Tóm tắt những mốc sự kiện chính trong chiến tranh thương mại Mỹ-

Một phần của tài liệu 087 chiến tranh thương mại mỹ trung quốc cơ hội và thách thức cho nền kinh tế việt nam (Trang 28 - 40)

6. Kết cấu của khóa luận

1.3.1. Tóm tắt những mốc sự kiện chính trong chiến tranh thương mại Mỹ-

1.3.1. Tóm tắt những mốc sự kiện chính trong chiến tranh thương mạiMỹ - Trung Quốc Mỹ - Trung Quốc

1.3.1.1. Sự kiện với Mỹ

Ngày 28/04/2017: Tổng thống Donald Trump chỉ đạo Bộ thương mại nước này

điều tra thép và nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc với lý do đe dọa an ninh quốc gia.

Ngày 18/08/2017: USTR khởi xướng điều tra các chính sách, điều luật và biện pháp của chính phủ Trung Quốc liên quan tới chuyển đổi công nghệ, sở hữu trí tuệ và sáng chế.

Ngày 22/01/2018: Mỹ thông báo áp thuế 30% đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu và 20% với máy giặt nhập khẩu - 2 mặt hàng được sản xuất chủ yếu tại Trung Quốc. Trung Quốc đã thể hiện sự thất vọng trước quyết định này của Mỹ.

Ngày 23/03/2018: Mỹ áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ phần lớn các quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.

Ngày 03/04/2018: USTR công bố danh sách ban đầu gồm 1334 mặt hàng từ Trung Quốc (trị giá 50 tỷ USD) sẽ bị áp thuế nhập khẩu 25% (danh sách có sửa đổi

vào 15/06/2018), chủ yếu là các mặt hàng công nghệ cao như pin, tivi màn hình phẳng, thiết bị y tế, vệ tinh,...

Ngày 05/04/2018: Tổng thống Trump tuyên bố sẽ xem xét áp thêm thuế nhập khẩu lên 100 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc.

Ngày 16/04/2018: Phòng thương mại Mỹ kết luận công ty ZTE của Trung Quốc đã vi phạm các thỏa thuận về việc cấm giao thương với Iran và Bắc Triều Tiên, theo đó công ty này bị cấm không được giao thương với doanh nghiệp Mỹ trong vòng 7 năm.

Từ ngày 03 - 07/05/2018: Trung Quốc và Mỹ đối thoại tại Bắc Kinh không có kết quả. Mỹ yêu cầu cắt giảm 200 tỷ USD thâm hụt thương mại trong vòng 2 năm, trong khi Trung Quốc phản đối quyết địn phạt ZTE và yêu cầu kết thúc điều tra chính phủ Trung Quốc do Mỹ khởi xướng vào 18/08/2017.

Ngày 17/05/2018: Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cuộc đối thoại tại Washington; tại đó, Trung Quốc tuyên bố ngừng áp thuế chống bán phá giá lên cao lương từ Mỹ.

Ngày 20/05/2018: Trung Quốc và Mỹ đồng ý tạm hoãn áp thuế nhập khẩu khi Trung Quốc đề xuất việc sẽ mua thêm rất nhiều hàng hóa nhập từ Mỹ.

Ngày 29/05/2018: Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngày 20/05/2018, tiếp tục tiến hành kế hoạch áp thuế.

Từ ngày 04 - 05/06/2018: Trung Quốc và Mỹ tiến hành đối thoại 2 ngày tại Bắc Kinh

Ngày 07/06/2018: Chính phủ Mỹ và ZTE đạt được thỏa thuận cho phép ZTE phục hồi hoạt động một cách giới hạn tại Mỹ

Ngày 15/06/2018: Mỹ công bố danh sách áp thuế cuối cùng. Danh sách 1 sẽ áp mức thuế 25% lên 818 sản phẩm trị giá 34 tỷ USD (giảm xuống từ 1334 sản phẩm ban đầu) và chính thức có hiệu lực vào 06/07/2018. Danh sách 2 bao gồm 284 sản phẩm (trị giá 16 tỷ USD), vẫn đang trong tiến trình cân nhắc.

