a. Tài khoản chi phí quản lý kinh doanh:
Tài khoản chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
• Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là các chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng bao gồm:
- Chi phí nhân viên: phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, .. .bao gồm tiền lương, tiền ăn ca, tiền công, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, ...
- Chi phí vật liệu, bao bì: phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho
việc
bảo quản tiêu thụ sản phẩm như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, chi phí dùng
cho việc bảo quản, ... dùng cho bộ phận bán hàng
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho
quá trình tiêu thụ sản phẩm như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương
tiện làm việc, .
- Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho
doanh nghiệp như nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho, phương tiện vận tải, ...
- Chiphí bảo hành: dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ
cho bán hàng
- Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền phát sinh trong khâu
bán
hàng như chi phí tiếp khách bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, khuyến
mại,.
• Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phục vụ cho bộ máy của doanh nghiệp trong quá trình quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý: phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ, nhân viên
quản lý doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN của
Ban giám đốc, nhân viên quản lý
- Chi phí vật liệu quản lý: phản ánh các chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác
quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, vật liệu sửa chữa nhỏ văn phòng, ...
- Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí thuộc quản lý chung của doanh
nghiệp như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác, ...
b. Phương pháp kế toán
• Chứng từ kế toán:
- Phiếu chi: phiếu chi là chứng từ kế toán tiền tệ dùng để xác định các khoản tiền
mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ
và kế
toán ghi sổ kế toán.
- Bảng phân bổ lương, BHXH: dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương, tiền công
thực tế phải trả, các loại bảo hiểm và KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối
tượng sử dụng lao động. - Giấy báo nợ
- Bảng tính, khấu hao TSCĐ: dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và
phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ - Các chứng từ khác có liên quan
• Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh: tài khoản này dùng để phản ánh
các khoản chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản:
Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ.
Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa thực hiện hết)
Các khoản được ghi giảm chi phí kinh doanh Hoàn lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa thực hiện hết)
Kết chuyển chi phí kinh doanh vào TK 911
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, tài khoản 642 có 2 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 6421: chi phí bán hàng
Sơ đồ 1.7. Sơ đồ kế toán chi phí quản lý kinh doanh
111,112 152.153,242.331
Chi phi vật Liệu. C Ông cụ
Thus
Chi phí quăn lý kinh doanh ____________642____________
Các khoăn giâm chi phi
quán Iv bi Tih doanh
111,112
133
C-TGT Cneu
Chi phi tiên Iuona7 tiên Cong7 phụ câp; BHXH BHYT7 BHTN7 KPCD7 tiên ân ca vá các khoăn trích trên Lương
Kẽt chuv⅛n chi phi quăn Iv ki Tih doanh
Chi phi pliàn bô. Clu phi trích truóc
Chi phi khấu hao TSCD Hoán nhập sò chênh lệch giừa SOdự phóns phái thu khô đÓL đã trích
lập năm truóc chun sử dụng hẽt lớn h□n SO phãi trích lập năm nay Dự phông phái trá hợp đồng cô rủi ro lòn
dụ phóng phái tri khác
Hoán nhập dự phóng phái trà vê chã phi bão hành sán phàm, háng hóa
Dự pliõng phái thu khó doi
111,112.153 141,331.335
Chi phi dịch VU mua ngoài
Chi phi băng tiên khác
Thus GTGT dâu váo không đuợc khâu trứ
352
Thánh phàm, háng hóa, dịch VU7 khuyên mại ι quãng cáo. tiêu dùng nội bộ; biêu. tạng, cho khách háng bên ngoài doanh nghiệp (không kẽm theo điêu kiện khách hàng phái mua hảng hòa. dịch vụ khác)
338 ... ...
Sồ phãi trã cho đon vị nhận úy thác XIiht khâu vê các khoăn đã chí hộ _ _ 133 ThueGTGT_________> (nêu có) 1.3.4. Kế toán xác định kết quả bán hàng a. Kết quả bán hàng:
Ket quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bán hàng, kết quả hoạt động tài chính và các hoạt động khác
- Kết quả bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và các chi phí kinh doanh liên quan đến quá trình bán hàng bao gồm giá vốn của hàng
bán, chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng đã bán. - Kết quả bán hàng theo thông tư 133 được xác định như sau:
Kết quả bán hàng Doanh thu thuần về bán hàng Giá vốn hàng bán Chi phí quản lý kinh doanh
Trong đó, doanh thu thuần về bán hàng được xác định: Doanh thu thuần về
bán hàng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu b. Phương pháp kế toán
• Tài khoản kế toán:
Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản này dùng để xác
định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: tài khoản này dùng để
phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế TNDN và tình hình phân chia lợi nhuận, cũng như xử lý lỗ của doanh nghiệp.
