Các tiêu chí đánh giá hiệu quả các chính sách hỗ trợDNKNST

Một phần của tài liệu 769 nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27)

Để đánh giá hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ta phải có các tiêu chí đánh giá một cách đầy đủ và sát thực nhất với tình hình xã hội. Tùy theo từng lĩnh vực mà các tiêu chí có thể sẽ khác nhau. Trong trường hợp này, các chính sách hướng tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, các tiêu chí đánh giá sẽ tập trung chủ yếu vào các phương diện:

- Tính thích hợp của chính sách đó trên thực tế:

Chính sách đó sẽ làm biến đổi hoặc duy trì thực tế theo mong muốn của Nhà nước như thế nào. Việc đánh giá tính thích hợp của chính sách sẽ trả lời cho câu hỏi liệu mục tiêu của chính sách có phù hợp với giá trị của cộng đồng hay không và có nên theo đuổi các mục tiêu đã đề ra không. Đây là tiêu chí đầu tiên được đưa ra để phân tích, cân nhắc.

- Tính khả thi của chính sách:

Đánh giá xem liệu những mục tiêu đặt ra có thể và có dễ thực hiện không. Liệu các chính sách hỗ trợ có đạt mục tiêu đầu ra không, người chỉ đạo thực hiện các chính sách đạt

đủ các yêu cầu về năng lực và có trách nhiệm pháp lý gì khi tham gia vào việc thực hiện những chính sách này. So sánh giữa chi phí và lợi nhuận sau khi thực hiện các chính sách hỗ trợ đem lại nhằm đánh giá tính hiệu quả và cân nhắc có nên tiếp tục thực hiện những chính sách hỗ trợ này hay không.

- Tính hiệu lực của chính sách:

Hiệu lực của chính sách công là khái niệm phản ánh tác dụng đích thực của một chính

sách. Tính hiệu lực của chính sách được đo lường bằng mức độ mà hiệu quả của hoạt động

đạt được mức mục tiêu. Các yếu tố phản ánh tiêu chí hiệu lực của chính sách là mức độ đáp ứng các nguồn lực, kỹ thuật, phương tiện để triển khai được chính sách và nhận được sự đồng thuận, chấp hành của đối tượng thực hiện chính sách. Trong tiêu chí này, cần chú ý các chỉ tiêu như lợi ích của các bên liên quan, sự tương thích của nội dung chính sách, đảm bảo tính răn đe, buộc đối tượng tuân thủ, chấp hành và mức độ đạt được mục tiêu của chính sách. Kết quả đánh giá tính hiệu lực của chính sách cho biết chính sách có thể được thực hiện trên thực tế hay không.

- Tác động của chính sách đến các đối tượng hưởng lợi trực tiếp:

Tác động của chính sách đến các DNKNST chính là kết quả cuối cùng của chính sách

hướng tới. Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá xem những chính sách đã thực hiện có thực sự đem lại lợi ích. Việc đánh giá này không thể chỉ phụ thuộc chủ quan vào những ý kiến của các cấp chính quyền mà phải được đo lường bằng mức độ hài lòng của người dân, đối tượng hưởng lợi từ chính sách.

- Mức độ giải quyết vấn đề kinh tế-chính trị-xã hội:

Thông thường các chính sách công đều khởi nguồn từ những vấn đề của xã hội, củ thể ở đây là nhu cầu hoặc mâu thuẫn trong xã hội đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng quyền lực công để giải quyết nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả, ổn định và công bằng xã hội. Các

nhu cầu giải quyết vấn đề của chính sách thường được thể hiện qua chính mục tiêu của nó. Tuy nhiên các vấn đề chính sách thường là có ảnh hưởng tới khía cạnh kinh tế, xã hội khác

nhau. Do đó, mức độ giải quyết vấn đề sẽ có thể được đo lường bởi các tiêu chí liên qua tới kinh tế- xã hội. Ví dụ, việc đưa ra chính sách hỗ trợ các DNKNST sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển, từ đó gián tiếp giải quyết được phần nào vấn đề đói nghèo, tạo điều

kiện cho người dân tiếp cận được với nhiều dịch vụ công thiết yếu hơn, hoặc giúp các dịch

vụ đó tăng cao chất lượng hơn.

