Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực
Hoàn thiện về quy trình và phương pháp là điều kiện vô cùng cần thiết nhưng con người mới là yếu tố mang tính chất quyết định. Bản thân các chuyên viên có năng lực sẽ vận dụng tốt được quy trình và phương pháp để đạt hiệu quả. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xét trên hai yếu tố: số lượng và chất lượng.
Công ty cần xây dựng chính sách tuyển dụng thu hút được ứng viên có năng lực, quảng bá truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng về vị thế của công ty,
cho ứng viên thấy được môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức thù lao phù hơp với năng lực. Công ty cần tiếp cận và đăng tin tuyển dụng trên nhiều tranh nhóm tìm việc, tham gia hội chợ việc làm đặc biệt là tại các trường có giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá để có phạm vi tuyển dụng rộng hơn, từ đó xác suất tìm được ứng viên có tiềm năng sẽ cao hơn.
Xây dựng quy trình tuyển dụng khắt khe, lập chương trình đào tạo nhân viên sau tuyển dụng. Công ty sẽ đào tạo từ chuyên môn nghiệp vụ đến văn hóa doanh nghiệp, để TĐV có nền tảng kiến thức trước khi bắt đầu làm việc chính thức. Trong quá trình làm việc, IVC cũng cần cho TĐV tham gia đào tạo lại, củng cố kiến thức cũ, nâng cao kiến thức mới. Theo giai đoạn, công ty thực hiện kiểm tra năng lực của đội ngũ chuyên viên qua các bài kiểm tra chuyên môn để nhắc nhở TĐV không được lơ là trong việc trau dồi kiến thức. Một đội ngũ nhân lực giỏi không chỉ cần trình độ chuyên môn mà cần cả đạo đức nghề nghiệp. Với tính chất công việc phần nhiều dựa vào sự đánh giá chủ quan cá nhân, không ít TĐV quên đi đạo đức nghề nghiệp, bị lợi ích dẫn đường. Vì thế, công ty phải luôn quan tâm đến thái độ làm việc của thẩm định viên, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm quy chế, đề cao tính răn đe.
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực đội ngũ nhân viên dựa theo chỉ tiêu đạt được và hiệu quả làm việc. Công ty có sự đánh giá và phân loại cán bộ theo định kỳ. Đề cao tinh thần cố gắng, có quy chế khen thưởng đối với chuyên viên có sự phấn đấu, quy định mức phạt, kỷ luật với chuyên viên không tuân thủ theo quy định của công ty.
Thực hiện phân chia từng nhóm nhân viên theo mục đích đào tạo. Hàng năm, IVC chi một khoản để cử các chuyên viên đi đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn với chuyên gia cả trong và ngoài nước.
Tạo môi trường làm việc đoàn kết, chuyên viên cấp cao đào tạo chuyên viên cấp dưới, những người đi trước, dày dặn kinh nghiệm sẽ hướng dẫn, chỉ bảo những người còn non tuổi nghề, kiến thức thực tế chưa nhiều. Thực tế cho thấy, được học hỏi qua môi trường người thật việc thật, chỉ bảo đúng chỗ, được nhận biết kịp thời sai sót thì chuyên viên sẽ ghi nhớ lâu hơn, tiếp thu nhanh hơn. Qua đó, tiết kiệm được chi phí
cho việc đào tạo mà tinh thần làm việc nhóm, đoàn kết giữa các nhân viên cũng được nâng lên.
Kiến thức chuyên môn vô cùng cần thiết nhưng nếu chỉ chăm chỉ đào tạo nhân viên, đặt nhân viên vào môi trường làm việc không ngừng nghỉ sẽ dễ gây tinh thần mệt mỏi, căng thẳng trong công việc. Công ty cần quan tâm đến dời sông tinh thần của nhân viên, có chính sách chi thưởng các dịp lễ tết, có các chuyến du lịch hàng năm sẽ nâng cao tinh thần cho đội ngũ nhân viên, nâng cao năng suất làm việc.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Bộ Tài chính a. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Hiện nay, hệ thống pháp luật dành cho ngành thẩm định giá vẫn tồn tại nhiều chồng chéo. Bộ Tài chính cần ban hành văn bản quy trình thẩm định giá doanh nghiệp rõ ràng để các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện. Nhất là đối với thẩm định thương hiệu vẫn chưa có văn bản pháp luật hoàn thiện. Mục đích định giá doanh nghiệp như góp vốn, liên doanh, mua bán sáp nhập,... đều có tác động lớn đến nền kinh tế. Vì thế, bước đầu BTC cần sửa đổi các quy định còn tồn tại nhiều hạn chế, bổ sung các quy định còn thiếu sót để xây dựng cơ sở pháp lý chặt chẽ cho hoạt động định giá. Các quy định văn bản cần sự thống nhất, mạch lạc để không gây ra khó khăn cho thẩm định viên trong công tác thẩm định.
