Quy trình kiểm toán BCTC chung

Một phần của tài liệu 556 hoàn thiện quy trình kiểm toán dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 69 - 113)

Quy trình kiểm toán BCTC của công ty bao gồm các giai đoạn công việc cụ thể như sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán BCTC chung của công ty Hãng Kiểm toán AASC

LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT THÚC KIỂM

KIỂM TOÁN KIỂM TOAN TOÁN

(Nguồn: Tài liệu nội bộ của AASC)

Quy trình kiểm toán BCTC của công ty bao gồm các giai đoạn công việc cụ thể như sau:

2.1.4.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Sơ đồ 2.3: Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

(Nguồn: Tài liệu nội bộ của AASC)

Tất cả các cuộc kiểm toán đều phải được lập kế hoạch kiểm toán xong rồi mới bắt đầu tiến hành cuộc kiểm toán. Trong quá trình này, KTV sẽ thực hiện nhiều thủ tục kiểm toán khác nhau để tập trung và nắm chắc được tình hình tổng quan của đơn vị, hệ thống KSNB mà đơn vị thiết lập, hệ thống kế toán của đơn vị đang áp dụng và các phần hành có liên quan khác của đơn vị khách hàng. Dựa trên những nền tảng đó, ta có thể đưa ra được nhận định về những rủi ro tiềm tàng cùng với rủi ro kiếm soát gắn liền với đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh và BCTC của đơn vị khách hàng. Ngoài ra, cũng trong giai đoạn này, KTV sẽ tiến hành phân tích

tổng quan, sơ bộ của khách hàng để từ đó mà đánh giá được tình hình tài chính của đơn vị cùng kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đó trong năm và để làm cơ sở xác định được những rủi ro có thể có trong BCTC cùng hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Trên cơ sở tìm hiểu và hiểu biết rõ ràng về từng loại khoản mục, KTV sẽ đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản mục trong BCTC để tiến hành chọn mẫu, là những khoản mục có mức độ rủi ro cao để tiến hành kiểm toán chi tiết cho từng loại khoản mục này. Sau khi xác định được mẫu cụ thể, KTV sẽ căn cứ vào mức độ rủi ro mà xây dựng một kế hoạch kiểm toán phù hợp. Việc chọn mẫu và lập kế hoạch thường được tiến hành và xây dựng bởi trưởng nhóm kiểm toán dựa vào những phân tích của KTV trong nhóm và được soát xét bởi Ban Lãnh đạo của AASC và trưởng phòng kiểm toán phụ trách của nhóm.

Các bước thực hiện chi tiết trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được tiến hành như sau:

❖ Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

Tiếp cận những khách hàng có nhu cầu là một công việc cần thiết trong không chỉ ở lĩnh vực kiểm toán mà còn với mọi loại hình lĩnh vực đều cần tiếp cận những khách hàng có nhu cầu để thực hiện cung cấp dịch vụ của mình. Vì vậy, để nâng cao tính chuyên nghiệp và cạnh tranh, công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã thực hiện tốt ngay từ những bước tiếp cận khách hàng.

Việc tiếp cận khách hàng giúp cho Công ty có thể giữ vững được thị trường đồng thời có thể mở rộng thị trường để cung cấp dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, công việc này giúp cho đơn vị có thể nâng cao được chất lượng dịch vụ của mình; từ đó có thể khẳng định được vị thế và sự chuyên nghiệp của công ty không chỉ trong lĩnh vực kiểm toán mà còn với nhiều loại hình dịch vụ khác.

Theo thông lệ, Công ty AASC sẽ chủ động liên hệ và tiếp cận với những khách hàng có nhu cầu. Hàng năm, căn cứ vào thời gian dự kiến về nhu cầu dịch vụ, đơn vị sẽ gửi “Thư chào hàng” đến tất cả những đơn vị khách hàng cũ và mới. Trong thư chào hàng, sẽ có phần giới thiệu về dịch vụ mà Công ty cung cấp cùng sự đảm bảo

'

về uy tín và chất lượng về các dịch vụ. Ngoài ra, trong thư còn có giá phí cho loại hình dịch vụ mà khách hàng cần.

