Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng tại Tòa

Một phần của tài liệu 843 pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân quận hai bà trưng (Trang 30 - 73)

Hầu hết các hợp đồng tranh chấp liên quan đến HĐTD thường được giải quyết theo phương thức Tòa án. Bởi khi việc hòa giải, thương lượng lâu ngày không đạt được ý chí, nguyên vọng thì việc lựa chọn giải quyết tranh chấp ở tòa án với tính thi hành và tính cưỡng chế cao sẽ giúp cho việc giải quyết đạt được mục đích tối ưu nhất, đồng thời đều đảm bảo quyền và lợi ích của các bên được công bằng, minh bạch. Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng nói chung và tranh chấp HĐTD nói riêng đều trải qua những thủ tục cụ thể như sau:

* Giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án

- Đây là giai đoạn đầu tiên để bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp, tổ chức, cá nhân có lợi ích bị xâm phạm có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nơi bị đơn cư trú để bảo vệ quyền lợi của chính mình. “Cơ quan, tổ chức, cá nhân, có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình3”. Việc nộp đơn khởi kiện phải được chính chủ thể bị xâm phạm quyền lợi hoặc người đại diện hợp pháp đươc ủy quyền, đây là yêu cầu pháp luật có quy định bắt buộc về tư cách chủ thể tham gia để đảm bảo việc khởi kiện là chính xác, đúng người.

- Bộ hồ sơ khởi kiện các vụ tranh chấp liên quan đến HĐTD thông thường gồm những hồ sơ sau:

+ Đơn khởi kiện

+ Hồ sơ pháp lý ngân hàng: Giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ ngân hàng, quyết định ủy quyền của Người đại diện theo pháp luật cho Người được ủy quyền ký Đơn khởi kiện, giấy ủy quyền cho cán bộ trực tiếp tham gia tố tụng, chứng minh nhân dân của cán bộ được ủy quyền.

+ Hồ sơ nhân thân khách hàng: Chứng minh nhân dân của khách hàng, sổ hộ khẩu.

+ Hồ sơ tín dụng: HĐTD, phụ lục lịch trả nợ, khế ước nhận nợ và cam kết trả nợ.

+ Hồ sơ tài sản bảo đảm: Hợp đồng thế chấp, Biên bản kiểm tra định giá tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm, thỏa thuận về việc quản lý, xử lý tài sản bảo đảm, các biên bản nhắc nợ.

+ Các tài liệu khác trong các trường hợp cụ thể theo yêu cầu cung cấp bổ sung của tòa án như bảng tính lãi đến thời điểm khởi kiện, các công văn quy định về việc tính lãi, cách tính lãi...

- Nguyên đơn có thể gửi hồ sơ khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, tòa án phải xem xét và đưa ra một trong các quyết định sau:

+ Tiến hành thụ lý đơn khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đó.

+ Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình mà thuộc thẩm quyền tòa án khác thì chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền giải quyết và báo cho người khởi kiện biết.

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

* Giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử

Theo quy định hiện hành “thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại là 02 tháng, trường hợp vụ án có tính chấp phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử thêm

nhưng không quá 01 tháng4”. Nhưng trên thực tế tại TAND cấp huyện khi giải quyết các vụ án tranh chấp KDTM cụ thể là tranh chấp HĐTD thì thời gian giải quyết kéo dài hơn rất nhiều, có những vụ án kéo dài hàng năm do nhiều yếu tố về mặt chủ quan và khách quan tác động.

Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành những công việc sau: - Tòa án sẽ chuyển thông báo thụ lý vụ án đến các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp. Sau đó sẽ có yêu cầu bổ sung chứng cứ, hồ sơ còn thiếu hoặc tòa án sẽ tiến hành đi xác minh, thu thập chứng cứ làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án.

- Trước khi phiên tòa xét xử diễn ra thì việc tiến hành hòa giải giữa các đương sự để thỏa thuận giải quyết vụ án. Điều này nhằm mục đích giúp các bên có thể giải quyết tranh chấp một cách hài hòa, nhanh gọn nhất. Ngoài ra, có những trường hợp không thể hòa giải hoặc không tiến hành việc hòa giải được do bị đơn được tòa án triệu tập hai lần đều cố tình vắng mặt hoặc đương sự không thể tham gia được. Trên thực tế, trong các tranh chấp HĐTD việc hòa giải giữa các đương sự là rất khó bởi rất nhiều trường hợp bị đơn bỏ trốn khỏi nơi cư trú, mất tích hoặc bị bắt trong các vụ án khác. Điều này sẽ được tác giả nêu ra trong các ví dụ ở phần tiếp theo. Đồng thời việc hòa giải đang chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các Thẩm phán, xu hướng chung các thẩm phán đều muốn hướng tới việc phân định rõ đúng sai, chưa đi đến được những mong muốn lợi nhuận của các đương sự. Cụ thể, hiện nay việc tính lãi của ngân hàng theo hệ thống T24, nếu HĐTD chậm thanh toán thì tính từ thời điểm chậm thanh toán hệ thống sẽ tính mức lãi cuối cùng cho đến thời điểm hiện tại nhưng Tòa án lại không đồng ý với việc đó mà phải tính lãi thay đổi theo từng tháng hoặc từng quý theo thỏa thuận trong cam kết tại từng thời điểm khác nhau. Điều đó dẫn đến số tiền nợ tính theo hệ thống T24 của ngân hàng và số tiền nợ tính theo yêu cầu của Tòa án là khác nhau.

