Thực trạng quy trình và phương pháp địnhgiá doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu 631 hoàn thiện quy trình và phương pháp định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá ICV việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49 - 82)

2.2.1. Quy trình định giá doanh nghiệp

Sơ đồ 2.2. Quy trình ĐGDN tại CTCP Thẩm định giá IVC Việt Nam

ý kết hợp đồng

Lập phương án thẩm định giá

Thu thập thông tin và đánh giá sơ bộ Xác định giá trị doanh nghiệp

Lập báo cáo, chứng thư

(Nguồn: Thẩm định giá IVC)

Bước 1: Ký kết hợp đồng

Ngay sau khi nhận yêu cầu thẩm định của khách hàng, TĐV cần tìm hiểu sơ lược về thông tin của DN cần định giá, liên hệ với doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp viết công văn yêu cầu thẩm định giá, công văn cần ghi rõ chi tiết về đối tượng cần định giá, mục đích, thời điểm thực hiện định giá,...

IVC thực hiện tìm hiểu sơ bộ về DN cần định giá để đưa ra quyết định thực hiện dịch vụ định giá.

Bước 2: Lập phương án thẩm định giá

* TĐV cần thực hiện:

- Xác định đặc điểm cơ bản của DN: Đặc điểm về pháp lý, loại hình và ngành nghề kinh doanh của DN cần định giá,.

- Mục đích thẩm định giá

- Thống nhất với phía doanh nghiệp về ảnh hưởng của hạn chế và điều kiện ràng buộc: điều kiện ràng buộc và hạn chế phải có sự xác nhận giữa doanh nghiệp cần định giá và chuyên viên thực hiện thẩm định giá

- Xác định thời điểm định giá

- Xác định những tài liệu cần thiết cho quá trình xác định GTDN

- Cơ sở xác định giá trị: cơ sở giá trị thị trường hay cơ sở giá trị phi thị trường - Phương pháp xác định GTDN

* Lập kế hoạch

Lập kế hoạch định giá cụ thể để định hình rõ các bước trong quá trình thực hiện, phân công nhân lực và quy định thời gian cụ thể để hoàn thành tiến độ công việc. Nội dung kế hoạch thường gồm 3 giai đoạn chính:

- Thu thập thông tin và những tài liệu cần thiết cho quá trình thực hiện định giá doanh nghiệp

- Phân tích, đánh giá số liệu và xác định giá trị doanh nghiệp - Lập báo cáo và chứng thư

Bước 3: Thu thập thông tin và đánh giá sơ bộ

* Thông tin và tài liệu cần thiết:

- Thông tin thị trường cần thu thập: Lĩnh vực hoạt động của DN, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp ở thời điểm định giá....

- Văn bản, hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp; giấy phép thành lập doanh nghiệp, mã số thuế,...

- Biên bản kiểm kê chi tiết tài sản của DN, toàn bộ hồ sơ pháp lý, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng bất động sản, máy móc, thiết bị..

- BCTC kiểm toán 3 năm gần nhất

- Phương hướng, kế hoạch phát triển trong 5 năm tiếp theo

Các TĐV phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn cả bên ngoài và trực tiếp từ doanh nghiệp cần định giá cung cấp, các thông tin cần có sự đối chéo để có cái nhìn khách quan nhất về DN cần định giá.

* Đánh giá sơ bộ

Dựa trên toàn bộ thông tin đã thu thập được về DN, danh mục tài sản, tình hình quản lý, hoạt động kinh doanh của DN. TĐV sẽ đưa ra nhận xét đánh giá sơ bộ về tính chất đầy đủ, hợp pháp của thông tin dựa trên quy định hiện hành của pháp luật và văn bản quy định của công ty.

Qua đánh giá sơ bộ. TĐV kiểm tra, nhận định được những thông tin còn thiếu hay sai sót và sau đó yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.

