Kế toán chi phí chưa xác định được đối tượng chịu chi phí

Một phần của tài liệu 545 hoàn thiện quy trình kế toán thu, chi và xác định kết quả tại trung tâm hội nghị 37 hùng vương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28)

Tài khoản sử dụng: TK 652- Chi phí chưa xác định được đối tượng chịu chi phí. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí liên quan đến nhiều

hoạt động như hành chính, sự nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác mà khi phát sinh chi phí không thể xác định cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng nên không hạch toán ngay vào các đối tượng chịu chi phí.

- Về kết cấu Tài khoản:

TK 652

Các chi phí chưa xác định được

đối tượng chịu chi phí phát sinh trong kỳ.

Kết chuyển và phân bổ chi chưa xác định nguồn vào bên Nợ các TK có liên quan TK 611, TK 614, TK 642,...

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Sơ đồ kế toán chi phí chưa xác định được đối tượng chịu chi phí (Xem phụ lục số 08)

1.3.5. Kế toán doanh thu, chi phí Hoạt động Tài chínha. Kế toán doanh thu Hoạt động tài chính a. Kế toán doanh thu Hoạt động tài chính

Là các khoản doanh thu của hoạt động tài chính như các khoản lãi; cổ tức,

lợi nhuận được chia và các khoản thu tài chính khác phát sinh tại đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Các khoản thu này bao gồm:

- Lãi tiền gửi ngân hàng (trừ lãi tiền gửi ngân hàng của các nguồn thu mà

theo quy định được bổ sung vào các quỹ đặc thù hoặc Quỹ phát triển hoạt động

sự nghiệp);

- Lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu; chiết khấu thanh toán; cổ tức lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư; lãi chuyển nhượng vốn; thu nhập về đầu tư mua bán chứng khoán; lãi chênh lệch tỷ giá, lãi bán ngoại tệ, lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản góp vốn liên doanh;

- Cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu tài chính khác. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của tài khoản 515- “Doanh thu tài chính”.

• Chứng từ sử dụng bao gồm: Phiếu báo có, Phiếu thu, v.v..

• Về kết cấu tài khoản

TK 515

- Kết chuyển doanh thu tài chính sang TK 911 "Xác định kết quả"

Các khoản doanh thu tài chính phát sinh trong kỳ.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

• Sơ đồ kế toán doanh thu tài chính (Xem phụ lục số 09)

b. Kế toán chi phí Tài chính

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong năm theo quy định.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ của tài khoản 615-

gồm các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến ngân hàng như phí chuyển tiền, rút

tiền (trừ phí chuyển tiền lương vào tài khoản cá nhân của người lao động trong đơn vị; phí chuyển tiền, rút tiền đã được tính vào chi hoạt động thường xuyên theo

quy định của quy chế tài chính) và các khoản chi phí tài chính khác như: các khoản

lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính; chi phí góp vốn liên doanh, liên

kết; lỗ chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh; khoản lỗ

phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái; lỗ chuyển nhượng chứng khoán, chi

phí giao dịch bán chứng khoán; chi phí đi vay vốn; chiết khấu thanh toán cho người mua; các khoản chi phí tài chính khác...

• Về kết cấu tài khoản TK 615

- Chi phí đi vay;

- Chiết khấu thanh toán cho người mua;

- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư; - Lỗ bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối

đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Các khoản chi tài chính khác.

Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính;

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi tài chính phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả để xác định kết quả của hoạt động tài chính.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

• Sơ đồ kế toán chi phí Tài chính

(Xem phụ lục số 10)

1.3.6. Kế toán các khoản thu nhập, chi phí khác

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác của đơn vị phát sinh trong

năm theo quy định của cơ chế tài chính. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế chi tiết phát sinh bên Có tài khoản 711- “Thu nhập khác”.

• Chứng từ sử dụng gồm: Phiếu thu, giấy báo có của NH/KB, Biên bản thanh

lý TSCĐ,..

• Về kết cấu tài khoản

TK 711

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển các - Các khoản thu nhập khác phát

khoản thu nhập khác phát sinh sinh trong kỳ.

trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả” (9118)

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

• Sơ đồ Kế toán Thu nhập khác

(Xem phụ lục 11)

b. Kế toán chi phí khác

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác trong năm để thực hiện nhiệm

vụ được giao của đơn vị theo quy định.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế chi tiết phát sinh bên Nợ của tài khoản

811 - “Chi phí khác”. Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do

các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các đơn vị hành chính,

sự nghiệp.

Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, giấy báo nợ, biên bản thanh lý TSCĐ,..

• Về kết cấu Tài khoản

Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.

Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong

kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả” (9118). Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

• Sơ đồ kế toán chi phí khác

1.3.7. Kế toán chi phí thuế TNDN

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập đơn vị của đơn vị phát sinh trong

năm, bao gồm tổng số chi phí thuế tính trên thu nhập của hoạt động sản xuất kinh

doanh, dịch vụ.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập đơn vị”. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu

nhập đơn vị của đơn vị phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động

của đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu thuế TNDN trong năm

tài chính hiện hành.

Chứng từ sử dụng: Tờ khai thuế thu nhập đơn vị, tờ khai quyết toán thuế, phiếu chi, ...