Sau khi quá trình hòa giải tại Tòa án kết thúc để chuẩn bị cho giai đoạn xét xử thì Tòa án phải ra một trong các quyết định:

“a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; d) Đưa vụ án ra xét xử5.”

Buổi hòa giải theo thỏa thuận các bên thành công thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. “Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các đương sự không thay đổi ý kiến gì thì thẩm phán chủ trì phiên hòa giải đó sẽ ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự6”.

- Việc hòa giải thành một vụ án KDTM giúp cho các bên tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và giảm sự căng thẳng giữa các bên, giữ mối quan hệ hợp tác sau này. Vì vậy, Tòa án luôn khuyến khích các bên có thể đàm phán, hòa giải để giải quyết bằng việc Tòa án sẽ tổ chức hai buổi hòa giải để các bên thương lượng, đàm phán, thậm chí nếu các bên có nhu cầu thì Tòa án có thể tổ chức hòa giải thêm đến khi việc đàm phán không giải quyết được vấn đề và mâu thuẫn các bên thì Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử công khai. Trong trường hợp nếu các bên không thể hòa giải, thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải không thành và có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

- Ngoài ra, nếu có những lý do khách quan được quy định tại Điều 214 BLTTDS thì Tòa án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Đây là khiếm khuyết của BLTTDS, ngay cả khi BLTTDS mới được sửa đổi, bổ sung vẫn không quy định cụ thể về thời hạn được phép tạm đình chỉ tạo khe hở cho tòa án mỗi khi muốn trì hoãn việc giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp KDTM nói riêng. Bởi lẽ, lý do tạm đình chỉ không còn là việc rất khó xác định trong quá trình giải quyết tại tòa án, vị thẩm phán thụ lý, giải quyết là người chủ động trong tình huống này. Đặc biệt, tố tụng tại tòa án có quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính bắt đầu lại kể từ khi tòa án có quyết định tiếp tục giải quyết vụ án bị tạm đình chỉ. Do đó, phía tòa án khi thụ lý, giải quyết vụ án thường lợi dụng nhược điểm này của Luật tố tụng để tác động, trì hoãn việc giải

5Khoản 3, Điều 203 BLTTDS 2015

quyết vụ án gây chậm trễ trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp KDTM nói chung, tranh chấp HĐTD nói riêng.

* Giai đoạn đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

- Nếu các đương sự không thể hòa giải hoặc việc hòa giải không đạt được mong muốn các bên thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử công khai tại Tòa án. “Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa xét xử công khai vụ án7 8”

- Tại phiên tòa sơ thẩm, căn cứ vào Điều 227 BLTTDS 2015 quy định “Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu vắng mặt lần thứ nhất thì hoãn phiên tòa trừ trường hợp có đơn xin xét xử vắng mặt, đối với lần thứ 2 nếu nguyên đơn vắng mặt thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án còn nếu bị đơn vắng mặt thì Tòa án vẫn xét xử vắng mặt”.

- Giai đoạn kháng cáo của đương sự, kháng nghị của VKS, chuyển hồ sơ đến tòa phúc thẩm

+ Về quyền kháng cáo “Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm” 8. Nếu các đương sự chưa hài lòng với bản án của Tòa án sơ thẩm đã tuyên thì có thể làm đơn kháng cáo thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án theo quy định tại Điều 273 BLTTDS.

+ Về quyền kháng nghị của VKS thì “Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm9”. Việc kháng nghị của VKS cũng tuân theo thời hạn 15 ngày đối với VKS cùng cấp

7Khoản 4, Điều 203, BLTTDS 2015 8Điều 271 BLTTDS 2015

và 01 tháng đối với VKS cấp trên trực tiếp kể từ ngày tuyên án theo quy định tại Điều 280 BLTTDS

* Giai đoạn xét xử phúc thẩm

- Về phạm vi xét xử phúc thẩm căn cứ tại điều 293 BLTTDS quy định “Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị” Vì vậy, hội đồng xét xử chỉ có phạm vi xét xử lại những phần có kháng cáo, kháng nghị. Nếu hội đồng xét xử vi phạm phạm vi xét xử tức là đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

- Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ tại điều 308 BLTTDS quy định:

+ Giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm; + Sửa bản án, quyết định sơ thẩm;

+ Hủy bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án hoặc tiếp tục giải quyết vụ án;

+ Đình chỉ giải quyết vụ án, đình chỉ xét xử phúc thẩm; + Tạm đình chỉ việc giải quyết khi có văn bản cấp trên.

