Nhận biết hạt chín

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ lâm sinh tổng hợp (Trang 40 - 43)

Để thu hái hạt đảm bảo chất lượng và số lượng cần phải nhận biết và phân biệt được hạt chín và chưa chín. Hiện nay có một số phương pháp xác định độ chín của hạt,

40

nhưng không có phương pháp nào là thích hợp cho tất cả các loài. Đối với những loài chưa quen biết thì cần phải nghiên cứu để tìm ra phương pháp tốt nhất hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Một số phương pháp được dùng để xác định trực tiếp ngoài hiện trường, một số khác dùng trong phòng thí nghiệm thì cần những sử dụng thiết bị.

 Những phương pháp trong phòng thí nghiệm + Hàm lượng nước của quả, hạt:

Ở nhiều loài cây khi quả bắt đầu chín thì hàm lượng nước của quả giảm dần và tương quan chặt chẽ với mức độ chín của hạt. Hạt của Picea glauca được coi là đã chín nếu hàm lượng nước của chúng giảm xuống dưới 48% (Cram và Worden 1957) và của Thông Pinus sylvestris 43-45% (theo trọng lượng tươi) (Schmidt và Vogt 1962, Remrod và Alfjorden 1973 - trong Phạm Hoài Đức 1992). Tuy nhiên việc xác định hàm lượng nước bằng cách sấy khô trong tủ sấy đòi hỏi nhiều thời gian.

+ Dùng tia X. quang:

Dùng tia X. quang để kiểm tra sự phát triển của phôi và nội nhũ của hạt là một phương pháp đánh giá sự chín của hạt một cách nhanh chóng và tương đối dễ, tuy nhiên cần có những thiết bị thích hợp và có những cán bộ thông thạo, phương pháp này đòi hỏi những thiết bị đắt tiền và kết quả chịu ảnh hưởng nhiều theo nhận xét chủ quan của cán bộ phân tích.

+ Thí nghiệm nảy mầm:

Lấy hạt ở các thời kỳ chín khác nhau đem thí nghiệm nảy mầm, thời kỳ nào hạt nảy mầm tỷ lệ cao nhất là thời điểm hạt chín rộ.

Phương pháp này không có ý nghĩa chỉ đạo sản xuất ngay trong năm đó, thường được áp dụng trong nghiên cứu để tìm hiểu quy luật chín của hạt và quan hệ giữa hạt chín và hình thái của quả.

 Những phương pháp ngoài hiện trường + Phương pháp tỷ trọng:

Khi quả chín thì hàm lượng nước của chúng giảm, tỷ trọng của chúng cũng giảm, tỷ lệ của một đơn vị trọng lượng trên một đơn vị thể tích giảm. Không như phương pháp xác định hàm lượng nước, việc xác định tỷ trọng của quả bằng cách thả chúng vào một dung dịch có tỷ trọng đã biết tương đối dễ thực hiện trong điều kiện hiện trường. Có thể dùng một số dạng dung dịch: Bùn loãng, nước muối, dung dịch sun phát amôn,..). Phương pháp này khó áp dụng với những loại quả, hạt có tỷ trọng rất ít thay đổi trong quá trình chín.

+ Phương pháp mổ hạt xem phôi và nội nhũ:

Kiểm tra độ chín của hạt bằng cách bổ dọc hạt ra để quan sát cũng có thể là một phương pháp đơn giản và đáng tin cậy, nhưng những người làm công việc này đòi hỏi

41

có nhiều kinh nghiệm. Đa số phôi và nội nhũ của các hạt khi còn xanh thường giống như “sữa” sau đó đặc lại như bột nhão, khi hạt chín thì nội nhũ rắn lại và có mầu trắng, phôi phát triển đầy đủ và cũng rắn chắc, độ lớn tối đa, chiếm đầy khoang trong hạt.

