5. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, được lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Song, tựu chung lại có thể chia thành các nhóm nguyên nhân sau:
Một là, nguyên nhân từ cơ chế, chính sách.
- Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước, các hướng dẫn của trung ương còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định và nhất quán, đôi khi chậm thể chế hoá để thực hiện; một số chính sách qua thực hiện bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Một số cơ chế chính sách không còn phù hợp chậm được sửa đổi, bổ sung gây lên tâm lý chờ đợi mất thời gian, kéo dài. Quản lý vốn ĐTXD từ NSNN chưa theo yêu cầu, quy luật của cơ chế thị trường, như: quản lý chi phí và đơn giá xây dựng vẫn căn cứ vào định mức và đơn giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành chứ không theo giá thị trường; phân bổ kế hoạch vốn từ NSNN vẫn mang tính “xin - cho”.
- Cơ chế chính sách luôn được sửa đổi bổ sung Nghị định số 112/CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2006; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình thay thế Nghị định số 112/CP ngày 29/9/2006 và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2006; Nghị định số
83/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 12/CP. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thay thế Nghị định số 99 của Chính phủ; Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Tiền lương thay đổi, chi phí nhân công, máy thi công có sự điều chỉnh tăng, giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng đột biến... Việc hướng dẫn chế độ chính sách về quản lý đầu tư của các Bộ, Ngành trung ương trong việc thực hiện còn chậm, do đó quá trình thực hiện ở địa phương chưa kịp thời, nhiều chủ đầu tư còn lúng túng trong việc được giao thẩm định, phê duyệt dự toán, dẫn đến dự án triển khai chậm.
- Các sở, ban, ngành trong triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư từ NSNN còn chưa nghiêm túc, lỏng lẻo; thẩm định các dự án đầu tư XDCB còn mang tính hình thức, chất lượng thẩm định, phê duyệt dự án chưa cao dẫn đến lãng phí nguồn vốn vào nhiều công trình chưa thực sự cấp thiết.
- Khung khổ pháp luật, cơ chế, chính sách đối với XDCB từ NSNN chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thường xuyên thay đổi, chưa thực sự phù hợp với nền kinh tế thị trường dẫn tới sự lúng túng, bị động trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch các dự án đầu tư XDCB từ NSNN. Hai là, nguyên nhân từ năng lực bộ máy, cán bộ.
- Thực hiện giao vốn kế hoạch hàng năm còn dàn trải, thiếu tập trung, nhiều công trình kéo dài 3- 4 năm (dự án nhóm C) công trình chậm đưa vào khai thác sử dụng, do vậy phát huy hiệu chưa cao.
- Năng lực quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước còn bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu không đảm bảo dẫn đến những sai phạm, sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo chức năng.
- Trình độ quản lý của cán bộ còn yếu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Một số cơ quan được giao chủ đầu tư lại không có chuyên môn nghiệp vụ về quản lý ĐTXD. Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc các lĩnh vực vừa yếu về năng lực lại vừa thiếu về số lượng, cán bộ chưa ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ của khoa học và công nghệ.
- Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý còn yếu kém, lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách, lợi dụng vị trí công tác để tham nhũng, trục lợi bất chính, làm thất thoát, lãng phí vốn ĐTXD từ NSNN. Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở còn bất cập, nên chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Ba là, nguyên nhân trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn.
- Thiếu chế tài đủ mạnh đối với các hành vi phê duyệt quy hoạch sai, quyết định đầu tư thiếu căn cứ, phê duyệt dự toán không khoa học, thiếu chính xác, quyết định đầu tư dàn trải, để tình trạng nợ đọng tại các công trình, dự án.
- Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan thanh tra chưa thực sự đầy đủ dẫn đến tình trạng đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra tạo cơ hội cho việc thất thoát vốn NSNN tại các công trình ĐTXDCB. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư không thường xuyên liên tục và thực hiện chưa nghiêm. Việc xử lý các vi phạm về đầu tư và xây dựng chưa kiên quyết.
- Một số cơ quan nhà nước, một bộ phận cán bộ, công chức chưa có ý thức thực thi các kiến nghị xử lý sai phạm của các cơ quan nhà nước đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị này. Vẫn còn tồn tại tư tưởng nể nang, né tránh trong xử lý các sai phạm về quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH VĨNH PHÚC