Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán đối với khoản mục nợ phả

Một phần của tài liệu 590 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 79 - 86)

2.3 Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán đối với khoản mục nợ phải trảnhà nhà

cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện

2.3.1 Ưu điểm

Qua những thực trạng được nêu tại phần trên của khóa luận về quy trình kiểm toán NPTNCC do AASC thực hiện, em xin nêu lên một số những ưu điểm đáng kể trong ba giai đoạn của quy trình kiểm toán.

2.3.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Các KTV tại AASC sử dụng CTKiT chung, chương trình này đã được thiết kế sẵn và sẽ được sửa đổi bổ sung để phù hợp với CTKiT mẫu của VACPA với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc kiểm toán, từ đó đảm bảo việc tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán hiện hành.

HSKiT được lưu trữ dưới dạng file online. Các KTV sẽ có quyền truy cập kho tà liệu chung và do đó, có thể đăng tải HSKiT của đơn vị khách hàng đã tham gia kiểm toán hoặc tìm kiếm tài liệu về khách hàng mới đã được kiểm bởi KTV khác trong Công ty. Việc theo dõi HSKiT trực tuyến giúp KTV tiết kiệm được thời gian kiểm toán, hơn nữa, việc lưu trữ online làm giảm rủi ro mất mát và hư hỏng tài liệu khi mà xảy ra sự cố về hỏa hoạn hoặc mất cắp. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến ngày một nghiêm trọng thì việc tập trung các KTV tại văn phòng để tìm hồ sơ, tài liệu chuẩn bị kiểm toán là hết sức nguy hiểm. Việc lưu trữ trực tuyến giúp KTV dễ dàng làm việc từ xa trong thời gian dãn cách xã hội.

2.3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thứ nhất, CTKiT cho khoản mục NPTNCC được xây dựng sẵn dựa trên CTKiT mẫu của VACPA, KTV sẽ dựa vào khung chương trình đó để thêm bớt các thủ tục kiểm toán sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty khách hàng. Từ đó sẽ tiết kiệm được thời gian thiết kế lại CTKiT từ đầu, KTV chỉ cần chọn ra các thủ tục cần thiết và tiến hành thực hiện.

Thứ hai, các thủ tục kiểm toán được KTV thiết kế khá hợp lý. Các thủ tục trong CTKiT không chỉ được sắp xếp logic, rõ ràng mà còn hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, sự linh hoạt trong kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán cũng là một ưu điểm nổi bật,

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 60 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

ngoài việc kiểm tra tài liệu, chứng kiến kiểm kê (các hóa đơn, văn bản, chứng từ, biên bản,...), KTV còn thực hiện quan sát, phỏng vấn để thu thập được đầy đủ từ phía đơn vị khách hàng những bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao.

Thứ ba, GLV được trình bày một cách khoa học, được đánh tham chiếu rõ ràng và cụ thể. Mỗi KTV sẽ tự thiết kế GLV riêng nhưng tất cả đều dựa trên form mẫu của AASC để đảm bảo sự đồng nhất trong đánh tham chiếu các GLV.

Thứ tư, các thủ tục kiểm toán được thiết kế tối ưu và liên kết chặt chẽ với nhau:

• Với thủ tục đối chiếu số liệu, KTV sẽ có cái nhìn tổng quan về số liệu trình bày trên trên sổ kế toán BCTC trên sổ kế toán của đơn vị liệu, trường hợp số liệu không

khớp và chưa đầy đủ, KTV cần phải tìm ra đáp án cho sự khác nhau đó và đưa

yêu cầu

điều chỉnh nếu cần thiết.

• Sau khi thực hiện việc đối chiếu số liệu và không phát hiện sự khác biệt, KTV bắt đầu thực hiện các thủ tục phân tích. Thông qua việc đối chiếu và so sánh,

KTV sẽ

khoanh được những vùng có khả năng cao xảy ra sai sót và từ đó xác định được hướng

kiểm toán và tập trung vào các nghiệp vụ cần thiết.

• Kiểm tra chi tiết mặc dù tốn nhiều thời gian nhưng lại là công việc không thể thiếu giúp KTV có được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và chính xác nhất nhằm

chứng minh các CSDL đối với khoản mục NPTNCC.

