Chọn loại cây trồng

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ lâm sinh tổng hợp (Trang 97)

4.2.1. Ý nghĩa,nguyên tắc chọn loại cây trồng

Chọn loại cây trồng rừng, là biện pháp kỹ thuật lâm sinh, có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của rừng trồng.

Điều kiện

lập địa Loại hình điều kiện lập địa Loại

hình nơi trồng rừng Loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng Trạng thái

97

Rừng trồng thành công hay thất bại là do 4 yếu tố sau đây quyết định: Mức độ thoả mãn của rừng đối với mục đích kinh doanh, theo yêu cầu của thị trường; Tình hình sinh trưởng phát triển; Giá thành của rừng trồng; Ảnh hưởng của rừng đến môi trường. Vì vậy sự thành bại của rừng trồng là do xác định loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng có chính xác hay không quyết định, trong đó chọn loại cây trồng là một biện pháp kỹ thuật có ý nghĩa quyết định nhất.

Rừng nhân tạo cũng giống rừng tự nhiên về 3 mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn giữa cá thể thực vật trong quá trình sống với điều kiện tự nhiên, mâu thuẫn giữa các cá thể trong quần thể, mâu thuẫn giữa quần thể và điều kiện tự nhiên.

Rừng tự nhiên, sự hình thành và giải quyết các mâu thuẫn trên đều ngoài sự can thiệp của con người, ngược lại ở rừng trồng, đều thông qua sự tác động của con người, sự hình thành và giải quyết các mâu thuẫn trong rừng trồng là do tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trồng rừng, trong đó chọn loại cây trồng vẫn giữ vị trí chủ đạo.

Đặc điểm cơ bản của công tác trồng rừng là có mục tiêu kinh tế rõ ràng, rừng gây trồng nhằm đáp ứng yêu cầu gì của thị trường. Do đó chọn loại cây trồng phù hợp với mục đích kinh doanh, cây trồng có giá trị kinh tế cao, song nếu không thích hợp với đều kiện tự nhiên, cây trồng bị chết hoặc vẫn sống nhưng sinh trưởng kém, trong thời gian hàng chục, có khi hàng trăm năm, không tận dụng được hết tiềm năng của điều kiện tự nhiên, gây lãng phí nhiều mặt và thực chất không đáp ứng được mục đích kinh doanh. Ngược lại chọn loại cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên, cây sinh trưởng phát triển tốt, song không phù hợp mục đích kinh doanh, hiệu quả kinh tế của rừng bị hạn chế, thậm chí đôi khi còn có hại. Mặt khác biện pháp kỹ thuật chọn loại cây trồng còn giữ vai trò chi phối hoặc làm thay đổi các biện pháp kỹ thuật khác trong loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng.

Do đó chọn loại cây trồng luôn được coi là biện pháp kỹ thuật giữ vị trí then chốt trong loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng. Chọn loại cây trồng phải theo các nguyên tắc sau đây:

Cây trồng phải đáp ứng tối đa mục đích kinh doanh hay yêu cầu của thị trường, đồng thời cây trồng phải sinh trưởng, phát triển tốt ở điều kiện tự nhiên nơi trồng. Đây là hai nguyên tắc cơ bản trong chọn loại cây trồng, hai nguyên tắc trên phải đạt tới sự thống nhất, tránh đối lập hoặc chỉ đơn thuần đứng trên quan điểm kinh doanh hoặc sinh vật học, phải luôn quán triệt quan điểm "kinh tế - sinh vật", "sinh vật - kinh tế ", cần nhận thức rõ yêu cầu kinh tế là mục tiêu, cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên chỉ là thủ đoạn nhằm đạt được mục đích kinh doanh.

Ngoài hai nguyên tắc cơ bản trên, khi chọn loại cây trồng cần chú ý tới một số nguyên tắc khác: Nguồn hạt giống phong phú, kỹ thuật trồng giản đơn, nhân dân có

98

kinh nghiệm trồng từ lâu. Các nguyên tắc này nhìn chung không quan trọng, nó chỉ giới hạn một phần kết quả, có thể khắc phục được sau một thời gian, song cũng tuỳ điều kiện cụ thể mà các nguyên tắc này có thể trở nên quan trọng và gây trở ngại cho công tác trồng rừng, vì vậy khi chọn loại cây trồng cần nhìn nhận một cách tổng hợp.

