Phản ứng của Mỹ

Một phần của tài liệu 087 chiến tranh thương mại mỹ trung quốc cơ hội và thách thức cho nền kinh tế việt nam (Trang 44 - 51)

6. Kết cấu của khóa luận

1.4.1. Phản ứng của Mỹ

1.4.1.1. Áp dụng biện pháp thuế quan

Đã từ lâu “thuế quan” được sử dụng rộng rãi như một công cụ bảo hộ thương mại bên cạnh hạn ngạch xuất nhập khẩu. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng áp dụng “thuế quan” như một công cụ trừng phạt để chống lại các nước châu Âu, Canada và các đối tác thương mại quan trọng khác, nhưng đặc biệt là chống lại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ.

Ta có thể thấy rõ hơn cách Mỹ áp dụng “thuế quan” với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua bảng 1.1:

Bảng 1.1: Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2020

nhập khẩu từ Trung Quốc (gồm 818 mặt hàng theo Danh sách 1).

25% 16 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc

23/08/2018 (Đợt áp thuế thứ 2 trong năm 2018)

10%

200 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (hơn 6000 mặt hàng theo Danh sách 3).

24/09/2018 (Đợt áp thuế cuối cùng trong năm 2018)

25% (thay vì 10% ở đợt

áp thuế trước) 200 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc theo Danh sách 3 từng công bố trước đó.

10/05/2019

Nhận xét: Sau khi Mỹ tăng mức áp thuế bổ sung ngày 10/05/2019, 250 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đang cùng chịu mức thuế 25%.

15%

120 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc theo Danh sách 4A

01/09/2019

Giảm từ mức thuế 15% (ngày 01/09/2019) xuống còn 7,5%

120 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc theo Danh sách 4A.

Sau lễ kí kết Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 ngày

15/01/2020 Mức thuế 25% vẫn

được giữ nguyên 250 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (như trong năm 2018)

Khép lại một năm 2018 chiến tranh thương mại bùng nổ, ván cờ “thuế quan” có phần nghiêng hơn về phía Washington khi xứ cờ hoa đánh thuế lên chưa tới một nửa giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (trong khi Trung Quốc đã đánh thuế lên 85% giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ) - dễ hiểu vì sao “thuế quan” vẫn luôn là

nước đi yêu thích của Cựu Tổng thống Trump khi đáp trả các chính sách từ Chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tuy mạnh tay áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ nước bạn (như bảng 1.1), Mỹ cũng phải gồng mình chống chịu với chính những hệ quả: 7 hãng bán lẻ lớn của Mỹ, trong đó có Walmart, Gap và Coca-Cola cho biết: các biện pháp thuế quan này buộc họ phải nâng giá thành sản phẩm bán ra. Thậm chí “thuế quan” còn khiến Mỹ chấp nhận thiệt hại ngành đậu tương trị giá 13 tỷ USD mỗi năm và ngành ô tô khi bị chặn xuất khẩu vào Trung Quốc - những ngành hàng xuất khẩu chủ lực từ xứ cờ hoa cùng chịu chung nhiều tác động tiêu cực.

1.4.1.2. Áp dụng biện pháp “phi thuế quan ”

Đồng hành cùng “con mã” thuế quan trong “ván cờ cân não” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là “quân tượng” công nghệ cũng được Tổng Thống Donald Trump tận dụng một cách triệt để. Gần đây nhất là khi Mỹ liên tục áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế nhằm vào Kế hoạch phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao “Made in China 2025” của Trung Quốc đi kèm với chủ trương thực hiện hành động “Mạng lưới sạch” (Clean Network), Mỹ chừng như muốn loại các doanh nghiệp và phần mềm ứng dụng được coi là “không tin cậy” của Trung Quốc ra khỏi đất nước. Quyết định này của Chính quyền Tổng thống Trump không chỉ làm chấm dứt mối quan hệ lâu đời giữa các ngành công nghệ ở Hoa Kỳ và Bắc Kinh, mà còn gây rạn nứt mối quan hệ hai bên trong lĩnh vực mạng internet toàn cầu.

