Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu 676 kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phát triển công trình viễn thông,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38)

Tùy theo tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp, quy trình sản xuất sản phẩm, tính chất của từng sản phẩm, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành sau:

1.4.3.1. Phương pháp giản đơn

Thường được áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, sản xuất mang tính chất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, khối lượng sản phẩm sản xuất lớn, chủng loại mặt hàng ít, không có hoặc có rất ít sản phẩm dở dang. Theo phương pháp này, toàn bộ các chi phí phát sinh cho đối tượng nào thì kế toán tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Đến cuối kỳ, kế toán tính giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức:

Giá thành đơn vị sản phẩm

Khối lượng sản phẩm hoàn thành

1.4.3.2. Phương pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng lại thu

Khoá luận tốt nghiệp

Phương pháp này quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm gốc, từ đó tính giá thành đơn vị sản phẩm gốc. Sau đó dựa vào giá thành đơn vị sản phẩm gốc để tính giá hành đơn vị từng loại sản phẩm.

Giá thành đơn vị SP tiêu chuẩn

Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm Tổng khối lượng sản phẩm tiêu chuẩn Giá thành đơn vị

từng loại sản phẩm

Giá thành đơn vị sản Hệ số quy đổi

,A , A x , ,A

phẩm tiêu chuẩn sản phẩm

Trong đó:

Tổng khối lượng

SP tiêu chuẩn = ∑ (SLSP hoàn thành thứ i x Hệ số quy đổi SP)∑

1.4.3.3. Phương pháp tỉ lệ

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một lượng NVL đầu vào, cùng một lượng lao động nhưng kết quả sản xuất lại tạo ra các sản phẩm cùng loại có quy cách, phẩm chất, kích cỡ khác nhau mà chi phí sản xuất không tách riêng ra được. Theo phương pháp này, giá thành thực tế của đơn vị sản phẩm từng loại được xác định căn cứ vào giá thành kế hoạch (giá thành định mức) của đơn vị sản phẩm từng loại và tỉ lệ giá thành.

Giá thành thực tế từng loại đơn vị SP

Tiêu chuẩn phân bổ từng quy cách Tỷ lệ tính giá thành Giá trị CPSX phát Giá trị SPDDĐK + sinh trong kỳ SPDDCK Tỷ lệ tính giá thành = ______________________________________________

Tổng tiêu chuẩn phân bổ x

Khoá luận tốt nghiệp

Trong đó:

Tổng tiêu chuẩn ∑(SL thực tế SP quy cách x Tiêu chuẩn phân bổ của SP

phân bổ quy cách i)

1.4.3.4. Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc các giai đoạn công nghệ.

Giá thành sản xuất sản phẩm = Tổng cộng giá thành của bộ phận thứ i

1.4.3.5. Phương pháp liên hợp

Thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất đòi hỏi việc tính giá sản phẩm phải áp dụng hai hay nhiều phương pháp trên để tính giá thành.

Khoá luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp nói chung và đối với Công ty Cổ phần Phát triển công trình viễn thông nói riêng là một phần hành trọng tâm trong toàn bộ công tác kế toán. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình liên tục, lặp lại không ngừng, trong đó, chi phí hoạt động phát sinh trong mọi giai đoạn. Việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ giúp DN chủ động kiểm soát chi phí sản xuất, làm tốt công tác tính giá thành. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới, các DN Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, vì thế họ phải không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, chiếm thị phần lớn, làm tăng doanh thu. Từ việc cung cấp thông tin đúng về CPSX, chi phí hoạt động, giá thành sản phẩm giúp các nhà quản trị có các quyết định trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các nhà quản trị còn đánh giá được việc thực hiện kế hoạch sản xuất để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khoá luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN

CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG

2.1. Tổng quan về công ty Cổ Phần Phát triển công trình viễn thông 2.1.1 Quá trình hình thành & phát triển

Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông ban đầu có tên là Ban công trình thuộc Nha Bưu điện Vô tuyến điện Việt Nam được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại Phố Cò - Thành phố Thái Nguyên. Ra đời từ trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Pháp với nhiệm vụ là tổ chức thi công các đường dây thông tin và lắp đặt máy điện thoại, phục vụ thông tin liên lạc khu căn cứ Trung ương và vùng căn cứ cách mạng được mở rộng (từ Thái Nguyên lên Việt Bắc).

Năm 1955, thực hiện Nghị định số 124/NĐ/BĐ - Ban Công trình được đổi tên thành Tổng đội Công trình. Đây là đơn vị chủ lực, làm nhiệm vụ xây dựng các công trình thông tin của ngành Bưu điện.