Bước 4: Xác định GTDN

a. Đối với phương pháp giá trị tài sản

* TĐVsẽ tiến hành xử lý các vấn đề tài chính trước khi xác định GTDN để có bảng cân đối chính xác nhất phục vụ công tác định giá

* Thực hiện khảo sát thực tế

- Kiểm tra việc phân nhóm các tài sản theo quy định của pháp luật.

- TĐV sẽ kết hợp cả nguồn thông tin thu thập được từ khảo sát thực tế và sổ sách kế toán để so sánh về tính đầy đủ và chính xác của số liệu trên bảng kiểm kê tài sản.

- Kiểm tra chất lượng của tài sản. * Xác định lại giá trị của các tài sản

Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, của các số liệu trong bảng kê chi tiết tài sản của DN, TĐV sẽ tiến hành việc xác định lại giá mua mới trên thị trường của tài sản theo phương pháp so sánh trực tiếp và phương pháp chi phí.

* Xác định giá trị lợi thế kinh doanh (nếu có)

Thực hiện tính giá trị lợi thế kinh doanh bằng cách so sánh tỷ suất bình quân lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 3 năm trước thời điểm định giá với lãi suất trả trước trái phiếu Chính phủ thời hạn 5 năm, trong đó tỷ suất bình quân tính dựa theo vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán và lợi nhuận sau thuế 3 năm trước thời điêm định giá.

b. Đối với phương pháp chiết khấu

- Nghiên cứu thị trường và triển vọng của ngành, chỉ ra được ưu điểm nhược điểm của DN cần định giá.

- Phân tích BCTC 3 năm trước thời điểm định giá, phân tích các chỉ số tài chính chỉ ra tồn tại và khả năng tăng trưởng của DN.

- Lập dự đoán dòng tiền dự kiến của DN thu được trong tương lai. - Xây dựng công thức tính toán.

- Phân tích tình huống có thể làm thay đổi giá trị của DN. Từ đó lập ra một miền giá trị hợp lý để có những nhận xét xác thực về giá trị của doanh nghiệp.

Bước 5: Lập báo cáo và chứng thư a. Lập báo cáo sơ bộ

Sau khi thực hiện việc thẩm tra, xác định lại giá trị của các tài sản và phân tích, xác định GTDN, TĐV sẽ lập báo cáo sơ bộ xác định GTDN để gửi tới DN cần định giá cùng các bên liên quan nhằm thu thập các thông tin phản hồi.

b. Lập báo cáo xác định giá trị chính thức

Sau khi hoàn thiện tất cả các bước trên, TĐV sẽ lập báo cáo chính thức xác định giá trị doanh nghiệp và đệ trình tới các bên liên quan theo yêu cầu của hợp đồng.

2.2.2. Các phương pháp định giá doanh nghiệp tại IVC Việt Nam

Thẩm định giá IVC không có văn bản quy định rõ ràng hệ thống phương pháp sử dụng trong ĐGDN. Các phương pháp IVC Việt Nam sử dụng được căn cứ theo Thông tư 122/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.

a. Phương pháp tài sản

Là phương pháp xác định giá trị căn cứ vào tổng giá trị tài sản hữu hình, tài sản vô hình và tài sản tài chính của DN.

Danh mục tài sản hữu hình và tài sản vô hình được tổng hợp chi tiết trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm xác định GTDN. Các tài sản này được xác định lại giá trị tại thời điểm thẩm định giá.

GTDN tính theo phương pháp tài sản là giá trị thị trường và giá trị phi thị trường của tất cả các tài sản đang được công ty sử dụng cho hoạt động kinh doanh bao gồm cả lợi thế kinh doanh (nếu có).

Các tài sản của DN sẽ được phân nhóm theo quy định và được chia làm 2 nhóm là nhóm tài sản doanh nghiệp tiếp tục sử dụng và nhóm tài sản doanh nghiệp không còn sử dụng.

Các tài sản dùng để tính là những tài sản trên bảng cân đối của DN tại thời điểm định giá và sẽ được thẩm định giá lại theo phương pháp so sánh và phương pháp chi phí tái tạo.

