ sở hữu thẻ tiết kiệm, chủ tài khoản… Hiện nay, ngoài các hành vi phạm tội kể trên thì tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng còn xuất hiện nhiều loại hành vi mới, mang tính phức tạp hơn như: Tội phạm về thẻ, tội phạm sử dụng công nghệ cao đánh cắp thông tin cá nhân, tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng có dấu hiệu phức tạp…( Xem phụ lục 4) Thủ đoạn phạm tội diễn ra ngày càng phức tạp dưới một số hình thức phổ biến sau:

- -Xâm phạm an ninh, an toàn thiết bị điện tử (máy tính, mạng máy tính), thiết bị số của ngân hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu thập, trộm cắp, thay đổi/phá hủy trái phép cơ sở dữ liệu; Chiếm quyền điều khiển máy chủ, sau đó thay đổi giao diện của trang web bị tấn công, tạo website giả… để lừa đảo.

- -Lừa đảo lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản bằng cách sử dụng phần mềm gửi thư rác có nội dung khuyến mại, trúng thưởng… của ngân hàng gửi đến khách hàng với yêu cầu người dùng phải đăng nhập tài khoản ngân hàng của mình và cung cấp mã xác thực OTP để nhận được phần thưởng mà nếu làm theo hướng dẫn thì máy tính sẽ bị cài virus, mã độc.

- Ngoài ra, còn có hình thức giả mạo Facebook gửi cảnh báo đến người dùng Facebook và đề nghị bấm vào đường dẫn để chuyển hướng đến website giả mạo. Một số khách hàng của HSBC, Vietcombank, BIDV, ACB... cũng

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w