Kỹ thuật sản xuất cây con từ hạt

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ lâm sinh tổng hợp (Trang 66 - 84)

3.4.1. Kỹ thuật tạo bầu gieo ươm

66

* Vỏ bầu: Là khuôn giữ cho ruột bầu định hình và ổn định. Nên chọn vỏ bầu không gây cản trở sự trao đổi nước và không khí với môi trường xung quanh và không gây độc,mang sâu bệnh cho cây con, khi bứng, vận chuyển cây con không hay vỡ bầu, sau khi trồng vỏ bầu có khả năng tự hoại tốt trong đất, nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi...

Các loại vỏ bầu:

Vỏ bầu bằng P.E: Đây là loại vỏ bầu hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến ở nhiều cơ sở sản xuất cây con trong cả nước, bởi vì tính ưu việt của nó là: Bền, định hình được ruột bầu tốt, gọn, nhẹ, khi bứng cây và vận chuyển cây đi xa tiện lợi và không dễ vỡ. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của loại vỏ bầu này là không tự hoai được trong đất sau khi trồng, khó trao đổi nước và không khí với môi trường bên ngoài, dễ tạo ra hiện tượng bức nhiệt.

Kích thước tuỳ thuộc vào tuổi nuôi cây mà định.

Vỏ bầu bằng đất rơm: Thành phần gồm đất thịt + rơm rạ + phân chuồng hoai + lân được dùng khuôn đóng thành vỏ có kích thước tùy thuộc vào tuổi nuôi cây.

Tỷ lệ pha trộn: 100 kg đất + 3 kg rơm rạ + 2 kg phân chuồng loại trong đó có 5% phân lân. Loại vỏ bầu này có thành phần chất dinh dưỡng cho cây, dễ lưu thông nước, không khí, vật liệu sẵn. Tuy nhiên thời gian nuôi cây không được lâu, khi bứng cây, vận chuyển đi trồng, nặng và dễ vỡ nếu nuôi cây lâu rễ đâm xuyên qua vỏ bầu.

Một số nơi còn sử dụng loại vỏ bầu bằng tre, nứa, đan... Có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương và thời gian nhàn rỗi để làm.

Ngoài ra trên thế giới hiện nay một số nước tiên tiến còn sử dụng vỏ bầu bằng giấy, có nhiều tiện lợi song giá thành cao so với các loại vỏ bầu khác.

* Ruột bầu: Là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm đất và phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoai (phân chuồng, phân xanh), phân vi sinh và phân vô cơ. Tuỳ theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Ví dụ: Hỗn hợp ruột bầu để gieo ươm cây Keo là: 94% đất + 5% phân chuồng 1% supe lân. Hỗn hợp ruột bầu gieo ươm cây Mỡ là: 85% đất + 10% phân chuồng + 4% đất hun + 1% supe lân.

Đất đóng bầu nên chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ đất tầng mặt có độ sâu từ 0 -

30 cm. Tốt nhất là lấy được đất dưới tán rừng Thông, Keo. Theo kinh nghiệm của một số cán bộ lâm nghiệp lấy đất ở nơi có nhiều phân giun đùn lên là tốt.

Đất khai thác về cần được phơi ải, đập tơi nhỏ, sàng sạch cỏ rác, đá sỏi... qua

lưới sắt có đường kính lỗ sàng nhỏ 0,5 – 1 cm, thường khai thác và phơi ải đất trước

67

Phơi ải đất: Phun một ít nước cho đất đủ ẩm, rải đất dày 5-7 cm lên nền phẳng ngoài trời, dùng một tấm vải mưa trong suốt phủ lên trên đống đất, lấy gạch hoặc khúc gỗ chặn kín mép của tấm vải mưa, để nguyên như vậy trong vòng 4-5 ngày là đủ.

Bảo quản đất: Đất ruột bầu sau khi đã xử lí xong, nếu chưa dùng đến ngay thì nên chất đống bảo quản trong kho đất. Nếu để ngoài trời thì lấy một tấm vải mưa phủ lên trên để tránh cho đất bị nhiễm lại mầm mống sâu, nấm bệnh hoặc cỏ dại.