Trong một xã hội đang phát triển theo hướng dân chủ hóa, việc đánh giá các chính sách công ngày càng trở nên cấp thiết. Việc đánh giá chính xác các chính sách này giúp Nhà nước xác định được các bất cập trong đời sống người dân và tìm cách khắc phục những

hạn chế đó và tạo cơ sở vững chắc để hướng tới Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.

2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả chính sách công đối với DNKNST

2.2.5.1. Môi trường thực hiện chính sách

Khi thực hiện các chính sách công để hỗ trợ các DNKNST thì Nhà nước cần chú ý tới sự ảnh hưởng của các môi trường lên việc thi hành các chính sách đó. Cụ thể, những môi trường sẽ ảnh hưởng tới chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ là môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường chính trị-xã hội.

Với môi trường kinh tế, trong bối cảnh hộ nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng thì những thay đổi của thế giới có thể tạo ra những ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực tới quá trình thực thi các chính sách, đặc biệt là sự thay đổi chính sách công của nước nhận tài

trợ. Tuy nhiên, tùy vào lĩnh vực và mức độ phù hợp của từng quốc gia mà mức độ ảnh hưởng của quốc tế sẽ khác nhau.

Về công nghệ, những công nghệ có sẵn quy định cách thức thiết kế chương trình thực

thi chính sách, đồng thời, sự ra đời những công nghệ mới có thể gây ra thay dổi trong các chương trình thực thi chính sách. Ví dụ: các chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường thay đổi khi có một công nghệ rẻ hơn hoặc hữu ích hơn được phát minh ra.

Đối với chính trị-xã hội, những biến đổi trong hoàn cảnh chính trị có thể dẫn đến những thay đổi trong cách thực thi chính sách và có thể thay đổi bản thân của chính sách. Chính vì thế, bối cảnh thực thi chính sách hỗ trợ DNKNST cũng sẽ có sự khác nhau giữa các nước và giữa các hệ thống chính trị tuy nhiên vẫn nên tham khảo các nước có sự tiến bộ và đã thành công trong phát triển các DNKNST. Tuy nhiên, việc thiết kế các chính sách

hỗ trợ cũng phải phù hợp với nền văn hóa của dân tộc, của địa phương và phù hợp với văn hóa của đối tượng thủ hưởng nếu không sẽ khó được chấp nhận bởi người dân.

2.2.5.2. Chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính sách hỗ trợ

Thực thi các chính sách công như thế này thường được thực hiện bởi nhiều tổ chức, đòi hỏi sự hợp tác và sự phối hợp quản lý của nhiều tổ chức hoặc bộ phận của các tổ chức này. Càng nhiều người tham gia thì sự phức tạp càng gia tăng. Chính vì thế ta cần đảm bảo

sự đồng nhất và hợp tác ăn ý, vì nếu trong nội bộ cơ quan hành chính và giữa cơ quan hành

chính các cấp có mâu thuẫn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực thi các chính sách công này.

2.2.5.3. Các bên liên quan trong chính sách

Lợi ích, động cơ của các bên liên quan như: những người thụ hưởng chính sách, các đối tác, những người liên quan khác có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực thi chính sách công. Ảnh hưởng của họ đến chính sách được phản ánh qua các phương diện tiềm năng kinh tế chính trị, lợi ích thu được, sự ủng hộ của người dân.

Các nhóm bị ảnh hưởng bởi chính sách sẽ có thể ủng hộ hoặc chống đối thế nên việc tranh thủ được sự ủng hộ của các nhóm này là yếu tố quan trọng. Hơn nữa, tiềm năng kinh tế của đối tượng thụ hưởng sẽ quyết định mức độ tham gia của họ vào quá trình thực hiện chính sách. Trong trường hợp đối tượng thụ hưởng không thể tiếp cận được chính sách vì lý do kinh tế hoặc các bên liên quan không nhiệt tình tham gia thì coi như chính sách đó đã thất bại.