• Kết cấu tài khoản:
Tài khoản 911
TK 911
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, BĐSĐT đã bán
Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển lãi
Doanh thu thuần về sản phẩm, hàng hóa, BĐSĐT đã bán Doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác, khoản kết chuyển giảm chi phí thuế TNDN
Kết chuyển lỗ
1.4. Các hình thức ghi sổ kế toán
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, hình thức ghi sổ kế toán bao gồm:
Hình thức ghi sổ nhật ký chung:
Biểu số 1.1. Trình tự ghi sổ hình thức kế toán nhật ký chung
Hình thức ghi sổ nhật ký - sổ cái:
Biểu số 1.2. Trình tự ghi sổ hình thức kế toán nhật ký - sổ cái
Biểu số 1.3. Trình tự ghi sổ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Hình thức ghi sổ trên máy tính:
Biểu số 1.4. Trình tự ghi sổ hình thức kế toán trên máy vi tính
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày: ---*
In sổ. báo cáo cuổi tháng, CUOI nàm:
Đối chiếu, kiểm tra: ■*- - -
Máy Vi Tính Phẩn mềm Ke Toán s K Toánổ ế - S ổ t ng ổ h pợ Bang tông hợp chứng từ kê toán Cims loại
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kẽ toán
ou n ả tri
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu lên cơ bản các cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề “kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh”. Trên cơ sở lý luận luận này, chương hai sẽ đi sâu vào việc khai thác thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP đầu tư Mỹ Phát.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MỸ PHÁT
2.1. Tổng quan về công ty CP đầu tư Mỹ Phát2.1.1. Giới thiệu công ty 2.1.1. Giới thiệu công ty
Mỹ Phát là doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm phục vụ ngành cấp thoát nước.
- Tên chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MỸ PHÁT
- Tên giao dịch: MY PHAT INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY - Mã số thuế: 0201316042
- Loại hình công ty: Công ty cổ phần
- Nơi đăng ký quản lý thuế: Cục thuế TP Hải Phòng
- Địa chỉ trụ sở: Số 193 Tô Hiệu - phường Trại Cau - quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng
- Điện thoại: 0313913755
- Website: myphat.com.vn/myphatjsc@gmail.com
- Ngành nghề chính: đúc sắt thép
- Người đại diện pháp luật: Giám đốc Lê Hữu Nghệ - Kế toán trưởng: Nguyễn Thị Hoa
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần đầu tư Mỹ Phát bắt đầu hoạt động ngày 15/10/2013, hoạt động theo giấy phép kinh doanh 0201316042 được thành phố Hải Phòng cấp ngày 16/10/2013.
Công ty CP đầu tư Mỹ Phát được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. Công ty có con dấu và tài sản, có tài khoản được mở tại ngân hàng theo quy định nhà nước.
Cùng với kinh nghiệm và sự đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại, quản lý sản xuất chuyên nghiệp cùng đội ngũ kỹ thuật lành nghề, công ty Mỹ phát đã trở thành nhà cung cấp vật tư uy tín cho các công ty cấp nước, các trung tâm nước sạch, các
hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam, Mỹ Phát đã đạt được một vị trí nhất định trong ngành cấp thoát nước.
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty b. Chức năng từng bộ phận
Tổng giám đốc: Trong công ty tổng giám đốc là người đại diện pháp lý, là cổ
đông lớn nhất tại công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động của từng phòng ban trong công ty. Tổng giám đốc sẽ nhận báo cáo trực tiếp từ các trưởng các bộ phận để nắm bắt tình hình, xử lý những vấn đề và đưa ra các biện pháp dài hạn vì lợi ích công ty.
Phòng kinh doanh: Trong công ty, phòng kinh doanh có trách nhiệm thúc đẩy,
quảng bá và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng. Phòng kinh doanh thì có trưởng phòng kinh doanh và các nhân viên trong phòng kinh doanh. Mỗi nhân viên của phòng phụ trách một vấn đề và sẽ thực hiện báo cáo cho trưởng phòng. Trưởng phòng sẽ xem xét, tổng hợp và nộp lên cho ban giám đốc. Phòng kinh doanh có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc cũng như kết hợp với phòng ban khác để tạo nên một cơ cấu công ty vững mạnh, giúp tăng doanh số, phát triển công ty.
