Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu 843 pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân quận hai bà trưng (Trang 28 - 30)

Đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án hiện nay phải tuân theo những nguyên tắc cụ thể theo quy định tại BLTTDS, cụ thể:

Thứ nhất, “Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự”: Nguyên tắc tự định đoạt thể hiện quyền được đảm bảo bởi Tòa án về việc tự lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Tòa án chỉ tham gia xem xét và giải quyết khi nhận được đơn yêu cầu của các bên và chấp nhận hồ sơ đối với những vụ việc trong phạm vi thẩm quyền được chấp nhận. Khi quyền lợi các bên bị xâm phạm và xảy ra tranh chấp thì các bên tranh chấp có quyền chủ động đề xuất và bày tỏ nguyện vọng, mong muốn để tòa án xem xét và giải quyết. Thậm chí, khi vụ án đã được thụ lý, nếu các bên có nguyện vọng, yêu cầu rút đơn khởi kiện không yêu cầu Tòa án giải quyết hay các bên có thể tự thỏa thuận và hòa giải thì Tòa án phải chấp nhận yêu cầu thỏa thuận của các bên.

Thứ hai, “Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của các đương sự”: Để phục vụ quá trình giải quyết được đảm bảo minh bạch, đúng người đúng tội thì việc giao nộp tài liệu, chứng cứ chứng minh là quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Các bên có quyền trình bày hoặc gửi đơn bày tỏ mong muốn hay những yêu cầu phản tố đối với bên kia trong quá trình giải quyết nếu có chứng cứ chứng minh luận điểm yêu cầu đi kèm để bảo vệ quan điểm đó. Trong quá trình giải quyết, Tòa án không có nghĩa vụ phải đi tìm kiếm chứng cứ mà chỉ có nghĩa vụ xác minh, thu thập chứng cứ với những trường hợp được quy định trong BLTTDS. Nguyên tắc này giúp cho việc giải quyết tranh chấp được diễn ra nhanh chóng hơn, nâng cao ý thức chứng minh

bảo vệ quan điểm của các đương sự, hạn chế tình trạng vu khống gây mất thời gian xem xét, nghiên cứu vụ án của Tòa án.

Thứ ba, “Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự”: Bên cạnh quyền tự bào chữa cho mình thì còn có quyền nhờ sự trợ giúp của luật sư hay những người được pháp luật cho phép để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án có trách nhiệm tạo mọi điều kiện và bảo đảm quyền tham gia giải quyết của những người trên khi có giấy ủy quyền của đương sự.

Thứ tư, “Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự”: Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của mỗi công dân, trong quá trình tham gia giải quyết vụ án tại Tòa án, các đương sự đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau, không có sự thiên vị hay phân biệt giữa các đương sự. Tòa án phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ để đưa ra những bằng chứng chính xác để bảo vệ lợi ích bản thân.

Thứ năm, “Nguyên tắc hòa giải”: Xuất phát từ sự giao kết thỏa thuận của các bên nên khi có tranh chấp xảy ra, đàm phán hòa giải luôn là biện pháp được các bên ưu tiên thực hiện. Khi các bên không thể tự hòa giải mà cần có sự can thiệp của Tòa án thì trước khi tiến hành xét xử, Tòa án cũng luôn tiến hành giải quyết bằng biện pháp hòa giải giữa các bên dưới sự phân tích, hướng dẫn và công nhận của Thẩm phán.

Thứ sáu, “Nguyên tắc xét xử vụ án dân sự phải có Hội thẩm nhân dân tham gia”: Hiện nay, nguyên tắc HTND tham gia xét xử vụ án dân sự được quy định tương đối cụ thể tại các văn bản pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp 2013: “Việc xét xử sơ thẩm của TAND có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Theo đó, Hiến pháp 2013 quy định việc xét xử sơ thẩm của TAND phải có Hội thẩm tham gia. Thứ hai, tại Điều 8 Luật TCTAND năm 2014 quy định: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia theo quy định của luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Thứ ba, Điều 11 BLTTDS 2015 2015 quy định: “Việc xét xử các vụ án dân sự có HTND

tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, HTND ngang quyền với Thẩm phán”. Thông thường, phiên xét xử có 1 Thẩm phán, 2 Hội thẩm nhân dân với quyền lực biểu quyết độc lập và ngang nhau. Hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật với vai trò đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân khi tham gia xét xử.

Một phần của tài liệu 843 pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân quận hai bà trưng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w