BTC cũng cần hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán để quá trình xử lý tài chính được thực hiện chính xác hơn. Xử lý tài chính là hoạt động tất yếu cho quá trình định giá, đưa ra báo cáo tài chính chuẩn xác, là căn cứ quan trọng trong việc tính toán giá trị doanh nghiệp.
Để có được một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ không thể thực hiện được trong một thời gian ngắn. BTC cần từng bước bổ sung và cải thiện, kết hợp với các bộ ngành liên quan để tránh có sự chồng chéo. Trước khi ban hành, cần lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, lấy ý kiến trực tiếp từ các công ty định giá để có sự thống nhất, đưa ra bộ luật hoàn thiện nhất.
b. Ôn định nền kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường chứng khoán
Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ke hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng để quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Nen kinh tế vĩ mô ổn định, các doanh nghiệp mới có môi trường tốt để hoạt động và phát triển, từ đó mà hoạt động TĐG cũng nhộn nhịp hơn. Hơn nữa, trong thẩm định giá, các yếu tố vĩ mô như lãi suất, giá cả hàng hóa có vai trò quyết định đến kết quả thẩm định. Nền kinh tế ổn định thì các yếu tố đó sẽ là căn cứ đáng tin cậy hơn.
Như đã đề cập, thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thẩm định. Một trong những mục đích ĐGDN là để phát hành cổ phiếu lần đầu, việc định giá không chính xác sẽ dẫn đến giá trị cổ phiếu định giá sai gây bất lợi cho đợt chào bán của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán vừa là nơi huy động vốn của các doanh nghiệp vừa là nơi đầu tư, giá trị cổ phiếu sẽ thể hiện giá trị thực của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán sẽ có nguồn thông tin phong phú hơn, thuận tiện trong bước thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định. Vì vậy, cần có giải pháp để thị trường chứng khoán hoạt động một cách đúng đắn:
+ Cần đảm bảo tính công khai minh bạch khi tham gia thị trường
+ Đưa ra biện pháp giảm hiện tượng đầu cơ làm giá, thao túng thị trường
3.3.2. Đối với Hội thẩm định giá Việt Nam (VVA) a. Xây dựng cơ sở dữ liệu về giá
Một trong những khó khăn của doanh nghiệp định giá là thiếu thông tin làm cơ sở để đánh giá. Các DN thẩm định giá cũng đã và đang xây dựng cho mình cơ sở dữ liệu về giá, nhưng để có được hệt thống dữ liệu hoàn chỉnh thì là việc rất khó đối với các DN. Vì thế, Hội thẩm định giá Việt Nam cần thiết lập một bộ phận nghiên cứu các giao dịch trên thị trường, thu thập thông tin về giá của các loại tài sản để xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, mang tính chính xác cao. Hệ thống cơ sở dữ liệu phải luôn luôn được cập nhật sự thay đổi về giá để đảm bảo độ tin cậy cao và được lưu trữ trên mạng lưới có tính bảo mật tuyệt đối. Hệ thống dữ liệu sẽ giúp các tổ chức định giá tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình thu thập thông tin, nhất là đối với phương pháp định giá tài sản, việc định giá sẽ được diễn ra nhanh chóng dựa trên
dữ liệu đáng tin cậy. Đồng thời, VVA cần quy định bộ phận trực tiếp quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, là cầu nối trực tiếp cung cấp dữ liệu đến với các doanh nghiệp thẩm định giá.
b. Hoàn thiện cơ chế giám sát
Là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp, VVA cần lập kế hoạch giám sát định kỳ việc doanh nghiệp thực hiện hoạt động thẩm định giá. Việc kiểm tra sẽ thúc đẩy doanh nghiệp trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy định, hạn chế đưa quan điểm cá nhân vào quá trình thẩm định, từ đó chất lượng thẩm định giá được nâng cao, kết quả định giá chính xác hơn.