+ Phương pháp quan sát mầu sắc:

Giữa hạt và quả khi chín thường có mối tương quan nhất định do đó có thể nhận biết hạt chín thông qua hình thái đặc trưng của quả. Mỗi loại quả khi chín có những biểu hiện riêng qua màu sắc, độ cứng, độ mập, độ nứt nẻ của vỏ quả, có thể phân thành mấy dạng:

Đối với loại quả khô: Khi chín vỏ quả thường có màu xám, nâu xám, vàng nâu, màu tro, vỏ khô cứng, nhăn nheo hoặc nứt nẻ.

Loại quả thịt:Khi chín vỏ mền, mỏng có màu sắcsặc sỡ (xanh, đỏ, tím, vàng...)

Loại quả nón: Khi chín vỏ quả khô cứng màu chuyển từ màu xanh sang màu cánh dán, vàng nhạt, vàng nâu... vẩy quả hơi mở.

Bảng 2.1. Đặc điểm nhận biết và thời gian thu hái quả/hạt của một số loài cây rừng

TT Loài cây Đặc điểm nhận biết quả /hạt chín Tháng thu

hoạch

1 Thôngmã vĩ Vỏ quả màu vàng mơ, cánh gián. Hạt có nhân chắc, thơm 11-12

2 Xoan ta Vỏ quả màu vàng. Hạt có nhân màu trắng 12-2

3 Bạch đàn trắng

Vỏ quả màu nâu thẫm cuống quả mốc trắng, hạt màu nâu thẫm, mày màu nâu nhạt

7-8:MB 5-6:MN 4 Sa mộc Vỏ quả màu vàng nhạt, hạt màu xám, nhân trắng 10-12 5 Phi lao Vỏ quả màu vàng nhạt, hạt màu cánh gián, nhân trắng 8-10 6 Trám đen Vỏ quả màu đen, hạt màu nâu nhân trắng 9-10 7 Xà cừ Vỏ quả màu mốc trắng, xám mốc, hạt màu nâu nhạt, nhân trắng 5-6

8 Lim xanh Vỏ quả màu nâu thẫm, hạt màu đen, vỏ cứng 10-12

9 Long não Vỏ quả màu tím thẫm, mềm, thơm, hạt màu xám 11 10 Muồng đen Vỏ quả màu nâu thẫm, hạt màu nâu, bóng, vỏ hạt cứng 2-4 11 Tếch Vỏ quả màu vàng, vỏ hạt cứng 12-3

12 Keo lá

tràm

Vỏ quả màu nâu nhạt, hạt màu đen, rốn vàng 4-6:MB 1-3:MN 13 Sao đen Vỏ quả màu nâu, hạt màu vàng nhạt 4-5

14 Kim giao Vỏ quả màu vàng sáng sẫm, phủ lớp phấn trắng 10-11

42 16 Lát hoa Vỏ quả màu nâu, hạt màu cánh gián 11-1 17 Nghiến Vỏ quả màu vàng cánh gián 9-10 18 Lim xẹt Vỏ quả màu nâu hoặc xám đen, hạt màu cánh dán 8-9 19 Trẩu lá xẻ Vỏ quả màu vàng nhạt, nhân hạt màu trắng, chắc 10-12 20 Thông ba lá Vỏ quả màu vàng mơ, cánh gián, hạt thơm 12-2 21 Trám trắng Vỏ quả màvàng mơ, có vị chua ngọt, hạt có nhân màu trắng 9-10 22 Vối thuốc Vỏ quả màu nâu vàng, hạt màu nâu xám 2-3 23 Hồi Vỏ quả màu vàng nhạt, hạt màu nâu đậm 5,6,10,11 24 Bồ đề Vỏ quả màu vàng nhạt, mốc trắng, hạt màu đen 8-9 25 Mỡ Vỏ quả màu nâu xám với các đốm trắng, hạt màu đen 8-9

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ lâm sinh tổng hợp (Trang 40 - 43)