Nhân vật văn học

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 tập 1 part 3 ppt (Trang 46 - 47)

II. Hình t−ợng Uy-lít-xơ

3.Nhân vật văn học

Thuật ngữ chỉ hình t−ợng nghệ thuật về con ng−ời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con ng−ời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ng−ời, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đ−ờng đ−ợc gán cho những đặc điểm giống với con ng−ời.

Là ph−ơng thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính con ng−ời, nhân vật có ý nghĩa tr−ớc hết ở các loại văn học tự sự và kịch, ở sân khấu, điện ảnh, điêu khắc, hội hoạ, đồ hoạ. Các thành tố tạo nên nhân vật gồm: hạt nhân tinh thần của cá nhân, t− t−ởng, các lợi ích đời sống, thế giới xúc cảm, ý chí, các hình thức ý thức và hành động.

Tính toàn vẹn (chỉnh thể) của con ng−ời đ−ợc thể hiện ở văn học trong giới hạn những khả năng của ngôn từ nghệ thuật, chủ yếu là các khả năng miêu tả (tạo hình) và biểu cảm. ở dạng đầy đủ, đó là hình t−ợng con ng−ời với toàn bộ những đặc điểm ngoại hình (nét mặt, dáng ng−ời, tên riêng...); lối nghĩ; hành động; thế giới tinh thần, tâm hồn; do vậy khái niệm này gần với khái niệm tính cách.

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính −ớc lệ, không thể bị đồng nhất với con ng−ời có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ng−ời; nó có thể chỉ đ−ợc xây dựng dựa trên quan niệm ấy.

ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có đ−ợc trong một hệ thống tác phẩm cụ thể. Vai trò và đặc tr−ng của nhân vật văn học bộc lộ rõ nhất trong phạm vi vấn đề "nhân vật và tác giả". Theo Bakhtin, t−ơng quan "nhân vật − tác giả"

tuỳ thuộc hai nhân tố: 1. Lập tr−ờng (công nhiên hoặc che giấu) của tác giả trong quan hệ với nhân vật (anh hùng hoá, mỉa mai, chế nhạo, đồng cảm...) và 2. Bản chất thể loại của tác phẩm (ví dụ trào phúng sẽ có quan hệ khác với văn xuôi tâm lí). Tùy thuộc hệ thống nghệ thuật của nhà văn, có những mức độ tự do khác nhau của nhân vật với tác giả: mức tối đa − nhân vật đối lập và đối thoại với tác giả, tính "tự trị" của nó là đáng kể (đây là cơ sở để nói đến "lôgic nội tại" của nhân vật); mức tối thiểu − nhân vật và tác giả mang các nét chung về t− t−ởng, tác phẩm trở thành tấm g−ơng soi những tìm tòi về tinh thần của nhân vật, cũng là những b−ớc đ−ờng t− t−ởng của nhà văn.

Gắn với sáng tác ngôn từ của những thời đại khác nhau, nhân vật văn học in dấu những xu h−ớng tiến hoá của t− duy nghệ thuật. Tiêu biểu cho sử thi là nhân vật lí t−ởng hóa; ở chủ nghĩa cổ điển là kiểu "nhân vật − mặt nạ" cố định; ở chủ nghĩa lãng mạn là kiểu nhân vật bị vò xé bởi những mâu thuẫn; ở chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX − XX là nhân vật đ−ợc mô tả trong tính xã hội lịch sử cụ thể, có đời sống tâm lí; ở một số trào l−u sân khấu và văn học thế kỉ XX còn có phản nhân vật, tức là một kiểu nhân vật văn học bị t−ớc bỏ nhiều nét vốn có của nó (so với các trào l−u truyền thống) nh−ng vẫn đứng ở vị trí trung tâm của tác phẩm.

Thực tiễn sáng tác, phê bình và nghiên cứu đã nêu lên nhiều kiểu và loại nhân vật văn học, t−ơng ứng với các dấu hiệu phân loại khác nhau. Do vị trí, vai trò khác nhau trong tác phẩm, ng−ời ta nêu ra "nhân vật chính" và "nhân vật phụ". Do phục vụ cho việc truyền đạt sự đánh giá và thể hiện lí t−ởng xã hội của nhà văn, ng−ời ta nêu ra "nhân vật chính diện" (tích cực) và "nhân vật phản diện" (tiêu cực) − các phân biệt này tuy −ớc lệ, nh−ng lại tiêu biểu cho sáng tác của khá nhiều xu h−ớng văn học.

Do gắn với những loại thể văn học khác nhau, ng−ời ta phân biệt "nhân vật tự sự" và "nhân vật trữ tình", "nhân vật kịch". Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu sâu vào từng xu h−ớng và thời đại văn học còn cho phép nói tới các kiểu "nhân vật loại hình" nh−: nhân vật chức năng (nhân vật − mặt nạ), nhân vật tính cách, nhân vật t− t−ởng...

Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh h−ớng, tr−ờng phái hoặc một dòng phong cách. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện t−ợng văn học nh−: văn học về "con ng−ời thừa" (ở Nga, thế kỉ XIX), văn học về "thế hệ mất mát" (thế kỉ XX)... Những nhân vật văn học trở nên nổi tiếng, đ−ợc biết đến rộng rãi chính là những hình t−ợng vĩnh cửu (Prômêtê, Fauxt, Đông Joăng...) của văn học thế giới.

(Theo Từ điển văn học− Bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội, 2004)

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 tập 1 part 3 ppt (Trang 46 - 47)