• Về kết cấu tài khoản

TK 821 - Chi phí thuế thu nhập đơn vị

phát sinh trong năm;

- Phản ánh số thuế thu nhập đơn vị phải nộp thêm do số phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập đơn vị đơn vị đã tạm nộp;

Số thuế thu nhập đơn vị thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập đơn vị đơn vị đã tạm nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập đơn vị đã ghi nhận trong năm;

Kết chuyển số thuế thu nhập đơn vị phát sinh trong năm vào Tài khoản 911- Xác định kết quả;

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

• Sơ đồ kế toán chi phí thuế TNDN

(Xem phụ lục 13)

• Chứng từ sử dụng: Sổ cái các TK nguồn thu và chi phí

• Sơ đồ kế toán xác định kết quả

(Xem phụ lục 14)

1.4. Hình thức kế toán

1.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp

vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung nghiệp vụ kinh tế đó. Sau đó lấy số liệu trên Sổ Nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Các loại sổ của hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm sổ Nhật ký chung, sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để ghi vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Đồng thời căn cứ vào các nghiệp vụ kinh

tế, tài chính phát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại đã ghi vào Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Trường hợp đơn vị có mở Sổ, Thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào Sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng (cuối quý, cuối năm) khóa Sổ Cái và các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản tên Sổ Cái. Sau khi kiểm

tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì số liệu khóa sổ trên Sổ Cái được sử dụng để lập “Bảng Cân đối phát sinh” và báo cáo tài chính.

1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái là các nghiệp vụ

kinh tế, tài chính phát sinh được ghi chép kết hợp theo trình tự thời gian và được phân loại, hệ thống hóa theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên

quá trình ghi chép.

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau: Sổ Nhật ký - Sổ Cái; Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

Căn cứ để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là việc ghi sổ kế toán tổng hợp được căn cứ trực tiếp từ “Chứng từ ghi sổ”. Chứng từ ghi sổ dùng

để phân loại, hệ thống hóa và xác định nội dung ghi Nợ, ghi Có của nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh. Việc ghi sổ kế toán dựa trên cơ sở Chứng từ ghi sổ sẽ được tách biệt thành hai quá trình riêng biệt:

+ Ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.

+ Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ Cái.

Các loại sổ kế toán trong hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ bao gồm: Chứng

từ ghi sổ, Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, Sổ Cái, các Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

1.4.4. Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Có nhiều chương trình phần mềm kế toán khác nhau về tính năng kỹ thuật và tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc

của một trong ba hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định

trên đây. Phần mềm kế toán tuy không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải đảm bảo in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì đơn vị lựa chọn mua hoặc tự xây dựng phần mềm kế toán phù hợp. Hình thức kế toán trên máy vi tính án dụng tại đơn vị phải đảm bảo yêu cầu sau:

- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng

yêu cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của chế độ sổ kế toán.

- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và của Chế độ kế toán này.

- Đơn vị phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ

Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của đơn vị.

Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các

loại sổ

của hình thức kế toán đó. Đơn vị có thể thiết kế mẫu sổ không hoàn toàn giống sổ

kế toán ghi bằng tay, tuy nhiên phải đảm bảo các nội dung theo quy định.

1.5. Quy chế Tài chính của các đơn vị HCSN

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu, quy chế tài chính được thực hiện theo Nghị định 16/2015 - NĐ-CP về việc “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập” Ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015 và thông tư 107/2017/TT- BTC ban hàng ngày 10/10/2017. Nghị định 16/2015 - NĐ-CP, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã tăng cường giao quyền

tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp.

Theo đó, các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi thường xuyên được

tự chủ xây dựng mức chi căn cứ vào tình hình thực tế cho các nội dung chi chưa

có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khi

đó, các đơn vị có thu thấp hoặc không có nguồn thu được tự chủ chi căn cứ vào

nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Quy chế tài chính được áp dụng khác biệt giữa đơn vị HCSN có thu và đơn vị cũng như các đơn vị hành chính, sự nghiệp đơn thuần khác cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến kế toán của từng đươn vị.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI TRUNG TÂMHỘINGHỊ 37 HÙNG VƯƠNG

2.1. Tình hình cơ bản của Trung tâm

2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm gắn liền với thời điểm ra đời của VPCP, qua nhiều thập kỷ. Trước đây, TTHN37HV có tên là TTHN37HV trực thuộc Trung tâm Hội nghị Quốc giá - VPCP.

Trải qua nhiều lần cơ cấu theo từng giai đoạn phát triển, TTHN37HV tách ra trở thành một đơn vị sự nghiệp riêng biệt, trực thuộc VPCP. Đến tháng 05 năm 2016, dưới sự quyết định của Thủ tướng Chính phủ, TTHN37HV chính thức được đổi tên thành TTHN37HV và chịu sự quản lý trực tiếp của VPCP. Đây là một bước ngoặt lớn, tạo đà cho sự phát triển sau này của Trung tâm.

Khoảng 3 năm trở lại đây, Trung tâm đã có sự lột xác rõ rệt không chỉ về cơ sở vật chất mà còn về chất lượng dịch vụ và cơ chế vận hành. Vì thế mà doanh thu của Trung tâm có sự tăng trưởng một cách mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Đó chính là kết quả từ sự đầu tư xây dựng hợp lý đi kèm với việc không ngừng nâng cao chất lượng nhân sự và tầm nhìn nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy của ban lãnh đạo Trung tâm.

Từ một Nhà khách đứng ngoài tốc độ phát triển của ngành du lịch trong và ngoài nước, giờ đây TTHN37HV không chỉ tự hào là một điểm đến hấp dẫn, một đối tác đáng tin cậy mà còn là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong ngành dịch vụ.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

TTHN37HV là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc VPCP, được thành lập với nhiệm vụ chính là phục vụ nhiệm vụ Chính trị, tổ chức các cuộc họp,

Một phần của tài liệu 545 hoàn thiện quy trình kế toán thu, chi và xác định kết quả tại trung tâm hội nghị 37 hùng vương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w