MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠ

Một phần của tài liệu 843 pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân quận hai bà trưng (Trang 73 - 90)

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG

Thứ nhất: Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành ngân hàng để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ Thẩm phán, Thư ký của Tòa án

Để giải quyết những vụ án tranh chấp HĐTD thì Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân là những người trực tiếp giải quyết phải có những hiểu biết từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực tài chính- ngân hàng.

Thẩm phán là người có vai trò quyết định trong việc đưa ra một bản án có giá trị pháp lý. Vì vậy, đội ngũ thẩm phán phải có năng lực chuyên môn, luôn cập nhật được những thay đổi và kiến thức mới của HĐTD. Hiện nay, do đội ngũ Thẩm phán ở Tòa án các cấp quận, huyện còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn dẫn đến đã có nhiều bản án tranh chấp HĐTD còn bị hủy, bị sửa, thời gian giải quyết tranh chấp còn kéo dài. Chính thực tiễn như vậy, Tòa án nên thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn về lĩnh vực tài chính-ngân hàng, tổ chức các buổi tọa đàm với các cán bộ, nhân viên ngân hàng của các phòng quan hệ khách hàng, trung tâm xử lý nợ hay đội ngữ pháp chế tuân thủ để giao lưu, chia sẻ. Điều này, ngoài bổ sung chuyên môn cho ngành Tòa án mà còn giúp cho ngành ngân hàng phát triển hơn, bởi lẽ qua quá trình tìm hiểu và được trau dồi thì các Thẩm phán có thể đưa ra những đề xuất cho những bất cập còn tổn đọng của ngân hàng, đưa ra những biện pháp để phòng tránh rủi ro cho ngành ngân hàng nói chung và những HĐTD nói riêng.

Thư ký Tòa án là những người giúp việc trực tiếp cho Thẩm phán, tham mưu và hoàn thiện hồ sơ cho Thẩm phản nên đội ngũ thư ký cũng cần được tập huấn, bồi dưỡng và được cập nhật những quy định mới thường xuyên để trau dồi kinh nghiệm trong quá trình giải quyết, xử lý vụ án.

Thứ hai: Phân chia và chọn lọc Thẩm phán giải quyết vụ án tranh chấp

Như đã nói trên, lĩnh vực tài chính-ngân hàng là chuyên ngành đặc biệt, ngoài những kiến thức chuyên môn về pháp luật thì người Thẩm phán còn phải có những kiến thức, hiểu biết về chuyên ngành tài chính-ngân hàng để có thể nắm rõ quy trình giao kết một HĐTD, về cách tính những loại lãi suất, về hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm,.. ..Như vậy, để đảm bảo cho quá trình giải quyết được chính xác, nhanh gọn thì đối với các Tòa án cấp cơ sở như quận, huyện nên phân chia ra những Thẩm phán chỉ xét xử những vụ án liên quan đến ngành ngân hàng bởi số lượng vụ án liên quan đến ngành ngân hàng hiện nay đang ngày một tăng cao, đó có thể là những vụ án tham ô, tham nhũng, lừa đảo của trong ngành ngân hàng, những vụ án về sai phạm trong quy trình ký kết gây thất thoát cho ngành ngân hàng và nhiều nhất là những vụ tranh chấp HĐTD của ngân hàng.

Hiện nay, các ngân hàng đang ngày càng tăng cường thay đổi để cạnh tranh với các ngân hàng khác, thu hút khách hàng nên việc thay đổi cơ chế, quy trình cũng được hoàn thiện và nâng cao từng ngày. Nên việc phân công Thẩm phán nghiên cứu, giải quyết đến những vụ án, vụ việc liên quan đến ngân hàng sẽ giúp cho Thẩm phán sẽ có nhiều thời gian nâng cao trình độ chuyên môn hơn và cập nhật kịp thời những quy định mới của ngân hàng.

Thứ ba: Mời hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa giải quyết tranh chấp HĐTD là những người có trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính- ngân hàng.

Cần bổ sung quy định về tiêu chuẩn phân công hội thẩm nhân dân tham gia trong từng vụ việc cụ thể. Hiện pháp luật Việt Nam mới chỉ có quy định bắt buộc trường hợp tố tụng đối với người chưa thành niên phải có thêm hội thẩm trong đó có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ngoài trường hợp này hội thẩm nhân dân trong một vụ án dù là Dân sự hay Hình sự có thể là bất cứ ai trong danh sách Hội thẩm được Chánh án Tòa án phân công. Theo cá nhân, điều này có thể gây khó khăn cho các Hội thẩm khi phải giải quyết những vụ án thuộc lĩnh vực chuyên môn mà họ không có kiến thức, ví dụ như một giáo viên dạy Văn được phân công Hội thẩm vụ án KDTM mà họ không hiểu biết. Do đó, cần bổ sung thêm quy định tiêu chuẩn phân công Hội thẩm trong từng vụ

việc cụ thể. Ví dụ như vụ án tranh chấp KDTM sẽ phân công Hội thẩm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kinh doanh, vụ án tranh chấp HĐTD thì sẽ phân công Hội thẩm đã hoặc từng làm việc tại Ngân hàng như bộ phận pháp chế, bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận xử lý nợ.... Vì vậy, việc Chánh án mời những hội thẩm nhân dân có hiểu biết pháp luật thì hiểu biết về chuyên môn tài chính-ngân hàng để giải quyết các vụ tranh chấp HĐTD cũng rất quan trọng, điều đó sẽ giúp hội thẩm nhân dân không lúng túng khi xem xét hồ sơ hay trong quá trình xét xử tại phiên tòa.

Đồng thời, nhà nước ta cần quan tâm hơn về chính sách, chế độ đãi ngộ đối với Hội thẩm nhân dân. Để đảm bảo công bằng và khuyến khích hội thẩm nhân dân tham gia công tác xét xử, cần áp dụng chế độ đãi ngộ tương xứng với công sức mà Hội thẩm đã bỏ ra và trách nhiệm mà họ sẽ phải gánh chịu. Theo đó, đề nghị nâng mức bồi dưỡng cho hội thẩm nhân dân từ 90.000 đồng/ngày lên 150.000 - 200.000 đồng/ngày nghiên cứu hồ sơ hoặc xét xử. Các địa phương cần cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ, tạo điều kiện thêm cho Hội thẩm nhằm động viên, khuyến khích Hội thẩm tích cực tham gia công tác xét xử.

Thứ tư: Tuyên truyền và phổ biến về ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhân

viên tín dụng của TCTD và nhân dân trong việc hạn chế tranh chấp HĐTD

Về phía người dân: Người dân cần nâng cao nhân thức, trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, cần hợp tác khi bản thân không có khả năng trả nợ để hạn chế những bất lợi cho bản thân. Đồng thời, theo thực tế khi giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTD, có rất nhiều người dân do sự thiếu hiểu biết, do sự tin tưởng nhận lãi cao mà đồng ý cho người khác mượn GCNQSDĐ để thế chấp nhà, hoặc là do ngại làm việc với ngân hàng mà vay tiền thông qua một bên thứ ba còn bản thân làm hợp đồng ủy quyền cho bên thứ ba về tài sản của mình, dẫn đến mất nhà, mất của.

Về phía ngân hàng: Cần nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm và sự minh bạch của cán bộ trong quá trình thẩm định, định giá tài sản và ký kết hợp đồng vay. Qua thực tế xét xử, có nhiều trường hợp cán bộ tiếp tay cho người khác để lừa người dân ký hợp đồng vay, hay cán bộ không đi thẩm định tài sản, định giá tài sản cao hơn giá trị thật để nâng khống khoản vay. Những điều này làm

ảnh hưởng, thất thoát và rủi ro rất lớn cho ngân hàng và làm gia tăng số lượng vụ án tranh chấp HĐTD tại Tòa án. Ban kiểm tra, kiểm soát cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, thẩm định tín dụng định kỳ để hạn chế những rủi ro của khoản vay. Và phải có cơ chế xử lý nghiêm khắc cho những cán bộ làm dối, làm sai quy trình.

Thứ năm: Cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án với các cơ quan liên quan để giải quyết công việc.

Để đảm bảo cho quá trình tố tụng của Tòa án được diễn ra nhanh chóng, đúng quy trình đảm bảo công bằng, minh bạch thì cần có sự tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án với các cơ quan như viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, công an địa phương, ủy ban nhân dân và những người liên quan như tổ trưởng tổ dân phố,.. ..Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần và giảm đáng kể số án xử oan sai, bảo đảm cho bản án, quyết định được thi hành trên thực tế.

Tóm tắt chương 3: Tác giả đã kiến nghị giải pháp những quy định pháp luật đang

còn chồng chéo và việc trau dổi, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngữ Thẩm phán, Thư ký, đồng thời việc lựa chọn HTND cũng cần có sự chọn lọc để phát huy được hết vai trò và chức trách của HTND tại Tòa án. Đồng thời, để hạn chế nợ xấu, giảm thiểu tình trạng gia tăng nợ xấu của các Ngân hàng thì từ phía các Ngân hàng nên có sự thắt chặt thanh tra, kiểm tra, giám sát hồ sơ vay vốn để tránh tình trạng cán bộ cho vay làm giả hồ sơ, làm khống hồ sơ gây thất thoát tài chính cho Ngân hàng và ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước. Còn về phía cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân, Công an khu vực nơi có tài sản đảm bảo cần hỗ trợ Tòa án, Ngân hàng để thực hiện những biên pháp thẩm tra hay xử lý tài sản theo quy định của pháp luật. Giữa các cơ quan cần có sự phối hợp chặt chẽ để vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các đương sự, vừa đảm bảo an ninh xã hội của đất nước.