Đến tháng 04 năm 1957, chế độ hạch toán kinh tế ra đời, tổ chức của bộ máy Tổng đội công trình có sự thay đổi. Cùng với việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Bưu điện, Tổng đội Công trình đổi tên thành Đội Công trình. Đây cũng là thời kỳ Đội Công trình bắt tay vào xây dựng mạng cáp nội thị phục vụ thành phố và thị xã, nhằm đảm bảo thông tin giữa Trung ương và địa phương.

Đến tháng 5 năm 1962, Tổng cục Bưu điện có quyết định đổi tên Đội công trình thành Công ty Công trình Bưu điện trực thuộc Cục xây dựng cơ bản. Trụ sở: 60 Ngõ Thổ Quan - Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội.

Trải qua những năm tháng chiến tranh tàn phá khốc liệt, nhưng ngành Bưu điện nói chung và Công ty Công trình Bưu điện nói riêng đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao. Vào giữa thập niên 80, trước diễn biến phức tạp tình hình kinh tế xã hội, nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Lúc này các hoạt động của công ty đứng trước nhiều khó khăn mới: Tự hạch toán chi phí, đội ngũ tay nghề thấp, thiết bị nghèo nàn lạc hậu. Công ty đứng trước khả năng giải thể.

Khoá luận tốt nghiệp

Để tiếp tục tồn tại và phát triển, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và kế hoạch phát triển tăng tốc của ngành Bưu điện, Công ty công trình Bưu điện đã có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức. Công ty được thành lập lại theo quyết định số 196/QĐ-TCCB ngày 18/03/1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108221 ngày 22/5/1993, thay đổi kinh doanh lần 1 ngày 08/07/1996, lần 2 ngày 19/08/1996 do Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp và Uỷ ban kế hoạch bổ sung giấy phép kinh doanh.

Kể từ thời điểm đó công ty đã từng bước thích ứng với điều kiện mới, liên tục phát triển và khẳng định vị thế đơn vị xây dựng cơ bản hàng đầu trong ngành bưu điện.

Từ năm 2003 trụ sở chính công ty được chuyển tới: Lô 18 Khu đô thị mới Định Công - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội.

Đến nay, Công ty đã chuyển đổi hình thức sang Công ty cổ phần theo Quyết định số 59/2004/QĐ-BBCVT ngày 30/11/2004 của Bộ Bưu chính Viễn thông và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103010655 đăng ký lần đầu ngày 11/01/2006 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 13/03/2006 do Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Bắt đầu từ ngày 11/01/2006 Công ty đổi tên là Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông.

* Mot số thông tin về Công ty

Tên công ty: Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Trình Viễn Thông

Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần

Địa chỉ: Lô 18 - Khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

Mã số thuế: 01 00683141

Điện thoại: 04.36405420- 04. 36405423 Fax: 04. 36405419- 04. 36405630 Website: www.telcom.vn

Lĩnh vực kinh doanh chính: Xây dựng hạ tầng viễn thông, tư vấn, thiết kế các công trình dân dụng, công nghệ thông tin...

Khoá luận tốt nghiệp

2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại cty

* Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

Nhiệm vụ sản xuất chính của Công ty hiện nay là:

- Xây lắp các công trình chuyên ngành Bưu Chính- Viện Thông như: thi công các công trình trạm nguồn và đường điện hạ thế, các công trình cáp...

- Chuyên sản xuất và lắp đặt các cột ăng-ten đứng và có dây néo với độ cao trên 100m, lắp đặt các loại vô tuyến và các loại thiết bị viễn thông khác.

- Lắp đặt các trạm vi ba bang rộng, bang hẹp, xây dựng và đấu nối các trạm cáp quang, các tổng đài điện tử, các hệ thông thông tin chuyên dụng.

- Xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng nhà trạm bưu điện, hoàn thiện trang trí nội-ngoại thất công trình, lập dự án đầu tư xây dựng các

công trình

bưu chính viễn thông, khảo sát địa hình, điều kiện kĩ thuật cũng như thiết kế công

nghệ.

* Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Do các công trình có địa điểm thi công khác nhau nên lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các xí nghiệp xây lắp trong đó mỗi xí nghiệp lại tổ chức thành các tổ, đội thi công theo yêu cầu và phụ trách thi công trọn vẹn một công trình, hạng mục công trình. Các xí nghiệp cũng có thể tự tìm kiếm hợp đồng, xin giấy Ủy quyền của Giám đốc để tham gia đấu thầu công trình.