Ngoài những bên thụ hưởng và thực thi thì sự ủng hộ của nhân dân cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Trong xã hội đang ngày càng trở nên dân chủ thì tiếng nói của người dân rất cần được coi trọng. Khi đưa ra một chính sách hộ trợ, để đảm bảo được tính hiệu quả toàn diện thì cũng cần chú ý tới ý kiến người dân và xem xét các khía cạnh lợi ích lẫn thiệt hại chính sách mang lại cho người dân, đảm bảo quyền và lợi ích lâu dài của nhân dân. Thực tiễn cũng đã chứng minh, nhiều chính sách Nhà nước đưa ra đã không nhận được

sự ủng hộ của người dân và đã không thể đi vào đời sống sau nhiều năm triển khai thực hiện.

Phần III. Số liệu và phương pháp nghiên cứu

3.1. Số liệu sử dụng

Số liệu được dùng để phân tích, đánh giá trong khóa luận được tổng hợp trong giai đoạn

từ năm 2016 cho tới hết năm 2019. Toàn bộ số liệu cũng như các dữ liệu trong khóa luận đều là dữ liệu thứ cấp được cá nhân em tự tìm kiếm, tổng hợp từ nhiều nguồn cấp chính quy và có uy tín trên nền tạng mạng internet. Cụ thể, các số liệu được tổng hợp từ:

- Các nguồn tài liệu của các tổ chức trong nước bao gồm Tổng cục Thống kê, Cổng thông tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, Topica Founder Institute

- Qua các bài báo, tạp chí, tài liệu tham khảo trên các trang thông tin (tapchicongthuong.vn, tapchitaichinh.vn, Google Scholar, cafef.vn,...)

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp định tính: tiếp cận và giải quyết vấn đề nghiên cứu

trong khóa luận bằng các dữ liệu mang tính chất giải thích, minh chứng cho kết quả nghiên

Phần IV. Hiệu quả chính sách hỗ trợ DNKNST tại Việt Nam

4.1. Khái quát tình hình thực tế và tiềm năng phát triển của các DNKNST tạiViệt Nam Việt Nam

4.1.1. Sự hình thành và phát triển của DNKNST tại Việt Nam

Các DNKNST đã nhen nhóm tại Việt Nam từ những năm 2010. Tuy nhiên do chưa gặt hái được sự thành công nhất định và còn quá mới mẻ nên lúc này DNKNST chưa nhận được sự quan tâm từ các tập thể hay cá nhân trong nước. Mãi tới năm 2016, khi các DNKNST dần có nhiều thành công hơn, số lượng các doanh nghiệp cũng đông đảo hơn, thu hút và khởi xướng tinh thần tự doanh của các cá nhân. Lúc bấy giờ, DNKNST mới được Nhà nước chú ý và nhận ra tiềm năng phát triển. Chính vì thế, năm 2016 được chọn là năm “Quốc gia khởi nghiệp” và từ đó những sự hỗ trợ đã liên tục được đưa ra. Số lượng DNKNST từ đó tăng trưởng đều đặn, tinh thần khởi nghiệp cũng được nâng cao và những lợi ích mà DNKNST mang lại cũng ngày một nhiều và rõ rệt hơn.

Việt Nam là một đất nước với năng lực tiềm tàng lớn trong lĩnh vực khởi nghiệp với

một thế hệ người trẻ có tư duy năng động, sáng tạo và có quyết tâm cao nhất là trong thời đại hiện nay khi việc chấp nhận được thất bại khi kinh doanh và sẵn sàng làm lại từ đầu đang là một tư duy cởi mở và có trong suy nghĩ của nhiều người trẻ tuổi hiện nay. Ngoài ra, Việt Nam đang có một lợi thế lớn về cơ sở hạ tầng viễn thông và phát triển về công nghệ thông tin giúp cho người trẻ dễ dàng có thể nắm bắt và phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với lợi thế là những bài toán về nhân lực, kỹ năng cần phải giải quyết để có thể phát triển một môi trường khởi nghiệp sáng tạo đồng đều. Mỗi người cũng cần tự trang bị những kiến

thức nhất định về thị trường và nâng cao ý thức làm việc, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước để cùng chung tay xây dựng một hệ sinh thái ổn định, mang về sự phát triển của kinh

4.1.2. Khái quát tình hình thực tế và tiềm năng phát triển của các doanh nghiệpkhởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