Kỹ thuật đóng và xếp bầu

Đất và phân để tạo hỗn hợp ruột bầu phải được trộn đều trước khi đóng bầu. Ruột bầu không nên đóng quá chặt hoặc quá lỏng, ruột bầu phải đảm bảo độ xốp, độ ẩm. Độ xốp của ruột bầu 60 - 70%, kích thước bầu phải phù hợp với tuổi nuôi cây.

Bảng 3.2. Quy định cỡ bầu cho từng loại cây

TT Cỡ bầu (cm) Loài cây Tuổi cây

1 12 x18 Thông nhựa, Hồi, Quế, Trám trắng 12 - 18tháng

3 8 x 12c Thông mã vĩ, Mỡ, Lát hoa, Keo lai, Lim xẹt, Sa mộc 6 - 12 tháng

4 7 x 11 Keo tai tượng, Keo lá tràm 3 - 5 tháng

Hình 3.1: Trình tự các bƣớc đóng bầu

Trình từ các bước đóng bầu: Trộn hỗn hợp ruột bầu, kiểm tra độ ẩm của đất, mở miệng túi bầu, dồn đất vào bầu (Nén chặt 1/3 đáy bầu còn 2/3 bầu phía trên lỏng hơn), hoàn chỉnh bầu

Xếp bầu: Xếp bầu trên nền luống đất: Luống để xếp bầu phải có nền phẳng. Tuỳ theo tình hình khí hậu, đất đai mà tạo mặt bằng đáy luống chìm hay bằng. Đáy luống chìm bố trí thấp hơn mặt vườn ươm 5 - 7 cm, chiều rộng đáy luống 1 - 1,2 m,

68

bố trí bằng mặt vườn ươm. Xếp bầu theo hàng tạo thành luống bầu theo đáy luống. Dùngđất tơi min vun xung quanh luống để cố định luống bầu.

3.4.2. Kỹ thuật xây bể nuôi cây

Nuôi cây bằng bầu dinh dưỡng trên nền cứng, tưới nước cho cây theo phương pháp tưới thấm, do đó đòi hỏi bể phải được xây dựng bằng vật liệu không thấm nước (Gạch, cát,xi măng...) đáy bể phải bằng phẳng, độ chênh cao giữa chỗ cao nhất và thấp nhất của đáy bể không vượt quá 0,5 cm và có lỗ để thoát nước.

Kích thước của bể tuỳ thuộc địa hình, kỹ thuật và vật liệu xây bể, nói chung kích thước thường có chiều dài 5 – 10 m, rộng 1,2 – 1,5 m, cao 10 – 15 cm, chiều dày thành bể 7 –12 cm, xung quanh đáy phía trong bể có khe rộng 2 cm, sâu 1 – 2 cm, nền đáy bể cao hơn rãnh đi lại 10 –15 cm để dễ thoát nước.

Xếp bầu vào bể nuôi cây: Bầu được xếp thành khối, mỗi khối khoảng 100 bầu, để bầu không nghiêng đổ, dùng thanh tre, nứa nhỏ nẹp buộc riêng từng khối. Để nước trong bể dễ lưu thông, các khối xếp cách nhau 5 cm và cách thành bể 5 cm.

3.4.3. Kỹ thuật gieo hạt

3.4.3.1.Công việc chuẩn bị trước khi gieo hạt

* Xử lý kích thích hạt: Nhằm tiêu độc, diệt sâu nấm, bệnh, phòng trừ chim kiến ăn hại, tạo điều kiện cho hạt nảy mầm nhanh, mạnh và đồng đều.

- Xử lý hạt: Có thể dùng Fooc ma lin 0,15% ngâm trong 15- 30phút sau đó vớt ra rửa sạch nhiều lần hong khô, nêu xử lý trước khi kích thích hạt 1 - 2 ngày. Loại thuốc này thường dùng với những loại hạt nhỏ. Dùng nước vôi trong 1 - 2% ngâm

trong 24 - 36 giờ thường áp dụng với loại to hoặc vỏ dày. Dùng thuốc tím nồng độ 0,5% ngâm 2 giờ hoặc loại nồng độ 3% ngâm trong 30phút. Dùng thuốc bột Corezan

trộn lẫn với hạt tỷ lệ 0,2- 0,4 g/kg bịt kín 1 đêm...dùng cho loại hạt nhỏ hoặc vừa.