Theo cách giao khoán của công ty, khi nhận hợp đồng thầu mới, tùy theo từng loại công trình, Công ty giao khoán cho Xí nghiệp Xây lắp từ 86,5% đến 95% tổng chi phí hợp đồng. Một phần Công ty giữ lại để trang trải chi phí quản lý và thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước. Phần còn lại, xí nghiệp có nhiệm vụ tổ chức thi công các công trình theo đúng tiến độ, yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo chất lượng công trình, khối lượng công việc đã kí trong hợp đồng. Như vậy, tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty theo phương thức khoán không phải là “khoán trắng” mà “khoán quản”. Cách tổ chức giao khoán như trên góp phần nâng cao tính tự chủ, mang tính hiệu quả kinh tế cao trong

Khoá luận tốt nghiệp

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Bộ máy quản lý được tổ chức theo quan hệ trực tuyến chức năng bao gồm: - Hội đồng quản trị

- Ban giám đốc:

+ Một Tổng Giám Đốc phụ trách chung

+ Một Phó Tổng Giám Đốc có nhiệm vụ quản lý, giải quyết, theo dõi việc thi công công trình

- Các Phòng Ban chức năng: + Phòng Tài Chính -Kế Toán + Phòng Kế Hoạch- Thi Công + Phòng Hành Chính

+ Bộ phận Tổ Chức

- Các Xí Nghiệp trực thuộc bao gồm: + Xí Nghiệp xây lắp số 1,2

+ Xí nghiệp Hàn Nối- Đo Kiểm + Xí nghiệp Thiết Kế

+ Xí nghiệp Chi nhánh Miền Nam

Khoá luận tốt nghiệp

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Phát triển công trình viễn thông Hội đồng quản trị Ban Giám Đốc Phòng Phòng Tài Hành Chính-Kế Chính toán Phòng Kế Hoạch-Thi Công Bộ Phận Tổ chức XN Xây lắp số 1 XN Xây lắp số 2 Thiết KếXN XN Hàn Nối-

Đo Kiểm XN chi nhánhMiền Nam

(Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển công trình viễn thông)

* Nhiệm vụ các phòng ban:

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của

công ty

- Ban Giám đốc:

+ Tổng giám đốc là người đứng đầu đại diện theo pháp luật của công ty, là người quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao

Khoá luận tốt nghiệp

+ Phó tổng giám đốc là người quản lý các công việc tại công ty thay thế tổng giám đốc điêu hành mọi công việc khi tổng giám đốc đi vắng. Tuy nhiên chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được giao.

Như vậy người trực tiếp lãnh đạo điều hành doanh nghiệp là Tổng giám đốc, bên dưới là Phó tổng giám đốc, dưới nữa là các phòng ban và xí nghiệp trực thuộc.

2.1.4 Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty

Chức năng: Bộ máy kế toán có chức năng thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu, thông tin về sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính sau đó cung cấp các thông tin về tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh phục vụ công tác quản lý.

Nhiệm vụ: Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các tài liệu, số liệu về tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng các loại tài sản (Tài sản lưu động, tài sản cố định...), giám sát tình hình tập hợp chi phí của các xí nghiệp trực thuộc, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả cấp phát vốn. trên cơ sở pháp luật và chế độ hiện hành.

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung và được thể hiện qua sơ đồ sau:

Khoá luận tốt nghiệp

Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Phát triển công trình viễn thông

Ke toán trưởng

Kế toán Ke toán Ke toán Ke toán Ke toán Thủ

tiên thanh toán TSCĐ, TGNH giá thành công nợ quỹ

Ke toán tổng hợp kiêm ke toán vật tư

Báo cáo tài chính

(Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển công trình viễn thông)

Trong đó:

- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác tài chính kế toán trong Công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và cơ quan

cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, chỉ đạo chuyên

môn giúp

Tổng giám đốc nghiên cứu cải tiến quản lý hoạt động tổ chức kinh doanh.

- Phó phòng TCKT: là người giúp Kế toán trưởng trong công tác quản lý và điều hành Phòng Tài chính kế toán hoàn thành nhiệm vụ Giám đốc công ty giao.

Kiểm tra

Khoá luận tốt nghiệp

giải trình các số liệu trên các chứng từ cũng như báo cáo tài chính khi có yêu cầu của các cơ quan thuế, kiểm toán, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan pháp luật khác.

- Kế toán lương và BHXH (01 người): có nhiệm vụ tổng hợp bảng lương và bảng thanh toán tiền lương cho khối văn phòng công ty. Tiến hành trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định.

- Kế toán thanh toán (02 người): Trên cơ sở các lệnh thu, chi tiền và các hoá đơn mua, bán hàng kế toán thanh toán lập phiếu thu, chi tiền và có nhiệm vụ lưu giữ

các chứng từ đó sau quá trình luân chuyển.

- Kế toán TSCĐ kiêm kế toán ngân hàng (01 người): theo dõi, đánh giá biến động về tài sản cố định. Căn cứ tỉ lệ trích khấu hao đã đăng ký với từng loại

TSCĐ để

tiến hành trích khấu hao, ngoài ra còn theo dõi các khoản vay nợ với ngân hàng, các

khoản thu chi TGNH.

- Kế toán công nợ (02 người): theo dõi các khoản tạm ứng, cho vay, thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu 676 kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phát triển công trình viễn thông,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w