4.2.2. Căn cứ chọn loại cây trồng

4.2.2.1. Căn cứ vào mục đích kinh tế để chọn loại cây trồng

Căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụng chủ yếu, ở nước ta rừng được chia làm ba loại:

+ Rừng sản xuất: Là rừng chủ yếu để sản xuất kinh doanh gỗ và các loại lâm sản, đặc sản rừng.

+ Rừng phòng hộ: Là rừng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống sói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo vệ mùa màng, các công trình giao thông, kiến trúc... tuỳ theo nhiệm vụ cụ thể, rừng phòng hộ được phân ra các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn; Rừng phòng hộ chắn gió, chống cát bay bảo vệ cây nông nghiệp; Rừng phòng hộ ngập mặn, chắn sóng...

+ Rừng đặc dụng: Là rừng chủ yếu để bảo vệ các hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen thực vật, bảo tồn thiên nhiên, là rừng để phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh phục vụ du lịch nghỉ ngơi...

Tuỳ theo mục đích và yêu cầu từng loại rừng cụ thể mà chọn loại cây trồng cho phù hợp.

* Chọn cây trồng cho rừng sản xuất

+ Chọn loài cây cho rừng kinh doanh gỗ: Nhiệm vụ chủ yếu của loại rừng này là cho sản lượng gỗ cao, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, chu kỳ kinh doanh ngắn xuất phát từ mục đích trên cần có các tiêu chuẩn sau:

- Cây sinh trưởng nhanh, sớm cho gỗ và có tác dụng nhiều mặt. Nhu cầu gỗ trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng, nguồn tài nguyên rừng ngày càng giảm, nền kinh tế thị trường luôn biến động, vì vậy những năm gần đây nhiều nước đã áp dụng các biện pháp nhằm tăng nhanh sinh trưởng của cây rừng, có thể đáp ứng được nhiều mục đích kinh doanh.

- Sản lượng gỗ cao, tỷ lệ phần trăm gỗ sử dụng được nhiều. Để thoả mãn điều kiện này, chọn cây phải cao to, thân thẳng, tròn đều, độ thon bé, cành nhỏ, tán hẹp, tỉa cành tự nhiên tốt, ít mấu mắt...

- Phẩm chất gỗ tốt đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tuỳ theo mục đích kinh doanh khác nhau, đòi hỏi gỗ có phẩm chất khác nhau. Gỗ bền cứng, không dễ biến hình, chịu được mối mọt, được dùng trong kiến trúc, xây dựng, giao thông... Gỗ

99

mềm, nhiều xenlulô, sợi gỗ có độ dài được dùng trong công nghiệp giấy và sợi...Gỗ dùng để đóng đồ gia dụng cần phải bền, có vân đẹp, có hương vị, không bị mối mọt...

- Ngoài các tiêu chuẩn chủ yếu trên, khi chọn loại cây trồng còn phải xem xét các điều kiện khác như: Cây có kỹ thuật trồng đơn giản, dễ trồng, dễ sống, không có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, có khả năng kháng bệnh và chống chịu cao, có tác dụng cải tạo đất, chống xói mòn...

Trong thực tế sản xuất rất ít khi có một loại cây nào có thể đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu trên, vì vậy cần chọn ra một số loài cây, sau đó so sánh, cân nhắc, chọn ra cây nào đáp ứng yêu cầu nhất. Trong điều kiện hiện nay nhiều nước trên thế giới khi chọn loại cây trồng thường lấy sinh trưởng nhanh, sản lượng cao, đa tác dụng và không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường là những tiêu chuẩn cơ bản.

+ Chọn cây cho rừng đặc sản: Loại rừng này nhằm mục đích chủ yếu lấy các

sản phẩm của rừng ngoài gỗ: (Hoa, quả, vỏ, lá...) cung cấp nguyên liệu cho y dược, công nghiệp. Cây chọn cần có các tiêu chuẩn sau: Cây phải có sản lượng sản phẩm cao, chất lượng tốt. Tuỳ theo sản phẩm có thể lợi dụng được của cây, mà cây có các tiêu chuẩn khác nhau: Với cây lấy vỏ, vỏ phải dầy, dễ bóc, hàm lượng tinh dầu cao; Với cây lấy hạt, hạt phải to và nhiều, lượng dầu cao,... Với cây lấy nhựa, nhựa phải nhiều, chất lượng tốt...Đồng thời người dân có kinh nghiệm gây trồng, chế biến và bảo quản sản phẩm, có khả năng đầu tư, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tiêu thụ ổn định.

- Ngoài ra cây cũng phải có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn và cho các loại sản phẩm khác...

* Chọn loại cây trồng cho rừng phòng hộ

Tuỳ theo mục đích phòng hộ khác nhau, chọn tiêu chuẩn cây trồng khác nhau.

+ Chọn loài cây cho rừng chống xói mòn do nước: Nhiệm vụ chủ yếu của loại rừng này là làm giảm lưu lượng nước và tấc độ dòng chảy trên mặt đất, tạo điều kiện cho nước thấm vào đất được nhiều, đất không bị xói mòn rửa trôi vv...Chọn loài cây có các tiêu chuẩn sau:

Hệ rễ cây phải lan rộng, ăn sâu, đan dầy trên mặt đất, chồi rễ phát triển mạnh, tán rậm, lá rụng nhiều lá dễ phân giải, không gây độc hại cho người và gia súc và các loài cây khác; Cây sinh trưởng nhanh chóng khép tán, đồng thời cây cho nhiều gỗ và các sản phẩm khác, cây chịu được đất nghèo xấu, khô hạn...

+ Chọn loại cây chống gió bão bảo vệ cây nông nghiệp: Loại rừng này chủ yếu làm giảm tấc độ gió, thay đổi tính chất gió, bảo vệ sản lượng cây hoa màu ổn định...

Chọn cây có các tiêu chuẩn: Cây sinh trưởng nhanh, tuổi thọ cao, có chiều cao nhất định, tán đều, không rụng lá vào mùa có gió hại, thân dẻo, cứng, ít gây tác hại cho cây

100

nông nghiệp, đồng thời cây cho nhiều gỗ củi, hoa, quả, làm tăng vẻ đẹp cho nông thôn...

+ Chọn loại cây chống cát bay: Nhiệm vụ chủ yếu của rừng này là ngăn cản gió làm di động cát và cải tạo đất. Loại cây cần có các tiêu chuẩn: Cây sinh trưởng nhanh, tán rậm, lá rụng nhiều, chịu được đất nghèo xấu, khô hạn, chịu được sự biến động về nhiệtđộ, ẩm độ của lớp đất mặt, chịu được cát vùi lấp, va đập vào cây, cây có khả năng đâm chồi rễ và ra rễ ở thân. Kết hợp cho gỗ củi và các lâm sản khác...Chúng ta đã gây trồng thành công một số loài cây có khả năng sinh trưởng tốt và phát huy được tác dụng như: Phi lao, Keo, Đào lộn hột...

+ Chọn loài cây cho rừng chắn sóng, ngập mặn, bảo vệ đê: Nhiệm vụ chủ yếu của loại rừng này là cố định bùn đất, giảm sức xô của sóng, bảo vệ đê, chọn cây cần có các điều kiện sau: Cây sinh trưởng nhanh, cành lá xum xuê, chịu được ngập nước, lầy mặn, hệ rễ phát triển mạnh, bám chắc vào bùn, sóng đánh không đổ, có khả năng tái sinh trên đất bùn lầy, có khả năng cản sóng... Đồng thời kết hợp cho sản phẩm gỗ, củi, hoa, quả, nuôi thuỷ sản...Chúng ta đã gây trồng thành công nhiều loài cây phù hợp như: Đước, Vẹt, Bần... trên đất mặn và Tràm, Keo, Bạch đàn... trên đất chua phèn...

* Chọn cây cho rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng với mục đích là rừng để bảo vệ các khu di tích, lich sử, danh lam thắng cảnh, nhằm cải tạo khí hậu, làm tăng vẻ đẹp thiên nhiên. Cây cần có những tiêu chuẩn sau:

- Cây chịu được khói bụi do các nhà máy thải ra, có hình dáng đẹp, tán lá rộng, lá rụng ít đều đặn, mặt lá bóng không bám bụi, không bắt lửa chịu được uốn, xén, rễ ăn sâu...

- Hoa có mùi thơm, màu sắc đẹp, quả không mọng nước và hấp dẫn sâu bọ.

- Kết hợp cho gỗ củi, hoa quả...

Vườn quốc gia nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ các nguồn gen nhất là các loài quý hiếm và các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, bảo vệ các hệ sinh thái rừng, chọn cây trồng cho khu nghiêm ngặt và khu phục hồi sinh thái nhất thiết phải chọn những loài cây có giá trị cao về kinh tế, về khoa học, thuộc loại quý hiếm hoặc đang có nguy cơ bị tiêu diệt...Khu đệm nằm bao quanh ngoài vườn quốc gia là vùng sản xuất, chọn loài cây tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh và điều kiện tự nhiên.

4.2.2.2. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên để chọn loại cây trồng

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên để chọn loại cây trồng cần chú ý một số nhân tố:

Nhân tố khí hậu:

Khí hậu là nhân tố sinh thái quan trọng hàng đầu nó quyết định sự phân bố một loài cây. Mỗi loài cây đều có điều kiện khí hậu tối thích và giới hạn thích ứng, Mỗi loài

101

cây đều có một trung tâm phân bố tự nhiên, ở đó cây sinh trưởng phát triển tốt nhất, khả năng thích ứng với đất, sức đề kháng với sâu bệnh hại, tuổi thọ, phẩm chất gỗ... đều cao. Càng gần biên giới khu phân bố tự nhiên, sinh trưởng, phát triển càng kém dần, các loài cây khác nhau khu phân bố tự nhiên rộng hẹp khác nhau. Cần phân biệt rõ khí hậu thích hợp với khí hậu mà nó có thể thích ứng.

Những loài cây phân bố tự nhiên trong một vùng nhất định, trong quá trình sống lâu dài đã thích ứng với điều kiện khí hậu địa phương, được gọi là cây bản địa. Vì vậy khi chọn loại cây trồng, trước hết nên chọn loài cây bản địa là chắc chắn nhất, chỉ chọn những cây khác đưa vào khi nó có những đặc tính ưu việt hơn cây bản địa.

Các yếu tố của điều kiện khí hậu, có ảnh hưởng tổng hợp đến phân bố loài cây trong đó nhiệt độ và lượng mưa là 2 nhân tố có ý nghĩa quyết định.

+ Nhiệt độ: Cần xét đến nhiệt độ bình quân năm, tháng, nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp tuyệt đối, vì nhiệt độ bình quân năm có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển bình thường của một loài cây, nhiệt độ tối cao, tối thấp quyết định đến sinh tồn của nó.

+ Lượng mưa:Cần chú ý đến tổng lượng mưa hàng năm và phân bố lượng mưa trong năm.

Địa hình: Địa hình có liên quan chặt chẽ với khí hậu và thổ nhưỡng, là nhân tố quan trọng phân bố lại nguồn năng lượng mặt trời, tạo ra bức tường che chắn gió và mưa, là nhân tố tạo ra chế độ thoát nước khác nhau, quyết định đến quá trình hình thành đất, địa hình tuy không phải là nhân tố sinh thái, song sự thay đổi địa hình, nhất là độ cao so với mặt biển, có tác dụng phân bố lại các nhân tố sinh thái. Ngoài ra độ dốc, hướng dốc cũng có ảnh hưởng đến tiểu khíhậu và đất.

Đất: Trong cùng một điều kiện khí hậu, đất đai có ảnh hưởng lớn đến sản lượng trên đơn vị diện tích, chất lượng sản phẩm thu hoạch, thậm chí quyết định đến sự phân bố, đến khả năng sinh tồn một loài cây. Tương tự như khí hậu, mỗi loài cây đòi hỏi một điều kiện đất đai thích hợp và điều kiện đất mà nó có thể thích ứng. Đất đai mà cây thích hợp cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất, sức đề kháng với thiên tai, sâu bệnh cao, sản lượng và chất lượng sản phẩm đều tốt. Vì vậy khi chọn loại cây trồng cần phải chú ý đầy đủ đến yêu cầu của cây đối với đất, Trong đất có 2 yếu tố quan trọng nhất là nước trong đất và độ phì của đất:

Nước đối với cây trồng cần phải hiểu rõ điều kiện nước thích hợp nhất, biên độ thích ứng, tính chịu hạn, chịu ẩm, chịu ngập của cây, với đất trồng rừng phải biết được tình hình nước hàng năm, sự thay đổi nước qua từng mùa, mức độ và thời gian dài ngắn của hạn úng, chất lượng nước. Nước trong đất cần chú ý đến mực nước ngầm trong đất, độ ẩm đất...

102

Độ phì của đất, loài cây trồng khác nhau đòi hỏi khác nhau về thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất, độ dầy, mỏng của tầng đất mặt, thành phần cơ giới và độ pH của đất...

Cây trồng và điều kiện tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt trong một điều kiện tự nhiên nhất định thường có thể vận dụng 3 cách sau:

- Cách thứ nhất: Đem cây đến trồng nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp với đặc tính sinh vật học và sinh thái học của nó hay nói cách khác là chọn cây trồng trước,

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ lâm sinh tổng hợp (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)