Saiphạm trong dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công

Một phần của tài liệu 556 hoàn thiện quy trình kiểm toán dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 34 - 40)

trình xây dựng

Saiphạm: Dư CÓ TK 352.

Rủi ro: Đơn vị trích không phù hợp, không hoàn nhập; hoặc thực hiện chi không dùng nguồn đã trích để tài trợ.

Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 352 phát sinh số dư CÓ thì nên xem xét TMBCTC và có thể trao đổi với đơn vị để làm rõ nội dung sau đây:

- Chi tiết những sản phẩm, hàng hóa, công trình xấy lắp do đơn vị thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong niên độ có cam kết bảo hành, kèm theo hồ sơ chứng mình về việc cam kết bảo hành.

- Mức trích cho từng sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.

- Thời hạn bảo hành cho từng sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã trích các niên độ trước, số thực chi, số dư còn lại.

- Trên cơ sở đó, đánh giá việc đơn vị trích hoặc hoàn nhập phù hợp với quy định hoặc đã hết thời hạn bảo hành nhưng vẫn còn số dư và chưa hoàn nhập.

1.1.3.2.2. Sai phạm trong dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác Saiphạm: Dư CÓ TK 229.

Rủi ro: Đơn vị trích không phù hợp, không hoàn nhập; hoặc không đủ điều kiện theo quy định.

Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 229 phát sinh số dư CÓ thì nên xem xét TMBCTC và có thể trao đổi với đơn vị để làm rõ nội dung sau đây:

- Xác định số dư đầu/ cuối kỳ, số đã trích thêm hoặc số đã hoàn nhập giảm chi phí.

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (chi tiết theo từng nơi đầu tư).

- BCĐKT của tổ chức kinh tế năm trước liền kề thời điểm trích lập dự phòng mà đơn vị có đầu tư tài chính dài hạn.

- Trên cơ sở đó, đánh giá việc đơn vị trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định hay không.

1.1.4. Kiểm soát nội bộ đối với dự phòng

KSNB đối với các khoản dự phòng là để đảm bảo việc trích lập dự phòng cho các khoản mục là hợp pháp, hợp lý và các bước thực hiện không phù hợp với tiêu chuẩn kiểm tra sẽ được nhận biết và xử lý kịp thời: Các bút toán trích lập được phê duyệt đúng đắn, được ghi sổ đầy đủ, được ghi đúng thời gian phát sinh; khoản trích lập phải được ghi sổ được tính toán đúng và phản ánh chính xác.... Đồng thời,

'

KSNB đối với các khoản dự phòng cũng để quản lý việc trích lập dự phòng theo đúng quy định và giảm thiểu rủi ro liên quan đến khoản trích lập: Các loại tiền được trích lập phải được ghi đúng thời gian và phân loại đúng đắn; các khoản tiền trích lập đều đã được xét duyệt.

Tại doanh nghiệp, nếu không xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu với các khoản dự phòng thì việc xác định kết quả kinh doanh khó chính xác, việc phục hồi lại khoản mục nợ phải thu khách hàng gặp khó khăn và việc xác định giá trị các khoản mục đầu tư và hàng tồn kho cũng gặp rắc rối. Các khoản dự phòng ở các đon vị khác nhau, có thể có co cấu chức năng và chứng từ khác nhau song cũng cần phải có sự tách biệt các chức năng và giao cho cá nhân hay bộ phận cụ thể phụ trách.

Quy tắc KSNB với dự phòng:

- Sự phân chia trách nhiệm: Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp thường có một co cấu KSNB riêng về các khoản dự phòng. Tuy vậy, một hệ thống KSNB chuẩn và

hữu hiệu về các khoản dự phòng và bút toán trích lập thường đòi hỏi phải tách biệt

các chức năng và phân nhiệm cho những cá nhân hay bộ phận khác nhau phụ trách.

Khi mức độ phân nhiệm càng cao thì các sai phạm càng dễ bị phát hiện thông qua

sự kiểm tra tưong hỗ giữa các phần hành hay khi đối chiếu tài liệu giữa các bộ phận

khác nhau và do đó sẽ giảm thiểu được các hành vi gian lận và sai sót. Đồng thời,

mức độ phân nhiệm cùng hợp lý thì sẽ tránh được sự chồng chéo giữa các bộ phận

và do đó các thủ tục kiểm soát được thiết lập càng trở nên có hiệu quả. Như vậy, việc phân chia trách nhiệm là công việc trọng yếu trong KSNB để ngăn ngừa gian

lận và sai sót, đảm bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm. 25

được khoản mục phải thu và khó xác định được giá trị các khoản đầu tư và hàng tồn kho.

- Kiểm soát chứng từ sổ sách: Sự đồng bộ của sổ sách: Mọi nghiệp vụ trích lập dự phòng phát sinh đều được thể hiện trong sổ sách kế toán. Vì thế, sổ sách kế toán

và bảng tổng hợp có tác dụng kiểm soát tối đa các nghiệp vụ trong khoản dự phòng.

Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một hình thức trích lập dự phòng thích

hợp, tuy nhiên phải tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính.