Như thực tế tác giả đã nêu ở chương 2, hiện nay số lượng án tồn đọng còn nhiều xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân khách quan hầu hết do bị đơn bất hợp tác, vắng mặt, trì hoãn yêu cầu của Tòa án gây kéo dài việc xử lý hồ sơ. Đồng thời việc phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan ban ngành như Ủy ban nhân dân, công an khu vực chưa được phối hợp gắn kết dẫn đến việc xác minh, thu thập

chứng cứ kéo dài thời gian. Từ đó, các bộ ban ngành cần có sự quy định về việc phối hợp để giải quyết các vụ việc được nhanh chóng, giúp cho nhân dân sớm ổn định cuộc sống hơn.

KẾT LUẬN

Lý luận và thực tiễn đều thể hiện được vai trò và vị trí to lớn của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp HĐTD. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng vay của ngân hàng góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

Trong các hoạt động của TCTD thì hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng tuy nhiên nó cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro do sự mẫu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình vay. Hiện nay, các tranh chấp liên quan đến HĐTD diễn ra ngày càng nhiều và có tính chất phức tạp ngày càng cao dẫn đến việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án quá tải số lượng đơn cũng như hồ sơ thụ lý đang chờ giải quyết.

Do vậy, đòi hỏi việc hoàn thiện các quy định pháp luật trong việc điều chỉnh hợp đồng tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm cũng tranh những chồng chéo là điều hết sức quan trọng. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn của những người giải quyết vụ án để nắm bắt công việc nhanh chóng giải quyết kịp thời, không gây sự tồn đọng bức xúc do việc chờ đợi quá lâu cho các bên. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, do việc nghiên cứu tài liệu chưa được bao quát, việc xác minh còn lỏng lẻo, đánh giá chứng cứ chưa đúng với sự thật khách quan nên dẫn đến nhiều bản án đã tuyên bị hủy vì vi phạm quy tắc và thủ tục tố tụng, việc áp dụng công nghệ thông tin vào làm việc và quản lý của Tòa án còn nhiều hạn chế tồn đọng.

Những khuyết điểm trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó về nguyên nhân khách quan là so số lượng các vụ án ngày càng tăng, tính chất phức tạp đòi hỏi việc nghiên cứu tốn nhiều thời gian. Đồng thời do hầu hết các bị đơn trong các vụ tranh chấp HĐTD đều bỏ trốn, lẩn trốn hoặc không hợp tác làm việc nên việc xác minh, lấy chứng cứ bị gián đoạn gây kéo dài thời gian cho việc giải quyết vụ án. Hệ thống pháp luật hiện nay đang trong quá trình bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện để lý thuyết đi sát với tình hình thực tiễn nên không tránh khỏi việc các

quy định hiện nay còn có nhiều điều chồng chéo, không đúng với thực tiễn hay thiếu sự hợp lý, tạo kẽ hở cho những tiêu cực trong quá trình triển khai giải quyết tranh chấp. Mặc dù vậy nhìn chung vài năm trở lại đây, Đảng, Nhà nước và các bộ cơ quan ban ngành đặc biệt là ngành tư pháp đã có những chính sách điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật. Ngành Tòa án đã có những chỉ đạo, các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn cho đội ngũ Thẩm phán, Thư ký tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp HDTD được hợp nhất theo đúng với sự phát triển và những đổi mới của ngành Ngân hàng.

Do vốn kiến thức còn hạn hẹp và được giới hạn khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp nên những phân tích và những vấn đề nêu ra của tác giải còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phản biện của các thầy cô giáo để Khóa luận được hoàn thiện hơn.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

3. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. 4. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.

5. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

6. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 7. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

8. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 9. Quốc hội (2010), Luật trọng tài thương mại, Hà Nội. 10. Quốc hội (2005), Luật thương mại, Hà Nội

11. Quốc hội (2020), Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Hà Nội

12.Hội đồng thẩm phán (2016), Nghị quyết số 02/2016/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán về hướng dẫn thi hành một số quy đinhn của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Hà Nội.

13.Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NQ-CP của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều luật đất đai.

14.Ngân hàng nhà nước (2016), thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.

15.Hội đồng thẩm phán (2019), nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán về hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm, Hà Nội.

16.Hội đồng thẩm phán (2016), nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán về hướng dẫn thi hành một số quy định của bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử, Hà Nội.

của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

19. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

20. Quốc hội (2002), Pháp lệnh số 02/2002/PL-UBTVQH11 về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân, sửa đổi bổ sung năm 2011, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 843 pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân quận hai bà trưng (Trang 73 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w