Ưu, nhược điểm của phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động

Một phần của tài liệu 675 kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dựa trên hoạt động tại công ty cổ phần NTQ solution,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 30)

1.3.2.1. Ưu điểm

Phương pháp ABC được đưa vào sử dụng rộng rãi nhờ việc khắc phục được những bất cập mà phương pháp tính giá truyền thống gặp phải. Ưu điểm đầu tiên và có thể dễ dàng nhìn thấy là việc tính toán CP bằng phương pháp ABC có độ chính xác cao hơn, giúp các nhà đứng đầu đưa ra được quyết định đúng đắn trong việc định giá sản phẩm. Doanh nghiệp có khả năng ước tính được lợi nhuận tương đối khi hiểu rõ được các tác nhân gây ra CP (cost driver).

Việc tập hợp CP theo hoạt động hoặc lĩnh vực hoạt động cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà quản lý lên kế hoạch và kiểm soát CP tốt hơn. Khi đó, ngân sách trở

nên linh hoạt và đưa đến những số liệu chính xác hơn so với ngân sách thông thường, nhờ việc sử dụng triệt để các tác nhân phát sinh CP để giải thích cho CP SXC.

Lợi ích khác từ phương pháp ABC là một sản phẩm chỉ chịu CP tương ứng với công suất sử dụng. Công suất nhàn rỗi sẽ không được tính vào sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo quan điểm truyền thống, CP liên quan đến công suất nhàn rỗi vẫn được tính vào giá thành sản phẩm, dẫn đến sự sai lệch thông tin liên quan đến tổng CP tạo ra sản phẩm.

Điều này sẽ hạn chế khả năng của nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định chính xác và tốt nhất cho việc định giá sản phẩm, cũng như đưa ra mức sản xuất đạt được mục tiêu

mong muốn.

Ngoài ra, phương pháp tính giá ABC còn đưa đến cái nhìn sâu sắc khi phân tích lợi nhuận của khách hàng, kênh phân phối, thương hiệu, khu vực và các lĩnh vực khác ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của một công ty. Bởi vì ABC liên kết hiệu suất của các hoạt động cụ thể trên các nguồn tài nguyên đã được đưa vào sử dụng. Hơn nữa, hệ thống CP dựa trên hoạt động tạo cơ hội cho các nhà sản xuất có thể tối thiểu hóa CP sử dụng nhưng vẫn đảm bảo hợp lý.

Giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cũng là một yếu tố quan trọng trong việc

hạn ước tính của một sản phẩm sẽ cho phép một công ty tham gia hoặc duy trì vị trí trên

thị trường và việc cạnh tranh lợi nhuận với các đối thủ được gọi là CP mục tiêu (Target costing). Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Nhật Bản thường sử dụng CP mục tiêu trong chiến lược giá của họ. Hệ thống tính phí dựa trên hoạt động trở nên đặc biệt hữu ích trong việc cung cấp thông tin khi các nhà phát triển sản phẩm cố gắng đạt được CP mục tiêu đề ra.

1.3.2.2. Nhược điểm

Một hạn chế của phương pháp ABC là việc thu thập và xử lý thông tin tiêu tốn khá nhiều thời gian, do ABC chỉ ra rất nhiều tập hợp CP và tác nhân gây ra CP. Theo phương pháp ABC, mỗi nhóm trong số đó thường được chia thành các hoạt động và có thể phải mất hàng trăm câu hỏi để xác định và thu thập thông tin về chúng. Tương tự, một hệ thống ABC sử dụng nhiều biện pháp thống kê hơn, dẫn đến sự phức tạp và tốn kém hơn nhiều so với việc tính CP kiểu truyền thống.

Hơn nữa, tính kịp thời là một vấn đề mà phương pháp ABC gặp phải. Nhu cầu thông tin của những nhà quản lý có thể là hàng ngày, hàng giờ. Tuy nhiên, hệ thống tính

CP ở một vài công ty lại cung cấp thông tin theo tháng. Vì vậy, luôn có một khoảng cách

tồn tại giữa thông tin thời gian được báo cáo và khoảng thời gian được hiển thị trong báo cáo.

Một hạn chế nữa của phương pháp ABC là các báo cáo cung cấp thông tin ra bên

ngoài phải dựa trên việc nhận diện CP theo phương pháp truyền thống. Xác định giá phí

theo phương pháp truyền thống phải phân chia CP thành CP thời kỳ và CP sản phẩm, CP tồn kho bao gồm tất cả CP sản xuất chứ không có CP thời kỳ. Kết quả là, phương pháp ABC có thể tạo ra kết quả khác với những yêu cầu thường được chấp nhận theo các nguyên tắc kế toán (GAAP). Do đó, ABC phương pháp thường được xem như phương pháp bổ sung. Nó được sử dụng để quản lý và ra quyết định nội bộ, nhưng nó không phù hợp với báo cáo công khai. Bởi lẽ đó, một doanh nghiệp muốn áp dụng ABC

thì phải sử dụng 2 hệ thống tính toán CP: một cho báo cáo bên ngoài, một phục vụ cho quản lý nội bộ.

Cuối cùng, ABC là một kỹ thuật chuyên sâu hơn, vì thế khi triển khai đòi hỏi ở người quản lý phải có tư duy chặt chẽ để chọn ra được tác nhân gây ra CP, phân bổ CP

SXC, tỉ lệ của từng tác nhân phát sinh... Để nhân viên ở các cấp có đủ năng lực và kiến thức áp dụng ABC thực sự là một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp phải quan tâm.

Một phần của tài liệu 675 kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dựa trên hoạt động tại công ty cổ phần NTQ solution,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 30)