- Phương pháp so sánh: “Là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường trong điều kiện thương mại bình thường vào thời điểm cần thẩm định giá hặc gần với thời điểm cần thẩm định giá để ước tính và xác định thị trường của tài sản.” - (Nguồn: Tiêu chuẩn thẩm định giá số 08)

- Phương pháp chi phí tái tạo: “Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra tài sản giống hệt tài sản thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá.” - (Nguồn: Tiêu chuẩn thẩm định giá số 09)

+ Chi phí tái tạo là tất cả những chi phí dùng để tạo ra một tài sản tương tự về chức năng hay công dụng, những chi phí có thể kể đến như: nguyên vật liệu, chi phí quản lý, chi phí tài chính, thiết kế, lắp đặt, chạy thử, ...

+ Giá trị thực tế của tài sản = Nguyên giá mới × Chất lượng còn lại của tài sản

* Việc xác định lại giá trị của tài sản được thực hiện theo các nguyên tắc:

Đối với các tài sản là đất đai nhà cửa, vật kiến trúc giá trị tài sản được xác định theo tiêu chí sau:

ʌ Nguyên giá xây dựng Tỉ lệ chất lượng còn lại Giá trị còn lại (đồng) = , ×

mới công trình (đồng) của công trình (%) Trường hợp xác định được quy mô, đơn giá, áp dụng công thức:

Nguyên giá xây dựng mới công trình = Đơn giá xây dựng × Diện tích sàn xây dựng Tỷ lệ chất lượng còn lại của công trình: được xác định bằng trung bình cộng của phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật và phương pháp thống kê kinh nghiệm.

Trường hợp công trình mới hoàn thành trong thời gian 3 năm, căn cứ theo biên bản quyết toán công trình của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp không xác định được quy mô, lấy nguyên giá theo sổ sách kế toán (có tính yếu tố trượt giá) và hao mòn lũy kế của công trình.

Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, công cụ dụng cụ:

Giá trị thực tế (đồng) = Nguyên giá theo giá thị trường (đồng) × Chất lượng còn lại của tài sản (%)

Giá trị thị trường là giá đang rao bán của tài sản mới tại thời điểm định giá trên thị trường gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt. Chất lượng còn lại được tính theo mức độ hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, căn cứ theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2003 của Bộ Tài chính quy định về phương pháp tính khấu hao. TĐV cần

đảm bảo tài sản còn hoạt động theo đúng tính năng, sản xuất được sản phẩm đúng chất lượng, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Chất lượng còn lại của tài sản không được thấp hơn 30% theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 09.

Neu là tài sản không phổ biến, có thể lấy giá của tài sản cùng loại, có công dụng, chức năng tương đương. Nếu không thuộc hai trường hợp trên thì lấy theo giá trị sổ sách mà DN cần định giá hạch toán.

“Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, nguyên vật liệu, hàng tồn kho

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được xác định theo chi phí thực tế phát sinh đang hạch toán trên sổ kế toán. Trường hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong xây dựng cơ bản gắn liền với việc tạo ra các bất động sản hình thành trong tương lai thì được xác định lại theo các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về cách tiếp cận từ thị trường và hoặc cách tiếp cận từ chi phí và hoặc cách tiếp cận từ thu nhập và hoặc theo tiêu chuẩn thẩm định giá bất động sản.

Nguyên vật liệu, hàng tồn kho

+ Hàng hóa tồn kho, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho phục vụ nhu cầu hoạt động, sản xuất bình thường, đang luân chuyển được xác định bằng chi phí thực tế phát sinh trên sổ kế toán.

+ Trường hợp hàng tồn kho là hàng hóa, thành phẩm bất động sản thì giá trị các bất động sản này có thể được xác định theo các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập, thẩm định giá bất động sản.

+ Trường hợp hàng tồn kho, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho lâu ngày do lỗi sản xuất, sản phẩm dở dang không tiếp tục hoàn thiện do không tiêu thụ được, do thay đổi sản phẩm sản xuất ... dẫn đến kém phẩm chất cần yêu cầu doanh nghiệp phân loại để thẩm định theo giá trị thu hồi theo nguyên tắc sử dụng tốt nhất hiệu quả nhất.

Tài sản bằng tiền

Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận hoặc sổ phụ với ngân hàng nơi doanh nghiệp cần thẩm định giá mở tài khoản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Tiền mặt và tiền gửi là ngoại tệ được xác định theo nguyên tắc: Tỷ giá ngoại tệ được xác định theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp có giá trị giao dịch ngoại tệ lớn nhất tại thời điểm thẩm định giá. Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá không có giao dịch ngoại tệ tại thời điểm thẩm định giá thì xác định theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng nhà nước công bố áp dụng tại thời điểm thẩm định giá.

Khoản phải thu, phải trả

Giá trị các khoản phải thu được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán. Đối với các khoản phải thu không có khả năng thu hồi được, thẩm định viên phải nêu rõ các khoản này kèm theo lý do có thể không thu hồi được trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.

Trường hợp không có đối chiếu công nợ, thẩm định viên cần nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá, Báo cáo kết quả thẩm định giá để đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá cân nhắc khi sử dụng kết quả thẩm định giá.”

(Nguồn: Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 122/2017/TT-BTC ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12, ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2017)

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài hạn: được xác định theo sổ sách kế toán.

Đối với khoản đầu tư tài chính dài hạn, giá trị được xác định lại như sau:

Giá trị của các khoản vốn góp liên doanh, liên kết, vốn góp vào công ty con được xác định lại căn cứ theo tỷ lệ góp vốn liên doanh liên kết và vốn chủ sở hữu trên BCTC của liên doanh đã được kiểm toán tại thời điểm xác định giá trị.

Giá trị các khoản đầu tư chứng khoán được xác định lại căn cứ theo giá trị thị trường đang được giao dịch trên thị trường tại thời điểm định giá.

Giá trị lợi thế kinh doanh: tính vào GTDN là tiềm năng phát triển của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở khả năng sinh lời của DN trong tương lai. Căn cứ vào vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán và lợi nhuận sau thuế 3 năm trước thời điểm xác định GTDN, TĐV sẽ thực hiện xác định tỷ suất bình quân lợi nhuận sau thuế trên bình quân vốn chủ sở hữu 3 năm trước thời điểm xác định GTDN và so sánh với lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định GTDN để tính toán giá trị lợi thế kinh doanh của DN.

b. Phương pháp chiết khấu

Theo phương pháp chiết khấu, GTDN được tính bằng cách chiết khấu tất cả các dòng tiền dự kiến trong tương lai về thời điểm hiện tại.

* Phân tích ngành và doanh nghiệp

Các yếu tố như thương hiệu, trình độ người lao động và các yếu tố vô hình không xác định được khác là nhân tố tác động mạnh đến giá trị tương lai của DN. Cần nghiên cứu và phân tích thị trường ngành trên toàn quốc và những đối thủ cạnh tranh của DN cần định giá, xác định các yếu tố như mức độ cạnh tranh, thị phần, tiềm năng phát triển trong tương lai của toàn bộ ngành nói chung và bản thân doanh nghiệp nói riêng. Việc phân tích đưa ra được điểm mạnh, điểm yếu của DN, sự phát triển của ngành và tiềm năng tăng trưởng của DN trong tương lai. Ngoài ra, phân tích môi trường bên trong, bộ máy quản trị cũng là yếu tố rất quan trọng.

* Phân tích BCTC của doanh nghiệp cần định giá

Với phương pháp này thì việc phân tích BCTC 3 năm trước thời điểm ĐGDN

Một phần của tài liệu 631 hoàn thiện quy trình và phương pháp định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá ICV việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w