Ngày 06/07/2018: Mỹ chính thức áp dụng gói thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng từ Trung Quốc

Ngày 10/07/2018: Mỹ công bố Danh sách 3 dự kiến sẽ áp thuế 10% lên 6000 sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc , trị giá 200 tỷ USD

Ngày 02/08/2017: Mỹ cân nhắc áp thuế 25% thay vì mức 10% dự kiến lên 200 tỷ USD hàng từ Trung Quốc trong Danh sách 3.

Bộ Thương mại Mỹ cũng thêm 44 mặt hàng Trung Quốc vào danh sách kiểm soát nhập khẩu, coi chúng là “nguy cơ nghiêm trọng” đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

Ngày 07/08/2018: Mỹ công bố bản Danh sách 2 cuối cùng, áp thuế lên 25% (thay vì 10% như dự tính) lên 279 mặt hàng từ Trung Quốc, trị giá khoảng 16 tỷ USD (bỏ bớt 5 mặt hàng so với ban đầu), chính thức có hiệu lực vào ngày 23/08/2018

Từ ngày 22 - 23/08/2018: Các quan chức Mỹ và Trung Quốc kết thúc vòng đàm phán mới về thương mại mà không đạt được bước đột phá nào.

Ngày 23/08/2018: Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu 25% lên 279 mặt hàng- Danh sách 2 từ Trung Quốc (trị giá 16 tỷ USD)

Ngày 06/09/2018: Kết thúc thời hạn lấy ý kiến dư luận cho đề xuất đánh thuế đối với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD lên các sản phẩm từ Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Trump.

Ngày 07/09/2018: Tổng thống Trump đe dọa sẽ đánh thuế thêm 267 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sau gói 200 tỷ USD nếu thấy cần thiết.

Ngày 12/09/2018: Mỹ chủ động đề xuất một cuộc đàm phán với Trung Quốc trước khi gói áp thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc chính thức có hiệu lực

Ngày 17/09/2018: USTR công bố bản chính thức Danh sách 3 các sản phẩm của Trung Quốc trị giá nhập khẩu 200 tỷ USD sẽ bị áp thuế 10% bắt đầu từ 24/09/2018; sau đó tăng mức thuế lên 25% kể từ 01/01/2019.

Ngày 24/09/2018: Mỹ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng từ Trung Quốc, đưa tổng trị giá hàng Trung Quốc bị áp thuế lên tới 250 tỷ USD. Mức thuế này sẽ tăng lên 25% kể từ 01/01/2019.

Ngày 25/10/2018: Mỹ và Trung Quốc chính thức nối lại liên hệ, chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ bên lề hội nghị G20.

Ngày 30/10/2018: Mỹ tuyên bố sẽ công bố danh sách áp thuế lên tất cả những mặt hàng còn lại chưa bị áp thuế của Trung Quốc trị giá 257 tỷ USD vào đầu tháng 12/2018 nếu cuộc gặp bên lề G20 không đạt được tiến triển.

Ngày 02/12/2018: Mỹ và Trung Quốc đạt được “thỏa thuận đình chiến thương mại”, nhất trí không áp đặt các biện pháp thuế quan mới trong vòng 90 ngày, cho tới ngày 01/03/2019; và hai bên sẽ đàm phán để đạt được thỏa thuận thương mại chung.

Trong đó, Mỹ sẽ hoãn lại kế hoạch tăng thuế trong Danh sách 3 từ 10% lên 25% dự kiến áp dụng vào 01/01/2019, và không áp thuế mới lên 267 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc.

Từ ngày 07 - 09/01/2019: Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cuộc hội đàm lần đầu tiên tại Bắc Kinh sau khi đạt được “thỏa thuận đình chiến thương mại”. Cuộc thảo luận bao gồm: (i) vấn đề về thương mại như mất cân bằng thương mại trong những lĩnh vực nhất định; (ii) những vấn đề về thể chế như chuyển giao công nghệ bắt buộc, bảo vệ tài sản trí tuệ và hàng rào phi thuế qua. Cuôc gặp được cho là đã đặt nền tảng hướng tới giải quyết vấn đề các bên quan tâm nhưng những vấn đề quan trọng vẫn còn.

Từ ngày 30 - 31/01/2019: Mỹ và Trung Quốc tiến hành cuộc hội đàm lần thứ hai tại Washington. Trung Quốc đã đề nghị mua 5 triệu tấn dầu đậu tương từ Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng ông và chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp trực tiếp vào tháng Hai.

Ngày 07/02/2019: Tổng thống Mỹ thông báo rằng ông và ông Tập Cận Bình sẽ không gặp nhau trước ngày thỏa thuận đình chiến hểt hạn (ngày 01/03/2019).

Từ ngày 11 - 15/02/2019: Mỹ và Trung Quốc tiến hành hội đàm tại Bắc Kinh. Hai bên vẫn chưa giải quyết được bất đồng nhưng đồng ý tiếp tục các cuộc thảo luận tại Washington tuần tới.

Từ ngày 21 - 24/02/2019: Mỹ và Trung Quốc tiến hành hội đàm tại Washington. Tổng thống Trump thông báo gia hạn đình chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc vì những nỗ lực đã đạt được trong các cuộc đàm phán.

Từ ngày 03 - 05/04/2019: Mỹ và Trung Quốc tiến hành hội đàm tại Washington.

Ngày 10/04/2019: Mỹ và Trung Quốc đồng ý thành lập một “văn phòng thực thi” để quản lý việc tuân thủ thỏa thuận thương mại giữa 2 nước, dự kiến sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019.

Từ ngày 30/04 đến 01/05/2019: Mỹ và Trung Quốc tiến hành hội đàm ở Bắc Kinh.

Ngày 05/05/2019: Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, sẽ chính thức có hiệu lực vào 10/05.

Từ ngày 09 - 10/05/2019: Mỹ và Trung Quốc tiến hành đàm phán thương mại, nhưng không đạt được thỏa thuận thương mại cuối cùng.

Ngày 10/05/2019: Mỹ chính thức áp thuế 25% lên hàng hóa từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD theo Danh sách 3 từng công bố.

Ngày 16/05/2019: Mỹ đưa tập đoàn viễn thông Huawei và 70 chi nhánh vào “Danh sách thực thể”, cấm các công ty Mỹ bán các sản phẩm công nghệ cho các công ty viễn thông Trung Quốc mà không có sự đồng ý của Chính phủ Mỹ.

Ngày 18/06/2019: Mỹ và Trung Quốc đồng thuận sẽ nối lại đàm phán trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka vào 28-29/06.

Ngày 21/06/2019: Mỹ bổ sung thêm 5 công ty công nghệ Trung Quốc vào “Danh sách thực thể”, cấm các doanh nghiệp này mua link kiện và phụ tùng của Mỹ nếu chưa được sự chấp thuận của Chính phủ Mỹ.

Ngày 29/06/2019: Mỹ và Trung Quốc tái khởi động đàm phán thương mại. Tổng thống Trump thông báo nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu linh kiện công nghệ cho Huawei.

Ngày 09/07/2019: Mỹ miễn bỏ mức thuế bổ sung 25% cho 110 dòng thuế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, có hiệu lực 1 năm kể từ ngày 09/07/2019; đồng thời sẽ cấp phép cho các công ty Mỹ bán linh kiện cho Huawei nếu không đe dọa tới an ninh quốc gia.

Ngày 16/07/2019: Mỹ đe dọa đánh thuế lên 325 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc.

Từ ngày 30 - 31/07/2019: Mỹ và Trung Quốc hoàn tất vòng đàm phán tại Thượng Hải với rất ít tiến triển: Trung Quốc cam kết sẽ mua nhiều nông sản từ Mỹ hơn.

Ngày 01/08/2019: Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 10% lên 300 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ 01/09/2019, và đe dọa có thể sẽ tăng mức thuế lên tới 25% nếu Trung Quốc không đẩy nhanh tiến trình đàm phán.

Ngày 06/08/2019: Mỹ tuyên bố coi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ.

Ngày 13/08/2019: Mỹ và Trung Quốc đồng thuận sẽ tái khởi động lại đàm phán qua điện thoại trong vòng 2 tuần tới.

Mỹ thông báo tạm ngừng đánh mức thuế bổ sung 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc dự kiến vào ngày 15/12. Mức thuế bổ sung 10% Mỹ áp dụng lên hàng nhập khẩu Trung Quốc vẫn sẽ có hiệu lực từ 01/09 theo đúng kế hoạch.

Ngày 23/08/2019: Mỹ tuyên bố tiếp tục tiến hành Danh sách đánh thuế bổ sung 2 giai đoạn, Danh sách 4A (có hiệu lực từ 01/09), và Danh sách 4B (có hiệu lực từ 15/12).

Ngày 01/09/2019: Mỹ chính thức áp thuế bổ sung lên 125 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc (Danh sách 4A), với phạm vi hàng hóa bị áp thuế trải rộng từ giày dép, thực phẩm, đồng hồ đến TV màn hình phang...

Ngày 05/09/2019: Mỹ và Trung Quốc đồng thuận tiến hành vòng đàm phán thương mại thứ 13 vào đầu tháng 10/2019 tại Washington.

Ngày 11/09/2019: Mỹ dời ngày tăng thuế với 250 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 01/10 thành 15/10, nhân Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh của Trung Quốc.

Từ ngày 19 - 20/09/2019: Mỹ và Trung Quốc đối thoại thương mại cấp trung ở Washington.

Ngày 20/09/2019: Mỹ công bố danh sách miễn thuế mới cho 437 mặt hàng từ Trung Quốc.

Ngày 11/10/2019: Mỹ tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 và hoãn kế hoạch tăng thuế với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc dự kiến có hiệu lực vào ngày 15/10.

Ngày 18/10/2019: Mỹ tuyên bố tiến hành một vòng miễn thuế mới từ ngày 31/10/2019 đến 31/01/2020 cho 300 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị áp thuế bổ sung 15% theo Danh sách 4A vào tháng 8/2019.

Ngày 01/11/2019: Mỹ và Trung Quốc điện đàm, thống nhất các điểm cơ bản cho vòng thương mại tiếp theo.

Từ ngày 07 - 08/11/2019: Mỹ và Trung Quốc đồng ý thảo luận về việc giảm thuế đối với hàng hóa 2 bên theo giai đoạn.

Ngày 26/11/2019: Mỹ ban hành quy trình mới để bảo vệ mạng viễn thông khỏi những mối đe dọa an ninh quốc gia. Điều này có thể ảnh hưởng đến Huawei và ZTE, hai doanh nghiệp Trung Quốc đang nằm trong “Danh sách đen” của Mỹ.

Ngày 13/12/2019: Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận giai đoạn 1. Trong đó, Mỹ đồng ý dừng đợt tăng thuế tiếp theo với hàng hóa Trung Quốc dự kiến có hiệu lực vào ngày 15/12, và giảm mức thuế ngày 01/09/2019 từ 15% xuống còn 7.5%. Mức thuế 25% cho 250 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc vẫn giữ nguyên.

Ngày 15/01/2020: Mỹ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Trong đó, Mỹ cam kết không áp thêm thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ nguyên mức thuế quan đã áp lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc. Mức thuế 15 % được áp ngày 01/09/2019 lên 120 tỷ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm xuống còn mức 7.5%.

Ngày 08/05/2020: Mỹ và Trung Quốc xác nhận lại việc thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 qua điện thoại.

