Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 59)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Vĩnh Phúc có quy mô dân số tăng nhanh, năm 2014 là 1.029.400 người, đến năm 2016 dân số Vĩnh Phúc là 1.084.521 người trên diện tích 1.238,6 km2 . Mật độ dân số trung bình 875,60 người/ km2 , dân số phân bố không đều, có khoảng 34,23% sống ở thành thị và 65,77% số ở nông thôn. Tốc độ gia tăng dân số của Vĩnh Phúc cao do xu hướng đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Lực lượng lao động của tỉnh (lao động từ 15 tuổi trở lên) chiếm 63,16% tổng số dân của tỉnh, nguồn lao động chủ yếu là trẻ, khoẻ. Tuy nhiên, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng trung bình.

Bảng 3.1: Dân số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq Tổng dân số 1.029.400 1.054.621 1.084.521 102,45 102,84 102,64 Phân theo giới tính

+ Nam 541.261 558.325 564.324 103,15 101,07 102,11 + Nữ 488.139 496.296 520.197 101,67 104,82 103,24 Phân theo khu vực

Thành thị 356.241 362.369 371.258 101,72 102,45 102,09 Nông thôn 673.159 692.252 713.263 102,84 103,04 102,94

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016 3.1.2.2.Đặc điểm kinh tế xã hội

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVIII đã đề ra mục tiêu tổng quát là “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo

tiền đề vững chắc để Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo của cả nước".

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 11,01 12,82 12,28

Thu ngân sách Tỷ đồng 20.125 24.345 27.596

Chi ngân sách Tỷ đồng 18.269 22.842 24.215

Thu nhập bình quân đầu người Trđ/năm 65,7 68,9 72,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016

Tôc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc tăng từ 11,01% năm 2014 lên 12,28% năm 2016. Thu ngân sách năm 2016 là 27,596 tỷ đồng tăng 7.471 tỷ đồng so với năm 2014. Chi ngân sách năm 2014 là 18.269 tỷ đồng đến năm 2016 tổng số chi ngân sách tăng lên 24.215 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 65,7 triệu đồng năm 2014 lên 72,3 triệu đồng năm 2016.

Cơ cấu kinh tế ngành phát triển rõ nét, công nghiệp là chính (chiếm 60,39%), dịch vụ du lịch (chiếm 28,92%), nông nghiệp chiếm 10,69%), trong ngành công nghiệp định hình rõ phát triển cơ khí, ô tô, xe máy, công nghệ thông tin điện tử. Trong dịch vụ du lịch, phát triển dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí là chủ lực. Cơ cấu theo thành phần kinh tế: Tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng nhanh từ 8,6% năm 1997 lên 42,9% năm 2016. Kinh tế ngoài nhà nước hoạt động ngày càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đến năm 2016 chiếm 47,6% cơ cấu nền kinh tế. Tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm từ 21,5% năm 1997 xuống 15,5% năm 2016. Kinh tế gia đình đã có sự thay đổi về chất như liên doanh liên kết, thành lập doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế tập thể có sự thay đổi về phương thức hoạt động theo cơ chế thị trường; doanh nghiệp nhà nước, địa phương đã có sự chuyển biến, phát triển theo quy luật kinh tế, đảm bảo định hướng của tỉnh.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền cùng với nỗ lực của mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, vị thế của tỉnh được nâng lên cả trong nước và quốc tế.

3.1.2.3.Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

* Thuận lợi

- Kinh tế phát triển, do đó có điều kiện cải thiện nguồn thu ngân sách - Dân trí cao, mọi người dân hiểu được chính sách pháp luật, hiểu rõ tầm quan trọng của chính sách thuế đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên thuận lợi trong thu NSNN.

- Là một tỉnh được thành lập gần 70 năm, với địa hình giáp thủ đô, nhiều khu công nghiệp được mở ra, nên được nhà nước và tỉnh quan tâm đầu tư ngân sách, nhất là trong đầu tư phát triển các lĩnh vực đô thị, môi trường.

- Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ có liên quan tới lĩnh vực quản lý vốn ngân sách luôn được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và hoàn thiện tăng dần qua các năm cả về số lượng và cả chất lượng.

* Khó khăn

- Do yêu cầu phát triển nhanh, mạnh theo hướng văn minh, hiện đại đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi vốn NSNN trên địa bàn còn có hạn.

- Do trình độ của một số cán bộ làm công tác quản lý vốn ngân sách còn hạn chế nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm kế toán của một số kế toán các xã nhiều tuổi đời công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)