- Gửi báo cáo hàng tháng: Hàng tháng nên tổng hợp và lập bảng cân đối giữa giá trị các khoản cần phải trích lập với các khoản trích lập để kiểm soát việc trích lập dự phòng sao cho chính xác đã hết thời hạn bảo hành nhưng vẫn còn số dư và

chưa hoàn nhập.

1.2. Quy trình kiểm toán dự phòng trong kiểm toán BCTC

1.2.1. Ý nghĩa của quy trình kiểm toán dự phòng

Các khoản dự phòng tuy phát sinh không nhiều nhưng thực sự đó là những khoản mà khách hàng thường ghi không hợp lý, nó có thể bị ghi cao hon hay thấp hon thực tế vì những mục đích riêng của Ban Giám đốc đon vị khách hàng. Do liên quan đến lợi ích của khách hàng, các đon vị khách hàng có thể phản ánh quá mức trích lập dự phòng cần thiết để hạch toán tăng chi phí, từ đó làm giảm lợi nhuận của đơn vị. Đó là cách mà đon vị có thể áp dụng để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Nhà nước. Hoặc kế toán cố tình bỏ qua không trích đủ mức dự phòng cần thiết để làm giảm chi phí, làm tăng lợi nhuận thực tế của đon vị, phản ánh sai tình hình tài chính của đon vị. Như vậy, các khoản dự phòng là nguyên do nảy sinh rất nhiều sai phạm và khó có thể kiểm soát được chúng, do đó rủi ro khi kiểm toán các khoản dự phòng thường cao. Thế nên ta phải làm rõ quá trình kiểm toán các khoản dự phòng mà từ đó có thể nhận biết, phát hiện được những sai sót để tránh các đon vị gian lận trong BCTC.

'

động chuyên sâu về nghề nghiệp cũng có mục đích cùng những tiêu điểm hướng tới. Tập hợp các tiêu điểm hướng tới mục đích đó gọi là hệ thống mục tiêu kiểm toán.

Kiểm toán các khoản dự phòng đều hướng tới các mục tiêu chung. Mục tiêu chung lại chia thành hai loại cụ thể là sự hợp lý chung và các mục tiêu khác:

- Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn mục tiêu khác. Nếu KTV không nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã

đạt được thì tất yếu phải dùng đến các mục tiêu khác.

- Các mục tiêu khác được đặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản lý là mục tiêu hiện hữu phát sinh, mục tiêu đầy đủ, quyền và nghĩa vụ, mục tiêu chính xác cơ

học, định giá và phân bổ, phân loại và trình bày.

• Xác nhận về sự hiện hữu và phát sinh: là sự cam kết về tính có thực của các con số trên BCTC. Xác nhận này nhằm tránh tình trạng khai không đúng hoặc khai khống các khoản tiền không có thực vào BCTC.

• Xác nhận về sự đầy đủ: là sự cam kết đã bao hàm trong BCTC tất cả các nghiệp vụ, các số dư cần và có thể được trình bày trong các bảng tương ứng. Trái với tính hiện hữu phát sinh, tính đầy đủ có quan hệ với các nghiệp vụ có khả năng bỏ sót trong BCTC.

• Xác nhận về quyền và nghĩa vụ: là sự cam kết trong BCTC các tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của đơn vị và công nợ thuộc nghĩa vụ thanh toán của đơn vị tại thời điểm lập BCĐKT.

• Xác nhận về sự phân loại và trình bày: là sự cam kết về sự phù hợp giữa việc phân loại và trình bày các phần hợp thành của BCTC với những quy định đang có hiệu lực về sự phân loại và thuyết minh các bộ phận này.

• Xác nhận về sự chính xác cơ học: là xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng sổ và chuyển sổ: các chi tiết trong số dư (cộng số phát sinh)

gộp của các TK trùng khớp với số tổng cộng trên các sổ phụ có liên quan; các con số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất.

1.2.3. Các rủi ro thường gặp trong kiểm toán dự phòng

Trong kiểm toán, rủi ro kiểm toán là một điều không thể tránh khỏi. Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 450 - Đánh giá sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán, rủi ro kiểm toán được hiểu là “Rủi ro do Công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn những sai sót trọng yếu.”

Khi kiểm toán các khoản dự phòng, rủi ro kiểm toán đối với các khoản này thường được KTV đánh giá là cao.

Các rủi ro thường gặp có thể là:

- Đối với khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư: Rủi ro kiểm toán là việc không phản ánh chính xác giá trị giảm giá chứng khoán đầu tư do không được

ghi giảm giá theo giá thị trường hoặc do doanh nghiệp cố tình trích tăng chi phí để

giảm lợi nhuận tránh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.

- Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi: Các khoản phải thu có thể bị ghi tăng bằng cách tạo ra khoản dự phòng không thích hợp cho các khoản nợ phải thu

khó đòi hoặc phản ánh không chính xác, không thích hợp các khoản nợ phải thu khó

đòi.

- Đối với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho: rủi ro do không phản ánh giá gốc hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được làm cho việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không được phản ánh chính xác.

1.2.4. Nội dung quy trình kiểm toán dự phòng trong kiểm toán BCTC

Kiểm toán các khoản dự phòng thực chất là thực hiện kiểm toán các khoản ước

'

Một phần của tài liệu 556 hoàn thiện quy trình kiểm toán dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 34 - 40)