- Kích thích hạt giống: Hầu hết tất cả các loại hạt giống đều cần thiết phải kích thích hạt nẩy mầm. Là biện pháp chủ yếu nhằm tác động vào vỏ hạt làm cho hạt dễ

thấm nước và không khí để hạt xúc tiến quá trình hoạt động sinh lý trong nội bộ hạt, thúc đẩy sự hình thành rễ và mọc mầm. Có nhiều phương pháp kích thích hạt nẩy mầm tuỳ vào đặc điểm, tính chất vỏ hạt:

Phương pháp dùng nhiệt độ: Nhiệt độ làm cho vỏ hạt nứt nẻ hoặc mềm ra, tạo điều kiện cho nước và không khí thấm qua vỏ vào trong hạt, tăng cường quá trình hoạt động sinh lý trong nội bộ hạt mạnh hơn. Có nhiều hình thức tạo nhiệt như dùng nước nóng, đốt hạt...Tuỳ theo cấu tạo của vỏ hạt, thành phần các chất chứa trong hạt mà sử dụng nhiệt độ cao, thấp, thời gian dài ngắn khác nhau. Ví dụ: Hạt có vỏ dầy, cứng hoặc vỏ khó thấm nước như: Trám, Lim, Xoan, Ràng ràng mít, Keo lá chàm, Keo tai tượng, Muồng đen,...Có thể ngâm nước nóng 95 - 1000C trong thời gian 6 - 8 giờ. Hạt có vỏ

69

mỏng tương đối dễ thấm nước như một số loại Thông, một số loại Bạch đàn,... Ngâm nước nóng 40 - 450C trong thời gian 6- 12 giờ. Các loại hạt có dầu như: Quế, Mỡ, Bồ đề,... Ngâm nước ấm 35 - 40oC trong thời gian 6 giờ. Hạt có vỏ mỏng, dễ thấm nước như Cốt khí, Đậu thiều... Có thể ngâm nước thường 20 - 25oC trong thời gian 1 - 2 giờ.

Trình tự các bước tiến hành xử lý kích thích hạt giống trước khi gieo:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ dùng xử lý hạt.

Bước 2: Kiểm tra hạt, loại bỏ hạt lép, thối, mốc, hạt lẫn, sỏi ... lẫn trong hạt.

Bước 3: Ngâm hạt trong thuốc diệt trùng (diệt mầm mống sâu bệnh).

Thường dùng thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,5% (5g pha cho 1 lít nước) ngâm

trong 20 –30 phút, sau đó vớt hạt rửa sạch thuốc tím)

Bước 4:Ngâm hạt trong nước tuỳ theo từng loại hạt mà nhiệt độ và thời gian ngâm khác nhau.Với các hạt Thông, Sa mộc dùng nước nóng 40 - 450C (2 sôi 3 lạnh) thời gian ngâm 4 - 6 giờ, duy trì nhiệt độ trong thời gian ngâm. Với hạt Lát dùng nước ấm

30 - 350c (1 sôi 2 lạnh) thời gian ngâm 4 - 6 giờ. Với hạt Keo, Muồng dùng nước sôi

1000C thời gian ngâm với Muồng 8 giờ, Keo 10 - 12giờ.

Bước 5: Ủ hạt và rửa chua. Hết thời gian ngâm hạt, vớt hạt cho vào túi vải treo cho dóc nước trước khi đem ủ. Với hạt nhỏ đựng tối đa mỗi túi 0,3 – 0,5 kg, hạt vừa mỗi túi đựng 0,5 - 1 kg.

Hàng ngày phải tiến hành rửa chua 1 – 2 lần bằng nước lã sạch hoặc nước ấm, cho tới khi hạt nứt nanh khoảng 1/3 tổng số hạt đem gieo (chú ý: Không được dùng nước bẩn, nước ao tù để xử lý hạt. Mỗi lần rửa chua đồng thời quan sát, kiểm tra để phát hiện những thay đổi của hạt).