4.1.2.1. Số lượng DNKNST tăng nhanh

Định nghĩa về loại hình DNKNST vì chỉ mới xuất hiện trong Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ được thông qua vào năm 2017 nên việc phân loại thống kê các DNKNST trong hệ thống thống kê và quản lý của các cơ quan đăng ký kinh doanh cũng không thực sự có một thông tin cụ thể chính thức nào của các DNKNST này ở nước ta về mặt số lượng, quy mô cũng như lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Theo thống kê của Singapore, Việt Nam đang có số lượng DNKNST rơi vào con số xấp xỉ 3000 doanh nghiệp. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã thực hiện thống kê và chỉ ra rằng hiện cả nước có 3000 DNKNST trong tổng số 600.000 doanh nghiệp tổng hợp. Tuy không chiếm một tỉ trọng quá lớn nhưng đây là một con số đáng mừng cho nền doanh nghiệp Việt khi nó đã tăng gần như gấp hai lần so với con số thống kê được ở thời điểm năm 2017. Để có được con số phát triển doanh nghiệp ấn tượng, các cơ sở hỗ trợ như các vườn ươm khởi nghiệp hay các tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh hoạt động kinh doanh khởi nghiệp cũng đóng vai trò cốt lõi với số lượng khoảng 40 cơ sở đang duy trì hoạt động trên mọi miền tổ quốc. Ngoài những hoạt động hỗ trợ về chuyên môn và kỹ năng, hoạt động hỗ trợ tài chính từ các quỹ cũng đã được chú trọng hơn với khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đã được lập ra và sẵn sàng dốc sức cho các DNKNST hiện nay. Với xu hướng phát triển khởi nghiệp trên thế giới nói chung, số lượng DNKNST chắc chắn sẽ còn phát triển nhiều và mạnh hơn trong tương lai. Thật vậy, chỉ tính trong năm 2018 và 2019, số DNKNST đăng ký mới chiếm chủ yếu với tỉ trọng 90% số lượng doanh nghiệp xin đăng ký. Tuy số lượng DNKNST thành công không thể chiếm toàn bộ hay không thể chiếm một số lượng lớn nhưng với các DNKNST đã phát triển thành công và có hoạt động ổn định thì tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp vượt trội hơn rất nhiều so với một doanh nghiệp truyền thống lớn. Số DNKNST này sẽ dần dần trở thành nguồn lực dẫn đầu với tăng trưởng mạnh để tăng thêm hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế nói riêng và xã hội nói chung của quốc gia. So với thế giới, số lượng DNKNST của nước ta hiện cũng đang đứng trên một số các quốc gia lớn mạnh khác trong khu vực như

Trung Quốc hay Indonesia. Vì DNKNST phát triển nhanh mạnh dựa vào tính mới và công nghệ nên doanh nghiệp công nghệ có số lượng ấn tượng hơn so với các doanh nghiệp thuộc ngành nghề hay lĩnh vực khác. Doanh nghiệp trong lĩnh vực này phát triển mạnh dựa trên sự sáng tạo độc đáo mang tính cách mạng, có khả năng kết nối toàn cầu qua công nghệ hiện đại và cũng có thể học hỏi được nhiều hơn. Chưa kể nguồn lực để đầu tư cho các công ty trong ngành này ban đầu cũng không quá tốn kém. Các DNKNST đang có sự tập trung cao vào công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục và thương mại điện tử, chủ yếu để phục vụ người tiêu dùng. Đây hiện đang là hướng phát triển khả quan nhất vì nhu cầu sử dụng những dịch vụ và sản phẩm liên quan tới tài chính điện tử đang ngày được quan tâm hơn nhờ sự tiện lợi mà nó đem lại cho người dùng. Đây cũng là lĩnh vực chưa thực sự được khai thác triệt để và có rất nhiều cơ hội mở ra để phát triển mà không bị các ông lớn vốn đang chiếm vị thế độc tôn cản trở gây khó khăn.

Ngoài số lượng doanh nghiệp, số lượng nhà đầu tư hiện cũng đã chứng kiến xu hướng tăng và đây chủ yếu là những nhà sáng lập đã gặt hái được thành công và muốn quay ra đầu tư ngược lại và tạo cơ hội cho thế hệ đàn em đi sau, ngoài ra còn có thêm Việt

Một phần của tài liệu 769 nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w