Sau khi nhận được “Thư chào hàng”, bên phía đơn vị sẽ đọc và xem xét những dịch vụ mà Công ty cung cấp, khi đơn vị khách hàng đồng ý với lời ngỏ thì họ sẽ chủ động phát hành “Thư mời kiểm toán” về AASC. Thư mời kiểm toán sẽ được gửi trực tiếp đến Ban Lãnh đạo Công ty qua nhiều hình thức khác nhau (có thể bằng văn bản qua email hoặc văn bản cứng, thậm chí có thể qua miệng để trao đổi và đồng ý hợp tác cùng nhau). Sau khi cả hai bên cùng chấp thuận về cuộc kiểm toán, thành viên Ban Lãnh đạo của cả hai đơn vị sẽ cùng trao đổi và thảo luận với nhau để tiếp tới bước ký kết “Hợp đồng kiểm toán.”.

Nếu đơn vị khách hàng cảm thấy hài lòng và đồng ý về các điều khoản trong hợp đồng thì hai bên sẽ tiến hành ký kết vào Hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán là một căn cứ pháp lý để ràng buộc hai bên thực hiện tốt những công việc của mình trong suốt quá trình kiểm toán. Ngoài những quy định và yêu cầu, hợp đồng kiểm toán cũng nêu lên rõ về giá phí mà hai bên thỏa thuận với nhau cùng phương thức thanh toán. Giá phí sẽ được dựa trên thời gian cùng tính phức tạp của dịch vụ mà bên Công ty cung cấp.

❖ Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán

Công ty sẽ tìm hiểu và thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán. Công ty sẽ thu thập tất cả những thông tin cần thiết để có thể hiểu rõ về đơn vị khách hàng cũng như hiểu về hoạt động kinh doanh và tình hình kinh doanh của đơn vị đó. Công ty sẽ nghiên cứu và tìm hiểu rõ về cả bên trong và bên ngoài đơn vị khách hàng. Đối với các yếu tố bên trong doanh nghiệp, Công ty sẽ tìm hiểu rõ về cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp, mục tiêu kinh doanh, hoạt động kinh doanh cùng tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như những chính sách kế toán và chính sách kiểm soát nội bộ mà doanh nghiệp đang áp dụng. Đối với những yếu tố bên ngoài, Công ty sẽ tìm hiểu về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra được tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường đó; bên cạnh đó cũng chỉ rõ những quy định pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

❖Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Sau khi tìm hiểu về đơn vị, Công ty sẽ tiến hành thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ thông qua những thông tin và tài liệu thu thập được từ quy trình phỏng vấn, khảo sát các nhân viên trong công ty để đánh giá được hệ thống KSNB cùng hệ thống kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng có phù hợp hay không. Công việc này bao gồm tìm hiểu và đánh giá các chu trình sau:

- Quy trình lập BCTC theo quy định hiện hành;

- Quy trình quản lý các khoản mục phát sinh trong kỳ kế toán và ghi nhận giá trị của các khoản mục đó trong BCTC;

- Quy trình tính thuế và nộp thuế cho cơ quan nhà nước; - Khả năng trả nợ và thu hồi vốn của doanh nghiệp.

Trong quá trình tiến hành các quy trình này, các KTV của AASC phải hiểu rõ về đặc điểm và cách thức thực hiện của mỗi chu trình. Tìm hiểu về những cách quản lý mỗi chu trình (qua những ứng dụng máy tính hoặc ghi sổ sách) để từ đó đưa ra những kết luận sơ bộ về mức độ tin cậy của quá trình KSNB và hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Công ty sẽ tiến hành phân tích sơ bộ thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị khách hàng. Công việc này bao gồm thu thập thông tin tài chính và chi tiêu tài chính của đơn vị; tính toán và so sánh các chỉ số và thông tin; phân tích kết quả dựa trên các tính toán ban đầu và phân tích sâu hơn bằng cách kết hợp thông tin với kết quả thu được trong các tính toán ban đầu.

❖Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Công việc tiếp theo trong giai đoạn lập kế hoạch là xác định mức trọng yếu. Theo điểm (b) đoạn 09, Chuẩn mực Kiểm toán số 320: “Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.”.

'

Sau khi phân tích để hiểu rõ về các khoản mục trong đon vị khách hàng, Công ty sẽ đánh giá rủi ro của từng khoản mục chính trong BCTC của khách hàng. Điều này bao gồm việc xem xét các rủi ro được tìm thấy trong quá trình tìm hiểu doanh nghiệp, hệ thống kế toán của đon vị và hệ thống KSNB; đồng thời Công ty sẽ phân tích tài chính so bộ và kết quả kinh doanh trong các bước trên, và xác định thêm các rủi ro chi tiết liên quan đến từng tài khoản và tài sản cụ thể.

Trong bước này, KTV phải nhận định được rủi ro kiểm toán mong muốn (AR). Mức rủi ro này phụ thuộc vào mức độ mà theo đó người sử dụng tin để tổng hợp vào BCTC và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán đợc công bố. Rủi ro kiểm toán đợc chia thành ba mức:

- Rủi ro tiềm tàng (IR): là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục cho dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Rủi ro kiểm soát (CR): là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu do hệ thống KSNB hoạt động không có hiệu quả, không phát hiện hoặc không ngăn chặn

được các sai phạm này.

- Rủi ro phát hiện (DR): là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu mà KTV đã không phát hiện được

Ba loại rủi ro này có mối quan hệ mật thiết với nhau, được thể hiện qua công thức:

AR=IRACRADR

Sau khi đánh giá được rủi ro trong từng khoản mục, KTV sẽ tiến hành chọn mẫu bằng cách dựa vào những khoản mục có tính rủi ro cao vài sai sót trọng yếu. Những khoản mục được đưa vào mẫu sẽ được KTV kiểm toán cẩn thận và chi tiết để có thể xác minh được tính hợp của khoản mục đó.

❖ Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chưong trình kiểm toán

Sau khi đã đánh giá được rủi ro trong từng khoản mục của doanh nghiệp thì KTV của AASC sẽ bắt đầu lập kế hoạch cụ thể cho các khoản mục trong mẫu đã

đồng thời cũng phải đưa ra được định hướng của cuộc kiểm toán đó. Ngoài ra, trong kế hoạch kiểm toán mà KTV xây dựng sẽ phải mô tả được phạm vi dự kiến và cách thức tiến hàng cuộc kiểm toán. Những vấn đề mà KTV cần phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm:

- Hiểu biết tổng quan về hoạt động của khách hàng;

- Hiểu biết về hệ thống KSNB cùng hệ thống kế toán của đon vị khách hàng; - Đánh giá rủi ro trong từng khoản mục cùng mức độ trọng yếu của từng

khoản mục;

- Chỉ đạo, phối hợp cùng giám sát và kiểm tra quy trình kế toán các khoản mục.

Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ tiến hành soạn thảo chưong trình kiểm toán dự trên kế hoạch đã lập. Trong chưong trình kiểm toán sẽ có những dự kiến công việc kiểm toán các phần hành cùng thời gian làm việc và phân bổ thời gian phù hợp theo từng phần. Mỗi KTV sẽ được phân công những công việc cụ thể và phù hợp với từng người để có thể đạt được chất lượng kiểm toán cao nhất.

2.1.4.1.2. Thực hiện kiểm toán

Khi tiến hành thực hiện kiểm toán, KTV của AASC sẽ kiểm tra và đánh giá hệ thống kế toán cùng hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán, đồng thời sẽ kiểm tra chi tiết cho từng chỉ tiêu và khoản mục được trình bày trên BCTC. Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán sẽ được thực hiện bởi các nhóm kiểm toán, mỗi nhóm kiểm toán sẽ gồm có trưởng nhóm kiểm toán và các KTV. Toàn bộ cuộc kiểm toán sẽ được hướng dẫn và tiến hành bởi trưởng nhóm kiểm toán; đồng thời sẽ được soát xét bởi các Ban Lãnh đạo phụ trách.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán gồm 2 bước:

- Thực hiện khảo sát: KTV sẽ khảo sát và đánh giá lại các khoản mục để xác định rõ hơn về rủi ro của khoản mục đó, từ đó có thể xác định được chính xác phạm

vi kiểm toán và xác định số dư của mỗi tài khoản.

'

- Thực hiện thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết: KTV sẽ thực hiện những thủ tục phân tích để đánh giá tính hợp lý chung của từng khoản mục trong BCTC. Bên

cạnh đó, kiểm tra chi tiết sẽ giúp KTV tìm ra được những sai sót còn tồn tại trong

BCTC của đơn vị.

Khi thực hiện kiểm toán, KTV sẽ sử dụng những kỹ thuật khác nhau để tìm ra sai sót hay xác nhận những thông tin trong mẫu có hợp lý hay không thông qua các bằng chứng thu thập được trong quá trình kiểm toán. Các kỹ thuật mà KTV của AASC sử dụng gồm:

- Chứng kiến kiểm kê: KTV sẽ kiểm tra tại chỗ những mặt hàng có hình dạng vật chất cụ thể hoặc cùng tham gia kiểm kê những mặt hàng đó tại kho, bãi. - Lấy xác minh: Ngoài những tài liệu được cung cấp bởi khách hàng, các KTV

của AASC sẽ nhận xác minh từ bên thứ ba để nâng cao tính chính xác của

thông tin

trong BCTC.

- Xác minh tài liệu: Sau khi thu thập được các thông tin và chứng từ, KTV sẽ đối chiếu nó với sổ sách có liên quan để làm tăng tính xác thực của thông tin trên

BCTC.

- Quan sát: KTV sẽ đi quan sát hiện trạng của những mặt hàng đồng thời quy trình sử dụng và bảo quản các loại mặt hàng đó.

- Phỏng vấn: KTV sẽ phỏng vấn nhân viên, trưởng phòng và những người phụ trách có liên quan đến phần hành đang thực hiện kiểm toán.

- Kỹ thuật tính toán: Ngoài số liệu đã được tính toán sẵn trên sổ cái, sổ chi tiết cùng BCTC, KTV cũng sẽ thực hiện tính toán lại các phần hành đang kiểm toán.

- Phân tích: KTV sẽ phân tích, đánh giá và so sánh, đối chiếu các khoản mục để xác định số dư trong mỗi tài khoản có hợp lý hay không.

quá trình thực hiện kiểm toán, KTV nhận thấy không có sai sót trong BCTC, KTV sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán. Neu sau khi kiểm toán, KTV nhận thấy rằng vẫn có một vài khoản mục có sai sót trong BCTC, KTV sẽ báo cáo với trưởng nhóm kiểm toán để trưởng nhóm sẽ bàn bạc với Ban Lãnh đạo về cách điều chỉnh và khắc phục sai sót đó. Dựa vào mức trọng yếu, các khoản mục sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp.

Thông qua thủ tục phân tích cuối cùng này, KTV của AASC sẽ nhìn nhận được BCTC một cách tổng thể để từ đó đưa ra ý kiến kiểm toán của mình. Ý kiến của KTV có 4 loại:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: Khi KTV và AASC đồng ý với việc BCTC đã phản ánh đúng với tình hình hoạt động của công ty khách hàng. Tất cả các khoản

mục được ghi chép, đánh giá một cách đầy đủ và chính xác.

- Ý kiến chấp nhận từng phần: Ý kiến này được đưa ra khi trong BCTC có một vài khoản mục không thu thập đủ chứng cứ, và khoản mục này có ảnh hưởng chung

đến BCTC hay trong BCTC có khoản mục xảy ra sai sót và có ảnh hưởng chung

đến BCTC.

- Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược): Ý kiến này được đưa ra, khi nhóm kiểm toán và Ban Lãnh đạo của công ty khách hàng không thống nhất

được quan điểm dẫn đến nhiều khoản mục bị sai sót trọng yếu và gây ảnh hưởng

lớn đến BCTC.

- Từ chối đưa ra ý kiến: Khi KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng

Một phần của tài liệu 556 hoàn thiện quy trình kiểm toán dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 69 - 113)