1.3.1.2. Sự kiện với Trung Quốc

Ngày 02/04/2018: Trung Quốc áp thuế nhập khẩu (15-25%) lên 128 hàng hóa (trị giá 3 tỷ đô) từ Mỹ bao gồm hoa quả, rượu, ống thép, lợn và nhôm tái chế nhằm đáp trả lại thuế nhập khẩu Mỹ áp lên các sản phẩm thép và nhôm của Trung Quốc.

Ngày 04/04/2018: Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng thuế nhập khẩu 25% lên 106 sản phẩm của Mỹ (trị giá 50 tỷ USD) bao gồm đậu nành , xe ô tô, các sản phẩm hóa học (danh sách có sửa đổi vào ngày 16/06/2018).

Ngày 05/04/2018: Trung Quốc khiếu nại lên WTO về việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm của nước này.

Ngày 17/04/2018: Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế chống bán phá giá 178,6% lên hàng hóa cao lương nhập từ Mỹ.

Từ ngày 03 - 07/05/2018: Trung Quốc và Mỹ đối thoại tại Bắc Kinh không có kết quả. Mỹ yêu cầu cắt giảm 200 tỷ USD thâm hụt thương mại trong vòng 2 năm, trong khi Trung Quốc phản đối quyết địn phạt ZTE và yêu cầu kết thúc điều tra chính phủ Trung Quốc do Mỹ khởi xướng vào 18/08/2017.

Ngày 10/05/2018: ZTE ngừng mọi hoạt động tại Mỹ

Ngày 17/05/2018: Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cuộc đối thoại tại Washington; tại đó, Trung Quốc tuyên bố ngừng áp thuế chống bán phá giá lên cao lương từ Mỹ.

Ngày 20/05/2018: Trung Quốc và Mỹ đồng ý tạm hoãn áp thuế nhập khẩu khi Trung Quốc đề xuất việc sẽ mua thêm rất nhiều hàng hóa nhập từ Mỹ.

Từ ngày 04 - 05/06/2018: Trung Quốc và Mỹ tiến hành đối thoại 2 ngày tại Bắc Kinh

Ngày 16/06/2018: Trung Quốc cũng thay đổi danh sách áp thuế (25% cho 106 sản phẩm). Danh sách 1 sẽ áp thuế 25% lên 545 sản phẩm (trị giá 34 tỷ USD), chính thức có hiệu lực vào 06/07/2018. Danh sách 2 bao gồm 114 sản phẩm (trị giá 16 tỷ USD), vẫn đang trong tiến trình cân nhắc theo dõi động thái từ Mỹ.

Ngày 06/07/2018: Trung Quốc đáp trả bằng gói thuế quan nhập khẩu 25% tương tự lên 34 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ

Ngày 03/08/2018: Đáp trả lại Danh sách 3 của Mỹ, Trung Quốc cũng công bố Danh sách 3 của mình, dự kiến áp thuế bổ sung lên 5207 mặt hàng từ Mỹ, trị giá 60 tỷ USD.

Ngày 07/08/2018: Đáp lại Danh sách 2 của Mỹ, Trung Quốc cũng công bố Danh sách 2 cuối cùng áp thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng từ Mỹ, chính thức có hiệu lực vào ngày 23/08/2018.

Từ ngày 22 - 23/08/2018: Các quan chức Mỹ và Trung Quốc kết thúc vòng đàm phán mới về thương mại mà không đạt được bước đột phá nào.

Ngày 23/08/2018: Danh sách 2 áp thuế trả đũa trị giá 16 tỷ USD của Trung Quốc nhằm vào 333 mặt hàng từ Mỹ có hiệu lực đồng thời với lệnh áp thuế của Mỹ.

Cùng ngày, Trung Quốc cũng khiếu nại Mỹ lên WTO về việc áp thuế nhập

Một phần của tài liệu 087 chiến tranh thương mại mỹ trung quốc cơ hội và thách thức cho nền kinh tế việt nam (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w