Phòng tài chính-kế toán: phòng tài chính kế toán thực hiện các công việc
nghiệp vụ chuyên môn về tài chính kế toán, theo dõi phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty, kết hợp các bộ phận khác tạo nên một hệ thống quản lý bền chặt. Phòng kế toán gồm kế toán trưởng và các kế toán viên. Mỗi kế toán phụ trách một
mảng riêng rồi thực hiện báo cáo lên kế toán trưởng. Ke toán trưởng thu thập báo báo rồi xem xét, quyết định ký kết chứng từ sổ sách, nộp lên cho ban giám đốc phê duyệt.
Phòng kỹ thuật: phòng kỹ thuật góp phần trong việc phụ trách lập hồ sơ thiết
kế, quản lý, giám sát các bản thảo mô hình sản phẩm để lên các thông số phù hợp chuyển giao cho bộ phận sản xuất. Phòng kỹ thuật bao gồm trưởng phòng kỹ thuật và các kỹ thuật viên.
Bộ phận kho: có vai trò trong việc quản lý quá trình nhập, xuất kho, ghi chép xử
lý đầy đủ những vấn đề về hàng hóa tồn kho. Bộ phận kho kết hợp với bộ phận kế toán trong việc giám sát việc xuất bán hàng hóa. Bộ phận kho gồm thủ kho, và các phụ kho. Phụ kho sẽ theo dõi, giám sát các phát sinh tại kho, ghi chép nhật ký tồn kho hàng ngày, báo cáo lên thủ kho các sai lệch để kịp xử lý.
Xưởng sản xuất: Xưởng sản xuất gồm nhiều tổ sản xuất, mỗi tổ sản xuất có tổ
trưởng, tổ phó và các công nhân sản xuất. Xưởng sản xuất sẽ có trách nhiệm làm lên các sản phẩm đúng với thông số mà bộ phận kỹ thuật gửi về. Mỗi tổ phụ trách một công đoạn hay một bộ phận sản phẩm. Các tổ trưởng cần giám sát chặt chẽ quy trình, có trách nhiệm quản lý phân xưởng và các nhân công tổ mình để có thể theo dõi, phát hiện kịp thời những sai sót, nhanh chóng giải quyết, tránh gây ảnh hưởng quy trình sản xuất.
2.3. Tổ chức bộ máy công tác kế toán tại đơn vị 2.3.1. Cơ cấu bộ máy công tác kế toán: a. Sơ đồ và chức năng bộ máy kế toán:
Công ty CP Đầu tư Mỹ Phát cũng có cơ cấu bộ máy kế toán gồm: trưởng phòng tài chính - kế toán, kế toán trưởng, dưới là kế toán bán hàng, kế toán kho, kế toán tiền lương và thủ quỹ.
Trưởng phòng tài chính- kế toán
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy kế toán công ty
Trưởng phòng tài chính - kế toán: Trong công ty trưởng phòng kế toán điều
hành mọi công việc chung của cả phòng kế toán. Trưởng phòng kế toán phụ trách tuyển dụng nhân viên phòng kế toán, tham mưu giúp đỡ cho giám đốc quản lý công ty, theo dõi phân tích tình hình biến động của nguồn vốn công ty, quản lý đánh giá hiệu quả làm việc các thành viên của phòng tài chính kế toán.
Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm pháp lý về công việc hạch toán kế
toán của đơn vị. Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, ghi chép, tính toán, phản ánh trung thực khách quan đầy đủ rõ ràng dễ hiểu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tại công ty Mỹ Phát, kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và phụ trách kế toán thuế. Do đó, kế toán trưởng trực tiếp tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính cuối kỳ theo luật quy định. Kế toán trưởng cũng có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo các kế toán viên trong quá trình làm việc, thực hiện các công việc hỗ trợ cho trưởng phòng tài chính - kế toán.
Kế toán bán hàng: tiếp nhận các lệnh bán hàng và các đơn đặt hàng được xét
duyệt từ phòng kinh doanh, phụ trách ghi nhận doanh thu bán hàng, lập hóa đơn. Kế toán bán hàng có trách nhiệm đối chiếu với chứng từ từ kế toán kho để xác nhận việc bán hàng. Ở công ty, kế toán bán hàng cũng kiêm về các khoản phải thu nên sẽ
có trách nhiệm theo dõi các khoản phải thu khách hàng, tình hình khách hàng thanh toán, đối chiếu công nợ với khách hàng và báo cáo lên trên mọi hoạt động thu nợ.
Ke toán kho: Khi có phát sinh các nghiệp vụ, kế toán kho phải lập đầy đủ và kịp
thời các chứng từ theo quy định, phụ trách tính giá nhập xuất hàng tồn kho. Kiểm tra các hóa đơn nhập xuất hàng, khi có nghiệp vụ xuất kho bán hàng đối chiếu với