2.3.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Thứ nhất, những sai sót được KTV trình bày một cách rõ ràng và cụ thể. KTV sẽ phải trả lời đầy đủ các file kiểm soát được cấp trên kiểm tra rất kĩ lưỡng trước khi BCKiT được phát hành. Do đó giảm thiểu được khả năng sảy ra đối với các cuộc kiểm toán.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 61 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của quy trình

Tuy là một công ty kiểm toán có lịch sử phát triển 30 năm nhưng tại AASC vẫn tồn tại những mặt hạn chế trong quy trình kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục NPTNCC nói riêng. Một số điểm hạn chế có thể nhận thấy trong ba giai đoạn kiểm toán như sau:

2.3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Thứ nhất, việc tìm hiểu về đơn vị khách hàng thường không được chi tiết, do các thông tin có thể dễ dàng lấy được từ các HSKiT năm trước nên KTV thường chỉ dựa trên thông tin cũ và phỏng vấn đại khái Ban lãnh đạo mà không đi sâu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác. Với những khách hàng lâu năm, KTV đôi khi bỏ qua bước thu thập thông tin mà sử dụng lại luôn GLV cũ. Điều này ảnh hưởng đến tính khách quan, độc lập và đầy đủ của thông tin mà KTV dựa trên đó để đưa ra ý kiến kiểm toán.

Thứ hai, việc lập kế hoạch kiểm toán đôi khi không được đầu tư nhiều thời gian.

Vào mùa kiểm toán, khi mà số lượng khách hàng là rất lớn mà số lượng KTV là có hạn nên thời gian phân cho một cuộc kiểm toán là rất ít, đó là lý do xảy ra nhiều trường hợp KTV chưa kịp chuẩn bị kế hoạch chi tiết đã phải đến Công ty khách hàng thực hiện kiểm toán. Điều này khiến KTV ở trong thế bị động và có thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc kiểm toán khi mà đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng thay đổi nhiều so với năm trước.

Thứ ba, việc đánh giá KSNB còn chưa được chú trọng. Có thể nói, thực hiện thủ tục đánh giá KSNB là thủ tục hiệu quả nhất giúp KTV có cái nhìn bao quát nhất về các thông tin được trình bày trên BCTC, từ đó xác định được phạm vi cho các thử nghiệm cơ bản. Do quỹ thời gian hạn chế, KTV chỉ thông qua phỏng vấn ngắn gọn và dựa trên đánh giá KSNB của KTV tiền nhiệm để đưa ra kết luận về thực trạng KSNB tại đơn vị được kiểm toán. Qua đó, KTV có khả năng không phát hiện ra các điểm yếu trong KSNB để đưa ra các thử nghiệm cơ bản phù hợp.

Thứ tư, việc sử dụng CTKiT chung, CTKiT được AASC xây dựng cho khoản mục NPTNCC hiện nay đang được áp dụng cho hầu hết các Công ty khách hàng, đây vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm của quy trình. Vì tại mỗi đơn vị khách hàng, đặc điểm khoản mục NPTNCC là không giống nhau trong khi đều áp dụng CTKiT chung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 62 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

sẽ khiến cho KTV tốn nhiều thời gian hơn trong việc thiết kế chương trình kiểm toán riêng cho từng đơn vị khách hàng.

2.3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thứ nhất, thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát còn chưa được rõ ràng: sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB tại Công ty CP ABC tại bước lập kế hoạch, KTV tiến hành kiểm tra, đánh giá KSNB để đưa ra phương hướng xử lý. Tuy nhiên, các thông tin thể hiện trên GLV còn chưa được đầy đủ do KTV chỉ phỏng vấn đại khái và dựa trên sự tham khảo HSKiT năm trước. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc xoát xét hồ sơ sau này hoặc có thể bỏ sót các sai sót trọng yếu.

Thứ hai, thủ tục phân tích còn chưa đi sâu: KTV chỉ tiến hành thu thập sổ tổng hợp, đối chiếu số dư tài khoản 331 với số liệu trên bảng cân đối tài khoản, sau đó phân tích biến động rồi giải thích chênh lệch. Những dữ liệu liên quan như vòng quay khoản phải trả hay số liệu các công ty cùng ngành chưa được tính toán và tổng hợp để có thể phân tích khoản mục NPTNCC một cách chi tiết và bao quát nhất. Theo đó, kết quả kiểm toán sẽ khó được đánh giá cao và thiếu thông tin tham khảo.

Thứ ba, CTKiT mẫu còn rườm rà, nhiều thủ tục bị trùng lặp, việc này dẫn đến sự lãng phí về thời gian, đặc biệt là trong mùa bận. CTKiT mẫu là bản được thiết kế năm 2017 và được áp dụng đến nay mà không có sự đóng góp, đổi mới qua từng năm. Do đó, một số thủ tục bị trùng lặp vẫn còn tồn tại mà không được xem xét để sửa đổi. Ví dụ tại giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV sẽ luôn thực hiện thủ tục phân tích biến động khoản mục NPTNCC, vậy nên bước phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch chỉ nên được thực hiện rà qua mà không cần yêu cầu trình bày chi tiết trên GLV.

Thứ tư, một số thủ tục kiểm toán không được trình bày trên GLV. Với mỗi đơn vị khách hàng, KTV sẽ dựa trên CTKiT chung để thêm bớt các thủ tục sao cho phù hợp, tuy nhiên, do các thủ tục kiểm toán phát sinh đôi khi không được trình bày trên GLV, điều này ảnh hưởng đến công việc kiểm tra soát xét sau này.

2.3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Thứ nhất, việc theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC chưa được đầy đủ.

Những thông tin mà KTV thu thập được về sự kiện phát sinh sau niên độ thường thông qua Báo cáo của BGĐ mà không có nguồn thông tin thứ ba. Điều này có thể dẫn đến

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 63 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

việc bỏ sót các sự kiện quan trọng gây ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán.

Thứ hai, việc hoàn thành HSKiT còn tồn tại nhiều vấn đề. Kết thúc cuộc kiểm toán, HSKiT phải được hoàn thiện và đánh tham chiếu đầy đủ. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian nhân sự cũng như thời gian kiểm toán nên có những trường hợp hồ sơ và giấy tờ làm việc vẫn chưa được hoàn thành và đánh tham chiếu đầy đủ mặc dù cuộc kiểm toán đã kết thúc từ lâu. Việc chậm chễ hoàn thiện HSKiT là một trở ngại trong công tác kiểm tra và soát xét sau này.

2.3.2.4 Những tồn tại khác

Thứ nhất, AASC chưa sử dụng phần mềm kiểm toán trong kiểm toán BCTC, nhóm kiểm toán chỉ sử dụng GLV trên phần mềm Excel mà chưa áp dụng phần mềm kiểm toán chuyên nghiệp nên các thủ tục còn được tiến hành riêng biệt, chưa có sự theo dõi thống nhất và nhận xét từ trưởng nhóm kiểm toán, dẫn đến việc bỏ qua các sai sót và không được xử lý kịp thời.

Thứ hai, các thủ tục bổ sung còn chưa được nghiêm túc thực hiện. Mặc dù quy trình KSNB tại AASC rất nghiêm ngặt và phải qua nhiều cấp soát xét, tuy nhiên, việc kiểm tra kết quả của các yêu cầu về thực hiện thủ tục bổ sung còn chưa được chú trọng. Đó là do khối lượng công việc vào mùa bận là khá lớn, dẫn đến việc theo dõi còn sơ sài và KTV rất khó để liên hệ lại với khách hàng khi mà đang thực hiện một hợp đồng kiểm toán khác.

Thứ ba, thời gian kiểm toán tại đơn vị khách hàng thường rất ngắn, ngoài các hợp đồng lớn với các tập đoàn nhiều chi nhánh, các hợp đồng kiểm toán thường chỉ diễn ra từ 3 đến 7 ngày tùy theo quy mô đơn vị khách hàng. Trong khi đó, yêu cầu về thực hiện các giai đoạn và thủ tục kiểm toán là không đổi, việc này tạo áp lực rất lớn cho nhóm kiểm toán, cũng như ảnh hưởng đến hiệu suất công việc được giao.