Song song việc thẩm tra chất lượng định giá, VVA cần ghi nhận, lắng nghe các phản hồi từ phía các doanh nghiệp định giá. Từ đó, đưa ra được chỉ thị, quy định kịp thời, phù hợp cho lĩnh vực thẩm định.
Ngoài ra, VVA cần báo cáo với Bộ tài chính về những vấn đề còn tồn tại như sự chồng chéo của văn bản pháp luật, sự thiếu sót những quy định, văn bản đối với thẩm định giá thương hiệu, phối hợp với cơ quan quản lý, đưa ra ý kiến trong việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với thực tiễn.
Thêm nữa, Hội cần triển khai các cuộc họp định kỳ giữa các giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá. Qua cuộc họp, Hội Thẩm định giá nắm bắt được thực trạng tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ phía các doanh nghiệp. Đồng thời, VVA cần có hành động khen thưởng những doanh nghiệp đạt được bước tiến nhất định; răn đe, xử phạt nghiêm ngặt với các doanh nghiệp có hành vi trái pháp luật. Ngoài ra, VVA có thêm những buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong nhóm ngành thẩm định, các chuyên viên có thành tích chia sẻ kinh nghiệm thực tế, từ đó các doanh nghiệp học hỏi được kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên viên của mình.
c. Tăng cường công tác đào tạo nghề nghiệp thẩm định
Định giá tài sản nói chung và định giá doanh nghiệp nói riêng là công việc yêu cầu trình độ chuyên môn cao. Các TĐV vào nghề không những phải nắm chắc kiến thức chuyên ngành, nắm rõ các tiêu chuẩn thẩm định giá mà còn phải có mức độ hiểu
biết trên nhiều lĩnh vực, biết cách phân tích thị trường. Vì thế, chú trọng việc đào tạo nhân lực trong ngành thẩm định là vô cùng quan trọng.
Cần có kế hoạch để các TĐV được đào tạo các lớp nâng cao chuyên môn, nâng cao năng lực phân tích. Cần đào tạo TĐV không chỉ về lĩnh vực chuyên môn mà còn nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Phối hợp với các trường học có đào tạo chuyên ngành định giá, đề ra phương án không chỉ chú trọng lí thuyết mà sinh viên còn phải được tham gia đào tạo thực tế.
Trong thời kỳ công nghệ 4.0, các ứng dụng khoa học công nghệ được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực nhưng đối với thẩm định, yếu tố con người vẫn mang tính quyết định. Hiện nay, quá trình đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chủ yếu là đào tạo lý thuyết, thiếu môi trường luyện tập thực tế. Vì thế, nâng cao chất lượng đào tạo là điều kiện tiên quyết để nghề thẩm định giá có được đội ngũ thẩm định viên chuyên môn giỏi, đạo đức tốt.
Thẩm định giá ở Việt Nam vẫn còn là một ngành nghề mới, chính vì thế mà số lượng chuyên gia trong lĩnh vực còn hạn chế. VVA cần hợp tác với các tổ chức thẩm định giá uy tín trên thế giới, cho đội ngũ chuyên viên tham gia các khóa học ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài để nâng cao kiến thức chuyên môn, góp phần đưa ngành nghề thẩm định giá ngày một phát triển hơn.
KẾT LUẬN
Giá trị doanh nghiệp ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng đối với nền kinh tế, là cầu nối để thực hiện các hoạt động mua bán, sáp nhập, đầu tư, góp vốn,... Bài nghiên cứu hoàn thiện qua sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, đơn vị thực tập và sự tìm hiểu, chọn lọc thông tin từ các bài nghiên cứu đi trước, tài liệu tham khảo, giáo trình về thẩm định giá. Bài nghiên cứu đã hệ thống hóa được những luận điểm sau:
Thứ nhất, sơ lược cơ sở lý thuyết và nội dung tổng quát về thẩm định giá doanh nghiệp. Khóa luận nêu đầy đủ những khái niệm, khái quát được quy trình và phương pháp định giá doanh nghiệp và đưa ra được ưu, nhược điểm của các phương pháp định giá doanh nghiệp đồng thời tóm tắt được các trường hợp áp dụng của từng phương pháp.
