Phân chia nơi trồng rừng

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ lâm sinh tổng hợp (Trang 93 - 97)

Nơi trồng rừng là những nơi hiện nay hoặc sau này được qui hoạch để gây trồng rừng. Nơi trồng rừng đứng trên quan điểm kinh tế là tư liệu sản xuất của lâm nghiệp, trên quan điểm sinh vật học là điều kiện hoàn cảnh để cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Nơi trồng rừng do tổng hợp nhiều nhân tố hình thành như khí hậu, đất, thực vật, địa hìnhvv..., các nhân tố trên tác động qua lại lẫn nhau và dưới ảnh hưởng của con người, đã hình thành nên vô số loại nơi trồng rừng khác nhau.

Phân chia nơi trồng rừng nhằm mục đích sử dụng nó một cách hợp lý, có nghĩa là chọn loại cây trồng và đề ra các biện pháp kỹ thuật khác chuẩn xác, rừng trồng đáp ứng được mục đích kinh doanh, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời đất rừng ngày một tốt thêm lên.

Các nhân tố tạo thành nơi trồng rừng rất phức tạp, để thuận tiện cho nghiên cứu, người ta chia nó ra làm 2 nhóm nhân tố là: Điều kiện lập địa và trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng

4.1.2.1. Điều kiên lập địa của nơi trồng rừng

Điều kiện lập địa:Nghiên cứu lập địa nơi trồng rừng là nghiên cứu mối quan hệ giữa thực vật rừng với các yếu tố của môi trường thông qua khí hậu, đất, địa hình, trong một không gian nhất định.

Khái niệm về lập địa đã được nhiều nhà khoa học đưa ra, theo Hills (1955) lập địa là: “ Một phức hệ hoàn cảnh của khí hậu, địa hình, nền vật chất tạo đất, đất, nước ngầm, cộng đồng động, thực vật và con người”.

Dựa vào học thuyết lâm sinh học của Sukasep (1958), W. Shwanecker (1971) đưa ra khái niệm cụ thể về lập địa, theo ông lập địa bao gồm 3 nhân tố:

Các yếu tố tĩnh: Khí hậu; Đất; Địa hình. (Sinh cảnh: Lập địa hiểu theo nghĩa hẹp).

Các yếu tố động: Quần thể động vật; Quần thể thực vật; Quần thể vi sinh vật.

(Quần thể sinh vật)

Các yếu tố nhân tác: Xã hội con người

Điều kiện lập địa của nơi trồng rừng bao gồm những nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài trong suốt quá trình sống của cây trồng như: nhiệt độ , ánh sáng, độ ẩm, độ

93

phì. Các nhân tố trên có liên quan mật thiết với nhau, một nhân tố thay đổi sẽ ảnh hưởng tới một hoặc nhiều nhân tố khác, sự hình thành và diễn biến của mỗi nhân tố đều có qui luật nhất định, mối quan hệ giữa các nhân tố cũng có một qui luật nhất định và biểu hiện cuối cùng của nó phải thể hiện trên bộ mặt của điều kiện khí hậu và đất. Trong phạm vi một vùng nhất định, đặc biệt là vùng núi, trong các nhân tố tự nhiên thường có nhân tố chủ đạo. Cần nhận rõ các nhân tố chủ đạo không phải là cố định, con người có khả năng tác động làm thay đổi nó theo chiều hướng có lợi cho sinh trưởng và phát triển của rừngtrồng.

Phương pháp phân chia điều kiện lập địa của Progrepnhiac. Ông dựa trên cơ sở của học thuyết viliam và dựa vào điều kiện khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ) và điều kiện thổ nhưỡng (độ ẩm, độ phì) để phân chia điều kiện lập địa. Trong một vùng địa lý nhất định, ông coi điều kiện khí hậu trên cơ bản là đồng nhất, chỉ cần phân loại thổ nhưỡng sẽ phân chia được điều kiện lập địa. ông chia độ ẩm làm 6 cấp, độ phì làm 4 cấp và lập bảng phân loại lập địa.

Trong phạm vi khí hậu đồng nhất, các ký hiệu Ao, B1, C3, D4... Biểu thị một loại hình điều kiện lập địa.

Để phản ánh đầy đủ tính đa dạng của đất và thuận lợi sử dụng trong sản xuất, pogrepnhiăc còn chia ra loại phụ, là trạng thái quá độ giữa hai loại điều kiện lập địa. Chúng căn cứ vào sự khác nhau về độ pH và biến chủng là dựa vào sự khác nhau về độ đá lẫn, thành phần cơ giới...

Bảng 4.1: Bảng phân loại điều kiện lập địa Độ ẩm Độ phì Rất xấu A Tƣơng đối Xấu B Tƣơng đối Tốt C Tốt D Rất khô-0 Khô-1 ẩm vừa-2 ẩm-3 Ướt-4 Lầy-5 A0 A1 A2 A3 A4 A5 B0 B1 B2 B3 B4 B5 C0 C1 C2 C3 C4 C5 D0 D1 D2 D3 D4 D5

Nguyên tắc phân chia điều kiện lập địa của Pogrepnhiac là dựa vào khí hậu và đất, ông thừa nhận phải nghiên cứu trực tiếp khí hậu và đất nhưng không cho đó là phương pháp duy nhất, ông luôn chú trọng dùng thực vật chỉ thị, đặc biệt là thực vật chỉ thị thân gỗ sống lâu năm.

94

Phương pháp phân chia điều kiện lập địa của pogrepnhắc áp dụng vào hoàn cảnh nước ta gặp nhiều khó khăn do chưa đủ điều kiệnđể nghiên cứu trực tiếp các yếu tố khí hậu và đất, thực vật chỉ thị hầu hết đều bị phá hoại.

Trong công tác thiết kế trồng rừng, chúng ta đã phân chia điều kiện lập địa theo phương pháp của Lơ Man (1961 ). Trong phạm vi một vùng nhất định, ông cũng coi điều kiện khí hậu là đồng nhất, để phân chia điều kiện lập địa, chỉ cần phân loại đất, Lơ Man đã phân chia đất theo hệ thống 3 cấp : nhóm. Loại chính, loại phụ. Thực chất của phương pháp này là vận dụng nguyên lý phân chia điều kiện lập địa của Pogrepnhắc và dựa vào các nhân tố chủ đạo để phân chia.

Hiện nay phân chia điều kiện lập địa được chia làm 3 cấp, áp dụng cho mục đích và cường độ kinh doanh nghề rừng khác nhau.

Cấp 1: Dùng cho những nơi kinh doanh với cường độ cao (trồng rừng công nghiệp tập chung, các điểm thí nghiệm). Đơn vị phân chia: dạng lập địa.

Cấp 2: Cho trồng rừng ngoài mục đích công nghiệp, các tiểu khu rừng tự nhiên, phân chia đất đai tổng quát. Đơn vị phân chia: bức khảm lập địa.

Cấp 3: Cho quy hoạch lâm nghiệp vùng lớn, lập phương hướng tổng quát sử dụng đất đai nông lâm nghiệp. Đơn vị phân chia: dạng đất (viện quy hoạch lâm nghiệp

1984).

4.1.2.2 Trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng

Trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng là tình trạng thực vật ở nơi trồng rừng (rừng, cây bụi, cỏ) Tình hình sau khai thác (có hay không có tái sinh tự nhiên, tình hình gốc cây vàdọn vệ sinh rừng) và quá trình lợi dụng đất.

Trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng nhìn chung bao gồm những nhân tố đễ biến đổi, ảnh hưởng có tính chất tạm thời lúc trồng hoặc sau khi trồng một thời gian ngắn (trừ địa hình) như tình hình tái sinh, tình trạng thực vật v.v...

Trong tự nhiên dưới tác dụng lâu dài của điều kiện lập địa khác nhau và tác động của con người đã tạo nên nhiều trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng khác

nhau.

Mỗi trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng khác nhau đòi hỏi phải áp dụng biện pháp trồng rừng khác nhau như phương thức trồng rừng, phương thức phương pháp làm đất, tiêu chuẩn cây trồng, biện pháp chăm sóc v.v...

Nguyên tắc phân chia trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng là dựa vào tình trạng thực vật tình trạng rừng sau khai thác và quá trình lợi dụng đất. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng vùng, cường độ kinh doanh, mà mức độ chi tiết của sự phân chia có khác nhau.

95

Trong phạm vi một trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng, sau khi đã phân chia, các nhân tố đã tạo nên nó về cơ bản là đồng nhất, song trong một loại nơi trồng rừng có thể có một hoặc nhiều trạng thái hoàn cảnh khác nhau nhưng ảnh hưởng của nó tới công tác trồng rừng phải giống nhau.

Trong sản xuất, trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng thường được chia thành

các loại chủ yếu sau đây:

Đất cỏ dại: Được hình thành do kết quả của phá hoại rừng liên tục trong nhiều năm, bao gồm những nơi khai thác rừng không hợp lý, nương rẫy của nơi bị cháy rừng nhiều lần. Về thành phần loài cỏ, nói chung là phức tạp, thường gặp cỏ lá, cỏ quăn, ràng ràng, lau lách, cỏ tranh v.v... Tuỳ theo điều kiện lập địa và tác động của con người, mà tình hình sinh trưởng và mức độ dày đặc, cao thấp của cỏ có khác nhau. Về đất nhìn chung đã mất tính chất đất rừng, chua, tầng đất mặt mỏng, khô xấu, cứng chặt, không có cấu tượng, tỉ lệ đá lẫn lớn, có đá nổi, kết von, có nơi có đá ong nằm sát hoặc nổi trên mặt đất.

Đất cây bụi: Được hình thành do phá rừng hoặc do khoanh núi nuôi rừng, tổ thành thực vật hầu hết phức tạp, ít giá trị kinh tế, có nhiều loài cây có khả năng đâm chồi mạnh, chịu được lửa cháy, các loài cây thường gặp: sim, mua, sầm sì, thanh hao, bồ cu vẽ, các loài cây có gai v.v...Đất nói chung tốt hơn đất cỏ dại.

Đất rừng tái sinh nghèo kiệt: hình thành do chặt chọn không hợp lý, tổ thành loài cây phức tạp, hầu hết là cây tạp, bị sâu bệnh, nhiều dây leo, tái sinh tự nhiên kém. Đất tốt còn tính chất đất rừng.

Đất sau khai thác trắng: hình thành do khai thác trắng, tổ thành thực vật nói chung chỉ còn rất ít thảm tươi và cây tái sinh thấp nhỏ. Đất tốt, tơi xốp, chưa bị nhiễm sâu bệnh hại và xâm lấn của cỏ dại.

Đất dưới tán rừng: Trước khi khai thác 1-3 năm đã tiến hành trồng rừng ở dưới tán rừng. Tính chất đất rừng và tiểu hoàn cảnh rừng còn nguyên vẹn.

Đất sau nương rẫy: nương rẫy cũ bỏ lại, ngoài cỏ, cây bụi còn một số loại cây gỗ, chủ yếu là cây tạp. Đất có thể còn tốt hoặc đã thoái hoá, song còn có nhiều sâu bệnh.

4.1.2.3. Quan hệ giữa điều kiện lập địa và trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng.

Điều kiện lập địa và trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng là hai nhân tố tạo thành nơi trồng rừng, song vai trò và ảnh hưởng của mỗi nhân tố không giống nhau. Điều kiện lập địa tương đối ổn định, có tác dụng lâu dài, có ảnh hưởng sâu sắc quyết định đến thành bại của công tác trồng rừng. Trạng thái hoàn cảnh bao gồm những nhân

96

tố không ổn định (trừ địa hình) và tạm thời nó chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến công tác thi công của trồng rừng

Phân chia nơi trồng rừng ra làm hai nhóm nhân tố điều kiện lập địa và trạng thái hoàn cảnh chỉ là tương đối vì các nhân tố trong tự nhiên có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, mặt khác có nhân tố vừa là tổ thành của điều kiện lập địa, đồng thời là yếu tố tạo nên trạng thái hoàn cảnh.

Điều kiện lập địa và trạng thái hoàn cảnh là hai nhân tố tạo thành nơi trồng rừng, nếu thiếu một trong hai nhân tố đó, không phản ánh hết được đặc điểm của nơi trồng rừng, không thể chỉ dựa vào một trong hai nhóm nhân tố: Điều kiện lập địa hoặc trạng thái hoàn cảnh để đề xuất được đầy đủ và chính xác các biện pháp kỹ thuật của

một loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng. Được biểu thị theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1: Quan hệ giữa điều kiện lập địa, trạng thái hoàn cảnh và loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng

Loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng là tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trồng rừng áp dụng cho một loại hình nơi trồng rừng.

Nôi dung của một loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng bao gồm các biện pháp kỹ thuật chủ yếu như: Chọn loại cây trồng, phương thức phương pháp làm đất, phương thức phương pháp hỗn giao, mật độ trồng rừng và phương pháp phối trí các điểm gieo trồng, phương thức phương pháp trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng trồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ lâm sinh tổng hợp (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)