Khác với khi dồn dập đưa ra những đòn đánh vào ZTE và Huawei trong 2 năm 2018 - 2019, thời điểm Mỹ “không” thực sự muốn đánh vào ngành công nghệ Trung Quốc. Điều Hoa Kỳ mong muốn khi ấy chỉ đơn giản là một thị trường rộng hơn nữa với các doanh nghiệp nước này. Bởi nhiều công ty đến từ đất nước 1,4 tỷ dân có thể thâm nhập dễ dàng vào thị trường nước ngoài thông qua M&A và IPO thì những doanh nghiệp phương Tây phải đối mặt với “kha khá” rào cản đơn cử như các công ty khối công nghệ có quy định “phải đặt máy chủ tại Trung Quốc” khi muốn thâm nhập thị trường này.

Ta có thể thấy rõ hơn biện pháp “tấn công công nghệ” Mỹ áp dụng với Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2020 qua bảng 1.2 dưới đây:

áp dụng Thung lũng Silicon (Silicon Valley)

Các doanh nghiệp Trung Quốc như Baidu, Alibaba và Tencent... đứng đầu trong việc rót vốn hàng tỷ USD vào cái nôi công nghệ này.

Chính quyền Tổng thống Trump đã tăng quyền hạn cho Uỷ ban Kinh tế nước ngoài tuýt còi những thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ: 75% các thương vụ đầu tư của Trung Quốc rơi vào tầm ngắm

ZTE Là nhà sản xuất smartphone và thiết bị mạng lớn tại Trung Quốc, trong một chiếc điện thoại di động của ZTE, chip Mỹ chiếm tới 60% vật liệu làm chip xử lý.

Ngày 16/04/2018, ZTE bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt với Iran và Triều Tiên, dẫn tới lệnh cấm hoạt động thương mại cùng các doanh nghiệp Mỹ trong vòng 7 năm. Lệnh cấm khiến ZTE “bị hạ” vì hãng phụ thuộc nhiều vào nguồn chip cấp cao của Mỹ.

Huawei Hai công ty chi nhánh và Giám đốc Tài chính kiêm Phó Chủ tịch Tập đoàn Mạnh Vãn Chu bị cáo buộc đã gian lận và thông đồng trong các giao dịch với Iran - nước vốn bị Mỹ trừng phạt. Ngoài ra, Mỹ cáo buộc Huawei đánh cắp công nghệ robot của Công ty T - Mobile của Mỹ và hứa thưởng tiền cho nhân viên lấy cắp được kỹ thuật tân tiến từ các đối thủ của Huawei.

Ngày 16/05/2019, Mỹ đưa Tập đoàn Huawei và 70 chi nhánh vào “Danh sách thực thể”, cấm các công ty Mỹ bán các sản phẩm công nghệ cho các công ty viễn thông Trung Quốc mà không có sự đồng ý từ Chính phủ Mỹ.

Bảng 1.2: Biện pháp “tấn công công nghệ” Mỹ áp dụng với Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2020

Tiktok và WeChat

2 ứng dụng với số lượng người dùng lớn đang làm lu mờ các gã khổng lồ công nghệ Mỹ. Washington còn cho rằng: “TikTok” được sử dụng cho các chiến dịch thông tin sai lệch có lợi cho Bắc Kinh còn “WeChat” lại tự động thu thập một lượng lớn thông tin từ người dùng, cho phép Trung Quốc tiếp cận thông tin cá nhân của người Mỹ.

Ngày 06/08/2020, Tổng thống Trump ký sắc lệnh hành pháp cấm mọi tổ chức và cá nhân giao dịch với công ty m của Tiktok và WeChat sau 45 ngày - quy định được tính kể từ ngày ký văn bản. Cũng trong khoảng thời gian này, Tiktok buộc phải lựa chọn 1 trong 2: bán chi nhánh cho công ty của Mỹ hoặc buộc phải ngừng hoạt động tại nước này.

(Nguồn: Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI)

Một phần của tài liệu 087 chiến tranh thương mại mỹ trung quốc cơ hội và thách thức cho nền kinh tế việt nam (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w