Nhận xét: Hiện nay, các quy định về thủ tục giải quyết vụ án KDTM nói

chung và giải quyết tranh chấp HĐTD nói riêng được quy định trong BLTTDS khá chặt chẽ, nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trình tự giải quyết đang rập khuôn theo một quy trình chung từ việc khởi kiện, thụ lý, hòa giải, chuẩn bị xét xử đến đưa vụ án ra xét xử phải tuân theo thủ tục cứng nhắc, gây tốn nhiều thời gian, công sức của các đương sự. Để giải quyết vấn đề này, ngành Tòa án đã đưa ra thủ tục giải quyết rút gọn cùng những phương hướng sửa đổi để giải quyết vấn đề tối ưu và đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian tới.

2.2. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG

2.2.1. Những kết quả đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng

TAND quận Hai Bà Trưng là đơn vị xét xử độc lập trong hệ thống TAND thành phố Hà Nội nói riêng và hệ thống TAND nói chung. Tòa có có 19 Thẩm phán, 11 Thư ký Tòa án, 01 Thẩm tra viên, 01 Ke toán, 01 chuyên viên. Lãnh đạo đơn vị gồm 01 Chánh án và 02 Phó Chánh án. Đội ngũ cán bộ của TAND quận Hai Bà Trưng đều trẻ hóa về độ tuổi và trình độ, 100% các cán bộ, công chức trong đơn vị đều có trình độ đại học và cao học, độ tuổi các Thẩm Phán giao động từ 36 đến 45 tuổi do đó 100% các Thẩm phán đều có năng lực, nghiệp vụ tốt; trình độ chuyên môn cao, khả năng tiếp thu và phân tích thời cuộc được chú trọng. Song hành cùng đội ngũ Thẩm phán là đội ngũ HTND đa dạng về độ tuổi, giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, đạt hiệu quả cao trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án. Mỗi năm TAND quận Hai Bà trưng giải quyết hơn 2000 vụ các loại bao gồm Hình sự, dân sự, HNGĐ, KDTM, lao động và hành chính.

Hiện nay trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có 219 phòng giao dịch và chi nhánh của 35 ngân hàng đặt trên địa bàn. Nhằm thu hút khách hàng vay vốn, nhiều ngân hàng đã tung ra những mức lãi suất ưu đãi, các chương trình khuyến mãi tặng quà hấp dẫn để chào mời khách hàng bởi hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho ngành ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó các hợp đồng vay cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, để hạn chế rủi ro mức thấp nhất thì khi khách hàng có những dấu hiệu chây ỳ trả nợ, khách hàng bị chuyển nhóm nợ và không hợp tác thì phía ngân hàng thường chọn cách khởi kiện để tránh những rủi ro lớn cho ngân hàng.

* Trình tư thủ tục hòa giải tại Tòa án

Ngày 01/11/2018, Chánh án TAND thành phố Hà Nội có ban hành Quyết định thành lập 16 Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND Thành phố Hà Nội và TAND các quận, huyện. Các Hòa giải viên, đối thoại viên đều là những cán bộ có

Loại đơn

Nhận đơn Kết quả giải quyết

Tổng số đơn còn lại Tổng số Mới Tổng số giải quyết đơn Trả lại đơn Chuyển đơn Thụ lý giải quyết Dân sự 515 110 414 340 193 7 140 175 HNGĐ 1000 71 929 867 109 2 756 133 KDTM 137 44 93 91 29 1 61 46

phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp hòa giải, đối thoại tốt; tâm huyết, nhiệt tình với công tác hòa giải; đồng thời các đơn vị đã bố trí đầy đủ cơ sở vật chất cho các trung tâm hòa giải để thực hiện nhiệm vụ triển khai thí điểm ngay sau khi ra mắt vào ngày 01/11/2018.

Ngay sau khi đương sự nộp đơn đến Tòa án, đơn khởi kiện sẽ được Tòa án chuyển đến Trung tâm hòa giải, đối thoại để giải quyết. Khi chuyển đơn sang Trung tâm, Giám đốc Trung tâm phân công một hòa giải viên, đối thoại viên và đồng thời

Một phần của tài liệu 843 pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân quận hai bà trưng (Trang 30 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w