Hợp đồng tín dụng bằng Tòa án.
Hiện nay, số lượng các vụ tranh chấp HĐTD xảy ra ngày càng nhiều với tính chất phức tạp, các bên không thể đàm phán, thương lượng và tự giải quyết vì vậy cần thiết có sự can thiệp của cơ quan Nhà nước mà phổ biến nhất là Tòa án.
- Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng thông qua cơ quan Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan Nhà nước thực hiện. Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết theo trình tự thủ tục chặt chẽ buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành.
+ Bản án của Tòa án được thi hành bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Đó cũng là một ưu điểm của phương thức giải quyết này, với quyết định có tính cưỡng chế cao như của Tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được bảo đảm và thực thi, ít bị phụ thuộc vào ý chí của các bên. Trong các vụ tranh chấp HĐTD, đối với loại vụ việc do bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì nếu sau bản án của Tòa được tuyên nếu bên vay vẫn không hoàn trả gốc lãi cho bên cho vay (ngân hàng) thì phía ngân hàng có quyền yêu cầu thi hành án bằng biện pháp kê biên, xử lý tài sản bảo đảm để hoàn trả cho khoản vay đã ký kết. Việc giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tòa án còn trực tiếp góp phần nâng cao tinh thần tôn trọng pháp luật trong nhân dân.
+ Thứ hai là hệ thống xét xử cấp Tòa án được phân chia thành 2 cấp là sơ thẩm và phúc thẩm điều đó hạn chế những sai sót trong quá trình giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia tố tụng. Đây là điểm khác biệt so với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.
+ Thứ ba là chi phí giải quyết tranh chấp qua cơ quan Tòa án sẽ thấp hơn so với chi phí giải quyết bằng Trọng tài thương mại. Trong các vụ việc tranh chấp HĐTD thì chi phí này không tỷ lệ thuận với thời gian giải quyết tranh chấp như Trọng tài mà nó tỷ lệ với số tiền khởi kiện của bên cho vay.
- Bên cạnh đó, phương thức giải quyết tranh chấp HĐTD bằng Tòa án cũng có những hạn chế nhất định đó là:
+ Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thường khá phức tạp, quá trình giải quyết còn chậm hơn so với các phương thức khác. Nguyên tắc xét xử của tòa án là xét xử công khai và hiện nay theo Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP về việc công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án thì các bản án, quyết định sau khi có hiệu lực sẽ được công bố lên trang điện tử của Tòa án.
+ Việc công khai có thể làm giảm uy tín, danh tiếng của các bên với đối tác kinh doanh hoặc khách hàng của họ, điều này thường gây thiệt hại đối với bên vay là các doanh nghiệp.
+ Ngoài ra, bản án sau khi xét xử chưa có hiệu lực ngay mà các bên còn có quyền kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại điều 273, điều 280 BLDS, vì vậy sẽ kéo dài thời gian ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các bên tranh chấp.
Tóm tắt chương 1: Tác giả đã phân tích, nghiên cứu chi tiết các vấn đề cơ bản về
khái niệm HĐTD; Các dạng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chủ yếu tập trung các tranh chấp, đó là tranh chấp do việc vi phạm nghĩa vụ của các bên, tranh chấp về chủ thể xác lập hợp đồng đặc biệt là hợp đồng thế chấp- một hợp đồng đi kèm của HĐTD trong các món vay theo hộ gia đình, tranh chấp về lãi suất, tranh chấp về tài sản bảo đảm; Cuối cùng là chỉ ra những ưu, nhược điểm phương thức để giải quyết các vấn đề phát sinh từ HĐTD bằng Tòa án. Hiện nay vấn đề tranh chấp xảy ra từ quá trình giao kết HĐTD xảy ra khá nhiều, điều quan trọng là làm thế nào để các bên có thể lựa chọn ra phương thức giải quyết đúng đắn, nhanh nhất để hạn chế mức thấp nhất những vấn đề phát sinh từ tranh chấp trong HĐTD. Tiếp ở Chương 2, tác giả sẽ tập trung phân tích giải quyết tranh chấp HĐTD theo phương thức bằng Tòa án qua thực tiễn xét xử tại TAND quận Hai Bà Trưng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN
DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG