4.1. Khái quát tình hình thực tế và tiềm năng phát triển của các DNKNST tạiViệt Nam Việt Nam
4.1. Khái quát tình hình thực tế và tiềm năng phát triển của các DNKNST tạiViệt Nam Việt Nam gặt hái được sự thành công nhất định và còn quá mới mẻ nên lúc này DNKNST chưa nhận được sự quan tâm từ các tập thể hay cá nhân trong nước. Mãi tới năm 2016, khi các DNKNST dần có nhiều thành công hơn, số lượng các doanh nghiệp cũng đông đảo hơn, thu hút và khởi xướng tinh thần tự doanh của các cá nhân. Lúc bấy giờ, DNKNST mới được Nhà nước chú ý và nhận ra tiềm năng phát triển. Chính vì thế, năm 2016 được chọn là năm “Quốc gia khởi nghiệp” và từ đó những sự hỗ trợ đã liên tục được đưa ra. Số lượng DNKNST từ đó tăng trưởng đều đặn, tinh thần khởi nghiệp cũng được nâng cao và những lợi ích mà DNKNST mang lại cũng ngày một nhiều và rõ rệt hơn.
Việt Nam là một đất nước với năng lực tiềm tàng lớn trong lĩnh vực khởi nghiệp với
một thế hệ người trẻ có tư duy năng động, sáng tạo và có quyết tâm cao nhất là trong thời đại hiện nay khi việc chấp nhận được thất bại khi kinh doanh và sẵn sàng làm lại từ đầu đang là một tư duy cởi mở và có trong suy nghĩ của nhiều người trẻ tuổi hiện nay. Ngoài ra, Việt Nam đang có một lợi thế lớn về cơ sở hạ tầng viễn thông và phát triển về công nghệ thông tin giúp cho người trẻ dễ dàng có thể nắm bắt và phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với lợi thế là những bài toán về nhân lực, kỹ năng cần phải giải quyết để có thể phát triển một môi trường khởi nghiệp sáng tạo đồng đều. Mỗi người cũng cần tự trang bị những kiến
thức nhất định về thị trường và nâng cao ý thức làm việc, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước để cùng chung tay xây dựng một hệ sinh thái ổn định, mang về sự phát triển của kinh