Thứ hai, dựa trên phân tích thực tế tại Công ty Cổ phần Thẩm định giá IVC Việt Nam khóa luận đã đưa ra quy trình và các phương pháp được áp dụng trong công tác định giá doanh nghiệp tại IVC, từ đó phân tích đánh giá thực trạng áp dụng quy trình và phương pháp đưa ra được những hạn chế còn tồn tại trong việc áp dụng và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó.
Thứ ba, từ những hạn chế và nguyên nhân được phân tích ở Chương 2, trong Chương 3, khóa luận đã đưa ra những giải pháp cụ thể đối với Thẩm định giá IVC để cải thiện những hạn chế còn tồn tại và đề xuất giải pháp đối với Nhà nước và các cơ quan đầu ngành.
Công tác định giá doanh nghiệp là quá trình vô cùng phức tạp, bởi kết quả định giá ảnh hưởng trưc tiếp đến doanh nghiệp nói riêng và ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung. Qua bài phân tích, tác giả đã cố gắng đưa ra được những giải pháp giúp phần công tác định giá tại IVC và toàn ngành thẩm định giá hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Ánh Nguyễn Thị Ngọc Ánh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Nguyên lý chung Định giá tài sản” - TS. Phạm Tiến Đạt, Học viện Ngân hàng, NXB Tài chính, 2014
2. Giáo trình “Xác định giá trị doanh nghiệp của các tổ chức định giá ở Việt Nam”, TS. Phạm Tiến Đạt, NXB Khoa học - Kỹ thuật, 2012
3. Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005
4. “Thông tư số 28/2015/TT-BTC Tiêu chuẩn thẩm định giá số 05, 06, 07” do bộ Tài Chính ban hành
5. “Thông tư số 122/2017/TT-BTC Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12” do Bộ Tài chính ban hành
6. Báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp Công ty Cổ phần Cảng Mipec của CTCP Thẩm định giá IVC Việt Nam
7. Hồ sơ năng lực của CTCP Thẩm định giá IVC Việt Nam
8. Văn bản “Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp” của CTCP thẩm định giá IVC Việt Nam
9. Văn bản “Quy trình nghiệp vụ thẩm định giá” của CTCP thẩm định giá IVC Việt Nam
10. Trang web
http://tapchitaichinh.vn/ http://ivc.com.vn/
STT Tên Công ty/Dự án Địa chỉ Ngành nghềkinh doanh Đối tượng thẩm định giá Thời điểmthực hiện Tổng tài sản(đồng)
1
Tông công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
Tòa nhà Viện dầu khí Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Kinh doanh
Xác định GTDN để phục vụ cô phần hóa Tông công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
T3/2016 59.228.507.000.000
2 Công ty CP Thể dục thể thao Việt Nam
Số 04 Hàng Cháo, Ba
Đình, Hà Nội Kinh doanh
Xác định GTDN và giá trị VCSH Công ty TNHH sản xuất và thương mại cao Huân
T7/2016 13.324.000.000
3 Tông công ty Du lịch Hà Nội
Số 18 Lý Thường Kiệt,
Hoàn Kiếm, Hà Nội Kinh doanh
Xác định GTDN và giá trị VCSH tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hoàn Kiếm
T1/2017 328.719.000.00 0 4 Công ty TNHH Aeonsmall Việt Nam
Số 27 đường Cô Linh,
Long Biên, Hà Nội Kinh doanh
Xác định GTDN và giá trị VCSH tại Công ty TNHH Aeonsmall Himlam
T1/2017 4.239.800.000.000
5
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Số 1998 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Kinh doanh Xác định GTDN Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Công thương T9/2017
Mục đích chuyển nhượng
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách một số hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp tiêu biểu Phụ lục 2. Bảng cân đối kế toán sau khi xác định lại gía trị tài sản
Phụ lục 3. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản