Nếu ở các bước trên, KTV mới chỉ thu thập được các thông tin mang tính khách quan về khách hàng thì ở bước này, KTV sẽ căn cứ vào các thông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp.
- Đánh giá tính trọng yếu: Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (hay quy mô) và bản chất của các sai phạm (kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ,
hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét
đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kết luận sai lầm. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức
độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán
và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các khảo sát (thử nghiệm) kiểm toán. Ở đây, KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho khoản mục cần phải trích lập và phân bổ mức trích lập
dự phòng cho từng khoản mục đó.
- Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Mức ước lượng ban đầu về tính trọng
'
và khoản có liên quan, KTV cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản dự phòng. Và đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với khoản dự phòng.
- Đánh giá rủi ro kiểm toán: Theo VSA số 315 về “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đon vị được kiểm toán và môi trường của đon vị”. Để đánh giả rủi ro về đon vị thì, KTV phải tìm hiểu liệu đon vị đã có một quy trình để:
• Xác định rủi ro kinh doanh liên quan tới mục tiêu lập và trình bày báo cáo tài chính;
• Ước tính mức độ của rủi ro; • Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro;
• Quyết định các hành động thích hợp đối với các rủi ro đó.