2.3.2.5 Nguyên nhân của những tồn tại trên

Thứ nhất, do sự thiếu hợp tác từu phía khách hàng: hiện tại, tình trạng một số lượng lớn các công ty ở Việt Nam còn chưa nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của BCKiT cũng như hoạt động kiểm toán. Thiếu hợp tác trong cung cấp tài liệu cũng như

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 64 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

không trung thực trong khai báo tình hình doanh nghiệp là những nguyên nhân lớn cản trở nghiệp vụ của các nhóm kiểm toán.

Thứ hai, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán tại Việt Nam chưa được xây dựng rõ ràng, chưa có những quy định về các trường hợp cụ thể. Tuy các chuẩn mực kiểm toán đã được ban hành nhưng nội dung còn chưa có sự nhất quán. Ngoài ra, các văn bản thường xuyên thay đổi cập nhật, bổ sung nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể dẫn đến KTV không cập nhật kịp thời hoặc có những cập nhật chưa chính xác. Bên cạnh đó, chưa có nguồn thông tin chính thống nào về thông tin ngành, lĩnh vực từ công tác thống kê trong nước để KTV có thể so sánh với đơn vị khách hàng.

Thứ ba, việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Kiểm toán còn chưa mạnh. Tuy có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và sở hữu các chứng chỉ chuyên môn như ACCA, ICAEW, CPA,... nhưng việc đào tạo chỉ mới dừng lại ở mức độ lý thuyết trong khi yêu cầu đối với nhóm kiểm toán là thạo việc và nắm rõ quy trình, thủ tục để có thể giao tiếp, biểu đạt với khách hàng. Vì thế, các thực tập sinh là sinh viên mới tốt nghiệp thường gặp khá nhiều bỡ ngỡ và chưa áp dụng được kiến thức được học trong công việc thực tế.

Thứ tư, do thời gian và phí kiểm toán: Ba tháng đầu năm là mùa bận của các công ty kiểm toán vì các Công ty tại Việt Nam thường có kỳ kế toán giống nhau từ 1/1 đến 31/12. Do yêu cầu của khách hàng luôn muốn giảm thiểu tối đa chi phí nên thời gian kiểm toán thường được thiết kế khắt khe, vậy nên việc tồn đọng công việc cũng như chưa hoàn thành GLV là thường xuyên diễn ra đối với KTV. Việc phải hoàn thành kiểm toán tại nhiều đơn vị khách hàng cùng một lúc có thể khiến KTV bị áp lực dẫn đến rủi ro xảy ra sai sót cao.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 65 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP DO

CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN

3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC

Trong thời đại hiện nay, sự bùng nổ số lượng các doanh nghiệp kéo theo xuất hiện ngày càng nhiều Công ty kiểm toán mới cũng như sự mở rộng của các Hãng kiểm toán lớn trên thế giới. Kéo theo đó, sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán ngày một khốc liệt. Là một trong những Công ty kiểm toán lâu đời nhất được thành lập tại Việt Nam với lịch sử 30 năm phát triển, AASC không ngừng thay đổi và trau dồi để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo dựng uy tín đối với khách hàng, từ đó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài như Big 4 cũng như các doanh nghiệp nội địa.

Chú trọng vào nâng cao năng lực đội ngũ KTV cũng như không ngừng cải tiến, ứng dụng công nghệ trong cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn luôn là định hướng hàng đầu tại AASC. Với tư cách là thành viên HLB Quốc tế tại Việt Nam, AASC luôn duy trì sự phối hợp sâu rộng với mạng lưới HLB về đào tạo, phát triển kinh doanh để đẩy mạnh quy mô và số lượng dịch vụ cung cấp ra ngoài lãnh thổ Việt Nam với thông điệp “Together we make it happen”, đồng thời chuyên môn hóa dịch vụ tư vấn thông qua việc thành lập AASC Consulting Group (ACG) vào đầu năm 2013.

Mở rộng mạng lưới khách hàng cũng là mục tiêu của lãnh đạo công ty, AASC mong muốn phát triển và tìm kiếm khách hàng không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, AASC luôn chú trọng đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm cung cấp dịch vụ kiểm toán đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu 590 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 79 - 86)