Trong suốt thời gian ủ phải giữ nhiệt độ từ 20 - 300C (có thể dùng chum, vại, rơm, rạ, cỏ khô, phoi bào để ủ hạt)

Chú ý: Khi rửa chua hạt, tuyệt đối không được cầm túi hạt vắt cho nhanh ráo nước.

70

Kích thích bằng cơ giới:Những loại hạt có vỏ cứng, dầy, rất khó thấm nước qua vỏ có thể dùng dao khía, chặt vỏ hoặc trộn hạt với cát thô trà sát mạnh, nhằm tạo ra các khe nứt hoặc xước ở vỏ. Phương pháp này ít được sử dụng trong sản xuất vì năng lao động xuất thấp, dễ gây tổn thương cho hạt, yêu cầu phải có kinh nghiệm.

Kích thích bằng hoá học: Có thể xử lý bằng cách ngâm hạt vào các loại dung dịch như axít, Bazơ mạnh, có tác dụng ăn mòn vỏ hạt, tạo điều kiện cho nước và không khí dễ thấm qua vỏ hạt. Các hoá chất vô cơ như: (ZnSO4, CuSO4, KMnO4...), các chất hữu cơ như: (C2H5OH, CH4..), các chất kích thích sinh trưởng như: (Gibberilin, một số

Vitamin...) có tác dụng làm tăng cường quá trình hô hấp, hoạt động sinh lý trong hạt. Thường được sử dụng với những loại hạt có vỏ rất cứng.

Chú ý: Dùng phương pháp cơ giới hoặc phương pháp hoá học thường có tác dụng nhiều mặt. Nếu dùng không đúng nồng độ, liều lượng và thời gian sẽ gây tác hại cho hạt. Cho nên chỉ áp dụng trong những trường hợp thật cần thiết. Nếu không, phổ biến nhất nên dùng phương pháp nhiệt độ nước là biện pháp an toàn và hiệu quả với nhiều loại hạt.

Ngoài ra còn có thể sử dụng một số phương pháp xử lý khác như: dùng các tia

phóng xạ, sóng siêu âm...Phương pháp này ít sử dụng trong sản xuất mà chủ yếu dùng trong nghiên cứu về hạt giống.

* Bón lót và sửa đất gieo: Phân được bón vào đất trước khi gieo hạt, thường dùng các loại phân hữu cơ đã ủ hoại tuỳ theo phương pháp tạo cây con: Gieo trên nền đất mềm thường bón 3 - 5 kg/m2 luống; nuôi cây trong bầu dinh dưỡng bón 10 - 20%

trọng lượng bầu gieo ươm, có thể dùng mùn thông (phân vi sinh) liều lượng 0,5 - 1kg/m2 luống hoặc 10 - 15% trọng lượng bầu gieo ươm. Bón bằng cách trộn đều phân trên mặt luống, rạch hoặc trộn đều phân vào hỗn hợp ruột bầu.

Sửa đất để gieo hạt: Tuỳ theo phương thức và phương pháp gieo hạt mà sửa đất trước khi gieo cho phù hợp, trước khi gieo phải xới sáo đất lại lần cuối cho đất tơi mịn, trộn đều phân bón lóttrong đất, san phẳng mặt đất...

3.4.3.2. Gieo hạt

* Thời vụ gieo hạt: Xác định thời vụ gieo hạt phải căn cứ vào đặc tính sinh vật học loài cây như: (Mùa hạt chín, khả năng giữ sức nảy mầm của hạt, điều kiện nảy mầm của hạt, sức đề kháng của cây con), điều kiện khí hậu như: (Nhiệt độ, độ ẩm...), đất đai, mùa trồng cây và tuổi cây con đem trồng. ở Việt Nam đa số các loài cây thường gieo vào mùa xuân và mùa thu. Tuy nhiên có một số loài cây thích hợp với mùa khác như: Xà cừ, Tếch, Mít... vào mùa hè. Hồi, Trẩu, Sở, Long não...vào mùa đông. Nhìn chung gieo hạt vào mùa thu thường không phải qua thời gian bảo quản hạt, song

71

thời gian nuôi cây trong vườn ươm lại trải qua mùa đông dễ bị gió rét hại. Gieo hạt vào mùa xuân, thuận lợi cho hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây con, song hạt giống phải qua thời gian bảo quản làm giảm tỷ lệ nẩy mầm của hạt.

Bảng 3.3. Lịch gieo hạt của một số loài cây

TT Loài cây Thời vụ gieo (tháng) Tuổi cây (tháng) Thời vụ trồng 1 Lim xanh 11  12 16  18 2 Ke lá tràm 11  12, 2  3 3  5 Trồng vụ xuân Vụ xuân hè 3 Trám trắng 10  11 8  9, 15-16 Vụ xuân hè, Vụ xuân

4 Vối thuốc 2 3, 9  10 12  14 Vụ xuân

5 Sa mộc 2  3 12-14 Vụ xuân, Vụ xuân hè

6 Lát hoa 6 7, 11  12 8  9 Vụ xuân, Vụ xuân hè

7 Tông dù 7 – 8, 11 – 12 8 – 9 Vụ xuân, vụ thu

8 Thông nhựa 9 – 11, 2 – 3 16 – 18 Vụ xuân, Xuân hè

9 Thông đuôi ngựa 9 - 11 6 -10 Vụ xuân, Xuân hè

10 Muồng đen 10 – 11 6-8 Vụ xuân, Vụ xuân hè

11 Quế 1 – 3 12 – 18 Xuân hè

12 Hồi 11 – 12 18 – 20 Vụ xuân, Vụ xuân hè

13 Mỡ 10-11 8-10 Vụ xuân hè

14 Giẻ bốp 11-12 12-14 Vụ xuân hè

15 Sấu 9-10 16-18 Vụ xuân, Xuân hè

16 Lim xẹt 9-10 7-8 Xuân hè

* Phƣơng pháp gieo hạt: Tuỳ theo loại hạt mà áp dụng phương pháp gieo khác nhau: Gieo hạt vào khay, gieo trực tiếp vào bầu hay gieo trên luống tạo cây mầm.

- Gieo hạt vào khay: Thường áp dụng cho các loại hạt quý hiếm, dễ bị chim, kiến, côn trùng phá hoại hoặc ở nơi có thời tiết bất thường. Đặc biệt với loại hạt nhỏ cần tạo cây mầm, cây mạ để cấy vào bầu hoặc lên luống.

Khay có thể làm bằng gỗ hoặc nhựa cứng, rộng 40 cm, dài 60 cm, cao 10 - 15

cm, đáy có lỗ thoát nước. Cho đất tơi nhỏ hoặc cát đã được chuẩn bị sẵn vào khay dày

5 - 10 cm. Hạt sau khi sử lý thấy nứt nanh thì đem gieo trên khay. Lượng hạt gieo 2 - 4

hạt/ 1cm2. Sau khi gieo lớp đấttơi nhỏ dày 0,3 - 0,5 cm. Khay đặt trên giá trong phòng thúc mầm duy trì nhiệt độ 25 - 30oc mỗi ngày tưới 1 lần: Liều lượng 0,8 - 1lít/m2

72

gieo hạt song có thể để ngoài vườn hoặc trong nhà để chăm sóc, bảo vệ. khi cây mầm ra lá thì chuyển các khay sang phòng có ánh sáng, khi cây cao 4 - 5 cm thì đem cây.

- Kỹ thuật gieo hạt trực tiếp vào bầu: Áp dụng cho các loại hạt có kích thước trung bình hoặc to, sau khi đã xử lý kích thích hạt nứt nanh hoặc nhú mầm gieo thẳng vào bầu để tạo cây con trong bầu mà không cần cấy.

Dùng que để tạo lỗ ở giữa bầu rồi cho hạt vào, mỗi bầu cho 1 - 2 hạt tuỳ theo tỷ

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ lâm sinh tổng hợp (Trang 66 - 84)